Category: Tin Tức Phim

  • Cảnh võ thuật của ‘Ỷ Thiên Đồ Long Ký’ 2022

    Ngày 24/1, đoàn phim giới thiệu trailer Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Cửu Dương thần côngỶ Thiên Đồ Long Ký: Thánh hỏa hùng phong. Hai phim do một êkíp sản xuất, đạo diễn là Vương Tinh và Khương Quốc Dân, dàn diễn viên gồm Lâm Phong, Cổ Thiên Lạc, Chân Tử Đan, Văn Vịnh San, Vân Thiên Thiên…

    Trailer 'Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Cửu âm thần công'

     
     

    Trailer phần “Cửu Dương thần công”. Video: 163

    Phim tái hiện nhiều cảnh võ thuật trong nguyên tác của Kim Dung (1924-2018), trong đó có đoạn sáu phái võ lâm tiến quân lên đỉnh Quang Minh để tiêu diệt Minh giáo, cảnh Trương Vô Kỵ (Lâm Phong đóng) xả thân cứu Triệu Mẫn (Văn Vịnh San), Chu Chỉ Nhược (Khâu Ý Nùng) ra tay giết Triệu Mẫn…

    Sau khi trailer công bố, trên các diễn đàn phim, nhiều khán giả chê cách thiết kế hành động không mới mẻ, tạo hình diễn viên rườm rà, các sao nữ gương mặt hao hao, thiếu nét riêng.

    Trailer 'Ỷ Thiên Đồ Long Ký' 2022

     
     

    Trailer phần “Thánh hỏa hùng phong”. Video: 163

    Từ khi công bố dàn diễn viên, Lâm Phong bị nhiều khán giả chê già để nhập vai Trương Vô Kỵ, bởi trong nguyên tác, nhân vật được miêu tả từ thời niên thiếu tới tuổi đôi mươi. Trên HK01, đạo diễn Vương Tinh nói phim bỏ qua giai đoạn Trương Vô Kỵ thời niên thiếu, khai thác các câu chuyện về nhân vật khi trưởng thành. Lâm Phong tạo ấn tượng với ông nhờ diễn xuất tốt. Vương Tinh nói: “Mong mọi người xem phim và cho ý kiến công bằng. Trong 5 tháng quay phim, Lâm Phong chưa từng làm tôi thất vọng”.

    Poster phần phim Cửu Dương thần công. Ảnh: 163

    Poster phần phim “Cửu Dương thần công”. Ảnh: 163

    Tiểu thuyết võ hiệp Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung ra mắt năm 1961, xoay quanh cuộc đời Trương Vô Kỵ và mối tình phức tạp với bốn cô gái. Bên cạnh đó là âm mưu, thủ đoạn của các phe phái nhằm chiếm đoạt hai báu vật đao Đồ Long và kiếm Ỷ Thiên. Tác phẩm từng hơn 10 lần được chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình. Bản truyền hình gần nhất ra mắt năm 2019, do Tăng Thuấn Hy, Trần Ngọc Kỳ, Chúc Tự Đan… đóng chính. Diễn viên trẻ Tăng Thuấn Hy bị nhiều khán giả chê yếu ớt khi diễn Trương Vô Kỵ. Sau đó, trên Weibo, anh xin lỗi khán giả, thừa nhận diễn xuất non nớt, ấu trĩ.

    Thập niên qua, hàng chục phim chuyển thể tiểu thuyết kiếm hiệp được làm lại song hiếm có tác phẩm được đánh giá cao. Tờ Văn Hội Báo cho rằng phim võ hiệp được sản xuất tràn lan nhưng nhạt vị, thiếu sáng tạo.

    Như Anh (theo HK01)

  • Webtoon – ngành công nghiệp tỷ USD của Hàn Quốc

    Hellbound – phim kinh dị giả tưởng của Hàn Quốc – từng gây sốt toàn cầu khi phát sóng hồi tháng 11/2021. Phim đứng đầu Netflix toàn thế giới, được giới phê bình đánh giá tích cực, xếp loại “tươi” với 97% trên Rotten Tomatoes. Tác phẩm được khen có cốt truyện độc đáo. Trước đó, Tầng lớp Itaewon – kể về cuộc đời nghiệt ngã của Ro Yi (Park Seo Joon đóng), kẻ thất học, tù tội thành ông chủ đế chế ẩm thực Hàn Quốc – cũng “gây bão” châu Á. Hai tác phẩm đều có kịch bản chuyển thể từ webtoon (truyện tranh trên mạng).

