Theo Flix Patrol – trang web xếp hạng nội dung dịch vụ video trực tuyến toàn cầu (OTT), Ngôi trường xác sống (All of us are dead) đang gây sốt toàn cầu, liên tục tăng tỷ lệ người xem. Dự án đứng đầu hạng mục truyền hình Netflix tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể từ khi phát hành vào ngày 28/1, trong đó có Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Đức, Italy, Australia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico… Tại Mỹ hôm 6/2, tác phẩm chiếm vị trí thứ hai, sau nhiều ngày dẫn đầu.
Tờ Deadline của Mỹ đánh giá cao sức hút của phim zombie Hàn, mô tả Ngôi trường xác sống và Squid Game là “cú đánh có một không hai”. “Hàn Quốc trở thành quốc gia đầu tiên có phim truyền hình không nói tiếng Anh nhiều lần đứng đầu top 10 hàng ngày trên Netflix Mỹ”, tờ này viết.
Trang Screen Rant nhận định Hàn trở thành kho phim, cường quốc trong lĩnh vực giải trí và khán giả khó có thể cưỡng lại các tác phẩm khác đến từ nền điện ảnh này trong tương lai.
Tác phẩm chuyển thể từ webtoon (truyện tranh mạng) Now at our school, xoay quanh nhóm học sinh trung học bị mắc kẹt tại trường khi giáo viên khoa học (Kim Byung Cheol đóng) khiến virus zombie phát tán. Trong thời gian chờ giải cứu, để sống sót, họ phải chiến đấu chống lại các xác sống.
Trên các diễn đàn, người xem nói rùng rợn trước cảnh không gian lớp học, phòng âm nhạc, thư viện, bệnh xá, tầng thượng, sân chơi… trở thành sân khấu của các thây ma. Các thiếu niên trải qua những giây phút điên rồ, “như ở địa ngục” khi đối mặt thảm họa không tưởng.
Nhà sản xuất lồng ghép nhiều vấn đề xã hội nổi cộm như bạo lực học đường, lạm dụng tình dục, gian lận khi thi đầu vào, lợi ích nhóm, sự ích kỷ… Ký ức về thảm họa chìm phà Sewol năm 2014 khiến 304 người chết và 9 người mất tích qua lời kể của các nhân vật thu hút khán giả quốc tế. Người xem đồng cảm với những mất mát sau biến cố, tai nạn hoặc đại dịch Covid-19 ở từng quốc gia.
Phim do Lee Jae Kyo đạo diễn, ông từng thành công với The King 2 Hearts, Cuồng nộ bá vương, Bạn trai, Người quen xa lạ… Dàn diễn viên hơn 200 người, trong đó có Yoon Chan Young, Park Solomon, Lee Yoo Mi, Park Ji Hoo, Ham Sung Min, Cho Yi Hyun, Lim Jae Hyuk, Yoo In Soo…
Êkíp giới thiệu tạo hình của Vân Trang – một nhà ngoại cảm, liên tục đối mặt những hiện tượng kỳ quái. Ở một phân cảnh cao trào, nhân vật phải lết trên hành lang với gương mặt bê bết máu. Cô bị một thực thể không đầu mặc áo bà ba truy đuổi.
Tác phẩm là dự án màn ảnh rộng đầu tiên Vân Trang nhận lời kể từ năm 2019. Vân Trang nói hứng thú đóng vai mới vì được thử thách về diễn xuất. Diễn viên cho biết: “Nhân vật sống tâm linh, trong ánh mắt, nụ cười, ngôn ngữ hình thể phảng phất sự kỳ quái. Tôi thích vai này vì được thể nghiệm cách nhập vai”. Cô có nhiều cảnh trườn bò trên mặt đất, người thường lấm lem bùn.
Phim quay vào đầu năm ngoái, khi đó Vân Trang đã mang thai một tháng. Ban đầu, diễn viên lo lắng vì có nhiều cảnh đòi hỏi thể lực. Sau cùng, cô quyết định dốc sức vì được chồng kề cận chăm sóc. Vân Trang thường phải ghi hình từ đêm đến sáng. Ở nhà, chồng diễn viên lo mọi việc để khi về, cô thoải mái ngủ đến chiều rồi đi quay tiếp. Ông xã và con gái lớn cũng đến phim trường tổ chức sinh nhật cho Vân Trang hồi tháng 3/2021.
Vân Trang sinh năm 1990, đóng nhiều phim truyền hình như: Dù gió có thổi, Sông dài… và điện ảnh gồm: Saigon Yo!, Cô dâu đại chiến, Scandal: Bí mật thảm đỏ… Diễn viên kết hôn đầu năm 2016, sinh con gái đầu lòng tháng 10 cùng năm. Tháng 11/2021, Vân Trang sinh đôi con gái, đặt tên Quinisha và Quianna.
Đạo diễn Hữu Tấn cho biết Chuyện ma gần nhà có kịch bản lấy cảm hứng về các câu chuyện về ma quỷ đồn thổi trong dân gian. Nhiều thập niên trước, các xe nước mía vẽ hình một người con gái với mái tóc đen, tay cầm ly nước mía, giúp nhiều người nhận diện từ xa. Theo tìm hiểu của êkíp, đến nay danh tính cô gái trong bức hình vẫn chưa rõ, từ đó nhiều câu chuyện về nhân vật này được thêu dệt.
Đạo diễn nói: “Chúng tôi muốn làm một phim kinh dị lấy chất liệu từ cuộc sống đời thường. Văn hóa và tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Việt sẽ là điểm nhấn trong tác phẩm”. Phim còn có sự tham gia của Mạc Can, Thanh Trực, Khả Như, Ngọc Hiệp, Hữu Tiến, Trần Phong… Dự án là phim mới nhất của đạo diễn Hữu Tấn sau Bắc kim thang (2019) và Rừng thế mạng (2021), dự kiến ra rạp ngày 11/2.
Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Cửu Dương thần công và Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Thánh hỏa hùng phong lần lượt phát trực tuyến từ ngày 31/1 và 3/2, nhận hàng nghìn ý kiến chê từ khán giả. Trên diễn đàn phim Douban, hai tác phẩm bị chấm điểm dưới trung bình: 3,5/10 và 3,8/10.
Theo Sina, nội dung và thể hiện của dàn diễn viên chính không được người xem đánh giá cao. Phần lớn khán giả cho rằng lối cải biên rập khuôn, không có nhiều khác biệt với phiên bản điện ảnh Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Giáo chủ ma giáo mà Lý Liên Kiệt đóng chính năm 1993 (cũng do Vương Tinh đạo diễn).
Trên Weibo, nhiều người nhận xét Lâm Phong già, không phù hợp đóng chàng trai đôi mươi Trương Vô Kỵ. Tài khoản Ripley cho biết dở khóc dở cười trước câu thoại của Triệu Mẫn: “Đây là anh hùng thiếu niên Trương Vô Kỵ”. Đạo diễn Vương Tinh từng giải thích ông chọn tài tử 43 tuổi đóng chính vì anh chuyên nghiệp, diễn xuất tốt.
Hai sao nữ Khâu Ý Nùng (vai Chu Chỉ Nhược) và Vân Thiên Thiên (vai Tiểu Chiêu) không nhận nhiều cảm tình từ khán giả. Phần lớn ý kiến cho rằng cả hai phẫu thuật thẩm mỹ, biểu cảm đơ cứng, diễn xuất thiếu chân thật.
Văn Vịnh San, đóng Triệu Mẫn, được đánh giá vẻ đẹp tự nhiên, diễn xuất ổn nhưng nhiều người nhận xét gương mặt, biểu cảm của cô quá hiền, không toát lên vẻ thông minh, khôn ngoan và mạnh mẽ của nhân vật. Trong nguyên tác, Triệu Mẫn là quận chúa tinh quái, tính cách ngang tàng, quyết liệt.
Tác phẩm có một số điểm sáng như kỹ xảo tiến bộ so với phiên bản năm 1993. Các diễn viên như Chân Tử Đan (vai Trương Tam Phong), Cổ Thiên Lạc (Trương Thúy Sơn) đất diễn ít song gây ấn tượng nhờ loạt cảnh hành động.
Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2022 chuyển thểtiểu thuyết ra mắt năm 1961 của Kim Dung, xoay quanh cuộc đời Trương Vô Kỵ và mối tình phức tạp với bốn cô gái. Bên cạnh đó là âm mưu, thủ đoạn của các phe phái nhằm chiếm đoạt hai báu vật đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên. Tác phẩm từng hơn 10 lần được chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình.
Giới chuyên môn nhận xét có nhiều bất ngờ và tiếc nuối trong danh sách do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ công bố tối 8/2. Lady Gaga là cái tên gây tiếc nuối khi không thể góp mặt trong hạng mục nữ chính. Nữ ca sĩ Born This Way được hàng loạt trang điện ảnh dự đoán gần như chắc chắn góp mặt trong hạng mục này sau màn hóa thân “góa phụ đen” Patrizia Reggiani trong House of Gucci. Cô cũng nhận hàng loạt đề cử tại các giải tiền Oscar như BAFTA, Critics’ Choice, Quả Cầu Vàng hay SAG.
Những nữ diễn viên được đề cử nữ chính năm nay gồm: Jessica Chastain (The Eyes of Tammy Faye), Olivia Colman (The Lost Daughter), Penélope Cruz (Parallel Mothers), Nicole Kidman (Being the Ricardos), Kristen Stewart (Spencer). Trong đó, Jessica Chastain được đánh giá là cái tên bất ngờ, đồng thời là người chiếm suất của Lady Gaga ở hạng mục này. Kristen Stewart có đề cử Oscar đầu tiên trong sự nghiệp với màn hóa thân Công nương Diana ở phim Spencer. Phần trình diễn nhận nhiều lời khen từ giới phê bình nhưng bị quên lãng tại những giải thưởng tiền Oscar như BAFTA hay SAG.
Tài tử Leonardo DiCaprio vắng bóng tại mùa giải thưởng năm nay dù được đánh giá cao với phim hài châm biếm Don’t Look Up. Tuy nhiên, hạng mục nam chính được đánh giá khốc liệt với nhiều gương mặt đình đám tranh giải.
Spider-Man: No Way Home chỉ nhận một đề cử ở hạng mục hiệu ứng hình ảnh. Tờ CNBC nhận xét tác phẩm có công lớn trong việc vực lại phòng vé năm qua nhưng đáng tiếc không được Viện Hàn lâm chú ý. Dự án kiếm hơn 1,77 tỷ USD toàn cầu và lập nhiều kỷ lục về doanh thu thời dịch.
Phim âm nhạc Tick, Tick…Boom! cũng khiến nhiều người tiếc nuối khi không thể được ghi danh trong hạng mục “Phim hay nhất”. Tác phẩm vẫn có hai đề cử cho khâu dựng phim và nam chính Andrew Garfield. Bom tấn khoa học viễn tưởng Dune thắng lớn với 10 đề cử, chỉ xếp sau The Power of the Dog. Tuy nhiên, Denis Villeneuve không có tên trong giải đạo diễn. Người được cho rằng chiếm suất của ông là nhà làm phim người Nhật Bản Ryusuke Hamaguchi với Drive My Car.
Bộ phim nghệ thuật Nhật Bản Drive My Car gây bất ngờ nhất tại lễ công bố đề cử. Sau khi đoạt “Phim quốc tế xuất sắc” ở Quả Cầu Vàng hồi tháng 1, tác phẩm được dự đoán nhận đề cử ở hạng mục tương tự tại giải thưởng của Viện Hàn lâm. Tuy nhiên, Drive My Car có bốn đề cử, gồm cả những hạng mục quan trọng như “Phim hay nhất”, “Đạo diễn xuất sắc” và “Kịch bản chuyển thể hay nhất”. Giới chuyên môn kỳ vọng tác phẩm lặp lại thành tích của Parasite, từng thắng bốn giải tương tự năm 2020.