    Số liệu của cơ quan nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) công bố hôm 24/12/2021, thị trường webtoon nước này đạt 1.105 tỷ won (843,6 triệu USD) trong năm 2020, tăng 64,5% so với năm trước. Trong đó, các nền tảng phát hành đạt doanh thu 519,1 tỷ won, công ty sản xuất kiếm được 534,7 tỷ won. Theo The Korea Times, lần đầu tiên doanh thu hàng năm toàn ngành vượt ngưỡng nghìn tỷ won kể từ 2017 – khi bắt đầu tổng hợp dữ liệu về lĩnh vực này. Tờ báo nhận định doanh thu năm 2021 tăng cao, vượt mốc 1.200 tỷ won (một tỷ USD).

    Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cho biết webtoon đang cho thấy tiềm năng trở thành ngành công nghiệp tiếp theo thúc đẩy làn sóng hallyu đi khắp thế giới, sau Kpop, phim ảnh. Ra đời năm 2003, hiện Hàn Quốc có hơn 14.000 tác phẩm, 9.900 người sáng tạo, theo dữ liệu từ Webtoon Analysis Service.

    Trailer phim 'Hellbound'

     
     

    Trailer phim “Hellbound” chuyển thể từ truyện tranh mạng cùng tên. Video: Netflix

    Chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình là lý do thúc đẩy webtoon phát triển. Theo The Korea Times, các nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch Hàn Quốc ngày càng chuộng truyện tranh mạng nhờ cốt truyện hấp dẫn, đa dạng thể loại từ chính kịch, gia đình, hài, lãng mạn, hành động, ly kỳ và kinh dị… Năm 2020, có 11 phim được chuyển thể từ truyện, năm 2021 tăng lên 29 phim. Ngoài Tầng lớp Itaewon, Hellbound, nhiều tác phẩm gây tiếng vang như Cheese In The Trap, DP, Healer, Thư ký Kim sao thế…

    Phim về đề tài zombie Ngôi trường xác sống – dự kiến công chiếu hôm 28/1 – được chuyển thể từ truyện tranh mạng nổi tiếng Now at Our School của Joo Dong Geun. A Business Proposal của đài SBS làm lại từ bộ The Office Blind Date, dự kiến ra mắt vào tháng 2. Lee Hee Youn – người đứng đầu bộ phận IP Business của Naver Webtoon – cho biết dự kiến có 20 tác phẩm của Naver được lên phim trong năm 2022.

    Người phát ngôn của Rakuten Viki – nền tảng stream video – nói trên Newsweek: “Webtoon thu hút lượng độc giả trẻ tuổi, những người nắm bắt được nhịp đập của văn hóa đại chúng và truyền thông xã hội. Nắm bắt điều đó, các nhà sản xuất bắt đầu chuyển thể các bộ truyện thành phim với kỳ vọng thành “bom tấn” trên toàn cầu”.

    Đại diện nhà sản xuất Studio Dragon nhận định: “Đặc điểm nổi bật của phim truyền hình Hàn Quốc hiện nay là gồm nhiều thể loại, cốt truyện gay cấn, hấp dẫn. Điều này giúp thu hút nhiều khán giả trên toàn thế giới. Những thay đổi này được thúc đẩy một phần nhờ các bộ truyện”.

    Poster bộ truyện Now at Our School. Ảnh: Naver

    Poster bộ truyện “Now at Our School”. Ảnh: Naver

    Trên Yonhap News, các chuyên gia cho rằng phim truyền hình có thể thu hút khán giả đến webtoon và ngược lại. Jang Min Gi – Giáo sư truyền thông tại Đại học Kyungnam – nhận xét: “Bất cứ khi nào phim chuyển thể từ truyện được phát hành, khán giả thích so sánh với nội dung gốc. Khi truyện ra đời dựa trên phim truyền hình cũng vậy”. Theo Naver Webtoon, lượt xem truyện Hellbound tăng gấp 22 lần kể từ khi phim lên sóng vào ngày 19/11/2021.

    Nhiều tác giả truyện chọn phim truyền hình làm cảm hứng sáng tạo. Ví dụ bản truyện tranh từ Happiness của đài tvN, Our Beloved Summer của SBS.

    Trước đây, các ca sĩ Hàn Quốc thường chỉ hát nhạc phim truyền hình hoặc điện ảnh, gần đây, họ lấn sân sang webtoon. Bộ The moon that rises in the Day thu hút chú ý với ba bản nhạc nền: I’ll talk to you của Gummy, Back in time của K.Will và The one and only you do Sandeul (B1A4) trình bày. Cựu thành viên Sistar – Soyou hát bài Breath cho Morning Kiss at Tiffany’s. “Nhạc phim giúp người xem đắm chìm vào truyện tranh. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực mới để khám phá những cách khác nhau để giải trí cho mọi người”, Lee Hee Youn của Naver Webtoon nói.