* Xem thêm: Phim Nhật ‘Drive My Car’ nhận bốn đề cử Oscar
Jessie Buckley gây bất ngờ khi góp mặt ở hạng mục nữ phụ nhờ vai diễn trong The Lost Daughter. Lần đầu tiên ngôi sao Ireland có tên trong giải thưởng danh giá của Viện Hàn lâm. Trong khi đó, diễn viên gạo cội J.K. Simmons nhờ vai trong Being the Ricardos, vượt qua nhiều ứng viên sáng giá như Jared Leto, Ben Affleck…
Flee trở thành tác phẩm điện ảnh đầu tiên được đề cử tại ba hạng mục cho phim hoạt hình, phim quốc tế và phim tài liệu. Tác phẩm của đạo diễn người Đan Mạch Jonas Poher Rasmussen về một chàng trai người Afghanistan tên Amin Nawabi tị nạn đến châu Âu. Nhân vật tự kể câu chuyện của bản thân cùng những hình ảnh hoạt hình minh họa.
Nightmare Alley của Bradley Cooper thất bại tại phòng vé, thu 10 triệu USD trên ngân sách 60 triệu USD và không được giới phê bình đánh giá quá cao nhưng vẫn góp mặt trong hạng mục “Phim hay nhất” và nhận thêm ba đề cử khác.
Giải thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ là một trong các sự kiện phim ảnh nổi tiếng và uy tín bậc nhất thế giới. Lễ trao giải sẽ diễn ra sáng 28/3 (giờ Hà Nội) tại địa điểm quen thuộc – nhà hát Dolby, Hollywood. Chương trình năm ngoái phải chuyển đến Union Station ở Los Angeles sau khi bị hoãn vì dịch. Oscar 2022 cũng sẽ có người dẫn chương trình sau ba năm liên tiếp loại bỏ vai trò này.
Hai diễn viên gạo cội Leslie Jordan và Tracee Ellis Ross công bố danh sách đề cử tối 8/2 (giờ Hà Nội). Trước đó, từ ngày 27/1 đến 1/2, 9.847 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ bỏ phiếu để chọn ra các tác phẩm xuất sắc từ tổng 276 phim đủ điều kiện tham dự.
Drive My Car gây bất ngờ khi có tên ở cả hai hạng mục “Phim hay nhất” và “Phim quốc tế xuất sắc”, giống thành tích Parasite của Hàn Quốc năm 2020. Tác phẩm do Ryusuke Hamaguchi đạo diễn và viết kịch bản, dựa trên truyện ngắn cùng tên trích trong cuốn Man Without Woman của Haruki Murakami. Nhân vật chính là diễn viên kiêm đạo diễn sân khấu nổi tiếng Yusuke Kafuku (Hidetoshi Nishijima). Hai năm sau cái chết đột ngột của vợ, anh được mời làm đạo diễn một liên hoan sân khấu ở Hiroshima. Tại đây, Kafuku gặp một phụ nữ trẻ (Toko Miura) được chỉ định làm tài xế cho anh và giữa họ bắt đầu nảy sinh một mối quan hệ kỳ lạ.
Dự án quy tụ dàn diễn viên Nhật Bản Hidetoshi Nishijima, Tōko Miura, Masaki Okada và Reika Kirishima. Nhà làm phim Ryusuke Hamaguchi cũng nhận hai đề cử “Đạo diễn xuất sắc” và “Kịch bản chuyển thể hay nhất”.
>>> Danh sách đề cử Oscar 2022
Phim cao bồi Power of the Dog nhận 12 đề cử, nhiều nhất năm nay. Tác phẩm từng gây chú ý khi đoạt giải “Phim hay nhất” tại Quả Cầu Vàng hồi tháng 1. Dune xếp sau với 10 đề cử, West Side Story và Belfast cùng đoạt bảy đề cử. Cả bốn dự án đều tranh giải phim hay nhất. Các tác phẩm khác nhận đề cử quan trọng nhất này gồm CODA, Don’t Look Up, Licorice Pizza, King Richard, Nightmare Alley.
Giải thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ là một trong các sự kiện phim ảnh nổi tiếng và uy tín bậc nhất thế giới. Lễ trao giải sẽ diễn ra sáng 28/3 (giờ Hà Nội) tại địa điểm quen thuộc – nhà hát Dolby, Hollywood. Chương trình năm ngoái phải chuyển đến Union Station ở Los Angeles sau khi bị hoãn vì dịch. Oscar 2022 cũng sẽ có người dẫn chương trình sau ba năm liên tiếp loại bỏ vai trò này.
Trong danh sách do ban tổ chức Golden Raspberry (Mâm Xôi Vàng) công bố hôm 7/2, Diana: The Musical nhận chín đề cử trong đó có phim, nam và nữ chính tệ nhất. Ban tổ chức giới thiệu về phim: “Phiên bản Netflix chuyển thể từ vở kịch thất bại bậc nhất của Broadway, chỉ được diễn khoảng 40 buổi”.
Diana: The Musical do David Bryan và Joe DiPietro viết nhạc và lời. Kịch bản dựa trên cuộc đời Công nương Diana của hoàng gia Anh. Tác phẩm phát sóng trực tuyến hồi tháng 10/2021, lập tức chịu nhiều lời chê từ khán giả và giới phê bình. Cây viết Charles McNulty của Los Angeles Times nhận xét phần nhạc quá cũ. The Guardian chấm tác phẩm một trên năm sao, với bình luận: “Đây sẽ là tác phẩm thiên tài nếu được gắn mác trào phúng. Tuy nhiên, nó hoàn toàn không phải vậy”. Nhiều người thậm chí chỉ trích phim bôi nhọ hình ảnh Diana.
Hai phim Karen và The Woman in the Window cùng xếp phía sau với năm đề cử, gồm hạng mục phim tệ nhất. Hai nữ chính lần lượt là Taryn Manning và Amy Adams có tên ở mục nữ chính tệ nhất năm. Ở hạng mục nam chính, nhiều tài tử từng đoạt giải Oscar như Ben Affleck, Mel Gibson hay Jared Leto bị đề cử.
Tài tử Bruce Willis cũng là cái tên gây chú ý tại Mâm Xôi Vàng năm nay. Ban tổ chức tạo một hạng mục riêng cho anh với lý do “có quá nhiều phim dở trong năm”. Hạng mục này liệt kê tám phim ngôi sao Die Hard góp mặt gồm American Siege, Apex, Cosmic Sin, Deadlock, Fortress, Midnight in the Switchgrass, Out of Death và Survive the Game. Trong đó, giới chuyên môn cho rằng American Siege nhiều khả năng chiến thắng nhất.
Golden Raspberry Awards (Mâm Xôi Vàng) là giải thường niên ra đời năm 1981 để chế giễu các phim, diễn viên thất bại trong năm. Lễ trao giải dự kiến diễn ra ngày 26/3, trước Oscar một ngày như thông lệ hàng năm.
Cô vào vai phụ – Quỳnh Lam, một nhà thiết kế thời trang xinh đẹp, sống phóng khoáng, đời sống tình ái phức tạp. Cảnh làm tình của nhân vật này trên ôtô là một trong những phân đoạn then chốt của phim, góp phần làm bùng nổ mâu thuẫn giữa các nhân vật.
Ban đầu, khi nghe đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư cho biết có cảnh nhạy cảm trong kịch bản, cô khá ngần ngại. Sau cùng, diễn viên nhận lời vì hiểu đây là tình tiết quan trọng để bộc lộ nội tâm của Quỳnh Lam. Phân cảnh vốn được dự kiến quay ở địa điểm khác nhưng Minh Hằng đề nghị đạo diễn thực hiện trong xe. Cô muốn tận dụng không gian hẹp và góc máy để che chắn, giúp cảnh không quá phản cảm. Diễn viên nói: “Dù tập luyện trước nhiều lần, canh sẵn góc quay, tôi và bạn diễn vẫn hồi hộp. Cả hai uống hết một chai rượu để lấy can đảm, song vẫn mất sáu giờ với nhiều lượt quay”.
Vai trong Bẫy ngọt ngào là thử nghiệm mới của Minh Hằng. Cô cho biết những năm gần đây chọn lọc kịch bản hơn, hướng đến những vai cá tính, có chiều sâu. Cô nói: “Tôi thấy mình trước đó quá an toàn, ngại cảnh ‘nóng’, sợ các nhân vật có yếu tố phản diện vì muốn giữ hình ảnh để đóng quảng cáo. Nhiều năm đóng phim, nhìn lại, tôi nhận ra mình vẫn một màu, chưa có gì đột phá”.
Minh Hằng đồng sản xuất dự án. Quyết định công chiếu vào ngày 11/2, cô cho biết chịu áp lực do Hà Nội và nhiều tỉnh thành vẫn chưa mở rạp. Tuy nhiên, êkíp vẫn phát hành vì càng để lâu, dự án càng lỗ. Công bố từ năm 2020, đến nay Bẫy ngọt ngào hủy lịch ra mắt ba lần. Kinh phí làm phim là hơn 20 tỷ đồng, êkíp thiệt hại hàng tỷ đồng do phải thay đổi toàn bộ khâu marketing, chỉnh trailer, sửa lại tờ bướm, banner quảng cáo…
Bẫy ngọt ngào ban đầu có tên Thoát ế – phiên bản điện ảnh của sit-com Chiến dịch chống ế (2015). Phim xoay quanh hội bạn thân gồm bốn người. Camy (Bảo Anh) – thành viên duy nhất lập gia đình – sống cam chịu với nỗi đau bị chồng bạo hành. Nhà thiết kế Quỳnh Lam (Minh Hằng) không tin vào hôn nhân, tìm niềm vui ở những cuộc tình chóng vánh. Luật sư Linh Đan (Diệu Nhi) đoạn tuyệt với chuyện yêu đương vì chứng kiến nhiều cuộc ly hôn. Ken (Thuận Nguyễn) – chủ phòng gym, luôn che chở ba người bạn. Tình bạn của họ rạn nứt khi tính cách, lối sống dần khác biệt. Khác nội dung hài hước của bản sit-com, phim đi sâu vào tâm lý của nhóm nhân vật khi các góc tối được phơi bày.
Biết tin nghệ sĩ Tiến Hợi qua đời, diễn viên Thu Hà – đồng nghiệp thân thiết với ông – vào bệnh viện nhìn mặt đàn anh lần cuối. Hai người hoạt động chung ở Đoàn Văn công Quân khu 2, sau này lại cùng làm việc ở Nhà hát Kịch Hà Nội.
Trước đó, sức khỏe ông ổn, chỉ mới phát bệnh trước Tết Nguyên đán. Khi Thu Hà vào thăm hôm 8/10, nghệ sĩ hồ hởi nói có đạo diễn hai chương trình đang chờ ông khỏi bệnh để tập luyện. Thu Hà cho biết: “Tôi và nhiều bạn đồng nghiệp đều chờ mong điều kỳ diệu, hy vọng nghệ sĩ có thể kéo dài sự sống nhưng không được. Mọi việc xảy ra quá đột ngột”. Hai năm nay, nghệ sĩ Tiến Hợi nghỉ hưu nhưng vẫn được mời tham gia nhiều sự kiện nghệ thuật.
Tiến Hợi tái hiện thành công hình tượng nhờ nghiên cứu tỉ mỉ. Diễn viên lần đầu bén duyên vai Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1987 với vở kịch Đêm trắng, khi mới 28 tuổi. Đoàn Văn công Quân khu 2 khi ấy gặp khó khăn khâu tìm diễn viên chính, định thuê nghệ sĩ ở ngoài nhưng không khả thi. Do đặc thù phải liên tục hành quân để phục vụ các chiến sĩ, diễn viên không xuất thân quân đội khó đáp ứng yêu cầu thể lực. Đạo diễn Doãn Hoàng Giang chọn ra hai người, trong đó có Tiến Hợi, để hóa trang. Nhìn ảnh chụp, mọi người đánh giá ông có ánh mắt, khuôn mặt, dáng dấp giống Hồ Chủ tịch.
Hai tháng rưỡi tập luyện, ngoài thời gian khớp thoại cùng đồng nghiệp, diễn viên dành tâm huyết đọc sách báo, truyện, nghe các cuốn băng. Để hiểu rõ nhân vật mình đóng, Tiến Hợi nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, trò chuyện với ông Vũ Kỳ – thư ký của cố chủ tịch.
Nghệ sĩ Thu Hà – đóng vai ca sĩ trong Đêm trắng – nhớ Tiến Hợi là người xông xáo, nhiệt tình trong công việc. Diễn viên nói: “Ban ngày, chúng tôi hành quân hàng trăm cây số. Riêng nghệ sĩ Tiến Hợi vất vả hơn mọi người ở chỗ phải ngồi trang điểm hàng tiếng đồng hồ. Vậy mà mỗi tối, sau khi trút bỏ lớp hóa trang, chú lại xắn tay áo làm công việc hậu đài, lo liệu bối cảnh, âm thanh, sân khấu”. Thu Hà kém Tiến Hợi 10 tuổi, thường gọi ông là chú để thể hiện sự tôn trọng.
Năm 1987, khi Đoàn Văn công Quân khu 2 giải thể, nghệ sĩ vào Nhà hát Kịch Hà Nội. Tại cơ quan mới, Tiến Hợi tiếp tục gắn bó hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các vở kịch. Trong số đó, vai chính trong vở Xin lĩnh án tử hình giúp ông đoạt huy chương vàng Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1992. Thu Hà nói: “Nghệ sĩ từng đóng một số dạng nhân vật khác, nhưng tâm huyết nhất với vai Hồ Chủ tịch. Chú là trường hợp diễn viên hiếm hoi thành công với một hình tượng xuyên suốt, được khán giả ghi nhớ”.
Năm 1989, Thu Hà tiếp tục hợp tác với Tiến Hợi trong phim điện ảnh Hẹn gặp lại ở Sài Gòn, bối cảnh năm 1895-1909, khi Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài. Thu Hà đóng Út Vân, cô gái miền Nam có tình cảm với người thanh niên yêu nước.
Năm 1996, khi đóng Hà Nội mùa đông năm 46, tái hiện giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh 56 tuổi, nghệ sĩ Tiến Hợi tìm tòi hoạt động cách mạng của cụ Hồ thời gian ở chiến khu Việt Bắc. Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang nhớ trong quá trình quay, Tiến Hợi luôn tự chuẩn bị đạo cụ. Đôi dép cao su, quần áo, mũ cối đều được ông nâng niu. Tại nhà, ông cũng dành một góc trưng bày các kỷ vật này.
Lặp đi lặp lại một hình tượng nhưng nghệ sĩ không sợ các vai diễn bị một màu. Ông từng cho biết mất nhiều thời gian nghiên cứu nhân vật ở mỗi giai đoạn tuổi tác khác nhau, trước những biến động của thời cuộc, lịch sử. Ngoài ra, yếu tố làm nên thành công của Tiến Hợi là ông có giọng nói, cách nhấn nhá giống Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ vận dụng chất giọng ở quê nội Nghệ An, đồng thời nghe băng, đĩa, tập nói mỗi ngày.
Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang nhận định: “Tôi nghĩ anh là người đóng Bác Hồ hay nhất, không chỉ thể hiện hình thức mà còn lột tả được tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ánh mắt, giọng nói. Ngoài đời, nhất là trong công việc, nghệ sĩ luôn nghiêm túc, tập trung, tôi nghĩ anh ảnh hưởng một phần phong thái của nhân vật mình hóa thân”.
Ngoài vai diễn trong vở kịch Đêm trắng và hai phim điện ảnh nổi tiếng, nghệ sĩ nhiều lần đóng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các vở kịch, phim truyền hình và chương trình lễ hội, kỷ niệm. Năm 2013, sách Kỷ lục Guinnes Việt Nam công nhận “Tiến Hợi là nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ qua nhiều thể loại nhất”.
Vai diễn không chỉ giúp Tiến Hợi thành danh, mà còn đưa đẩy ông gặp gỡ tình yêu của cuộc đời. Khi công tác ở Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn, bà Vương Đạm Thủy được cử đi học ngành hóa trang nên gặp gỡ, yêu và cưới nghệ sĩ Tiến Hợi. Từ năm 1987 đến trước khi ông qua đời, bà có hàng nghìn lần hóa trang cho chồng. Bà Thủy cho biết mỗi lần làm việc, bà vẽ những nét cơ bản, còn chồng góp ý từng chi tiết như tạo hình nếp nhăn ở đâu, tỉa râu thế nào. Bà cho rằng việc hóa trang chỉ chiếm 40% thành công, còn diễn xuất, linh hồn của nghệ sĩ mới là điều thuyết phục khán giả.