    Soyu - "Breath"

     
     

    Ca khúc “Breath” cho bộ truyện “Morning Kiss at Tiffany’s” do Soyu thể hiện. Video: KsoulOST

    Nhiều công ty Kpop, sáng tạo nội dung, trò chơi đẩy mạnh tham gia vào thị trường webtoon, theo The Korea Times. Hôm 15/1, Hybe – công ty chủ quản của BTS – phát hành bộ truyện tranh lấy cảm hứng từ BTS mang tên 7Fates: Chakho. Tác phẩm thuộc thể loại giả tưởng, bảy thành viên của nhóm hóa thân chakhogapsa – người săn hổ từ triều đại Joseon. Họ kết hợp để chiến đấu, trả thù cho người thân. Webtoon có 10 ngôn ngữ, đạt hơn 15 triệu lượt xem chỉ sau hai ngày phát hành. Trên các diễn đàn, mạng xã hội người hâm mộ khen ngợi truyện có nội dung hấp dẫn, hình ảnh đẹp.

    Ngoài 7Fates: Chakho, Hybe cho ra mắt hai truyện tranh có sự góp mặt của các nghệ sĩ: Dark Moon: The Blood Altar của Enhypen và The Star Seekers của TXT.

    Poster webtoon của BTS. Ảnh: Hybe

    Poster webtoon của BTS. Ảnh: Hybe

    Các nhà sản xuất trò chơi cũng tham gia vào thị trường để mở rộng vũ trụ và nhân vật của họ. Tháng 11/2021, công ty Krafton phát hành ba webtoon 100, Silent NightThe Retreats lấy cảm hứng từ game chiến đấu sinh tồn Pubg: Battlegrounds của họ.

    Giáo sư Jang Min Gi nói trên Yonhap News: “Ranh giới khắt khe trước đây giữa các thể loại giải trí như webtoon, phim truyền hình, âm nhạc đang dần biến mất nhờ sự phát triển của công nghệ. Mỗi loại nội dung đều được mở rộng và sử dụng ở nhiều định dạng khác nhau. Điều này thúc đẩy ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc phát triển mạnh hơn”.

    Hiểu Nhân

  • Lê Công Hoàng – ‘chàng thơ’ của điện ảnh độc lập Việt

    Tro tàn rực rỡ, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, là một trong những phim điện ảnh Việt Nam được chờ đợi năm 2022, chuyển thể truyện ngắn Củi mục trôi vềTro tàn rực rỡ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Trong dàn diễn viên chính của phim, Lê Công Hoàng gây chú ý khi đây là vai chính thứ hai của anh, sau 10 năm bén duyên điện ảnh, kể từ Cha và con và… của đạo diễn Phan Đăng Di.

    Diễn viên Lê Công Hoàng. Ảnh: Nick M.

    Diễn viên Lê Công Hoàng. Ảnh: Nick M.

    Từ nhân viên ngân hàng tới diễn viên tham gia LHP Berlin

    Lê Công Hoàng sinh năm 1991 tại TP HCM, là con út trong gia đình có bố mẹ công tác trong ngành giao thông, trên anh có ba chị gái. Năm 2011, khi đọc được thông tin đạo diễn Phan Đăng Di – lúc đó vừa có phim đầu tay Bi, đừng sợ giành hai giải thưởng ở Tuần lễ Phê bình của Liên hoan phim Cannes – tuyển diễn viên cho phim thứ hai, Lê Công Hoàng đưa chị gái tới casting.

    Khi đó, Hoàng vừa tròn 20 tuổi, là sinh viên ngành Ngân hàng của Đại học Văn Lang, chưa từng tham gia diễn xuất hay có ý niệm gì về điện ảnh. Đạo diễn Phan Đăng Di cho biết: “Đó là một ngày nóng nực, buổi casting có cả trăm người tuổi từ 10 đến 50, mỗi người có hai phút xoay các góc trước êkíp, nói một câu hoặc hát, chụp một tấm ảnh và nếu chưa qua phút thứ ba đã được ra về thì biết chắc đã trượt”. Hôm đó, chị gái Lê Công Hoàng không qua phút thứ ba nhưng vì tiếc công chờ cả buổi sáng nên nói em trai vào thử.

    Lê Công Hoàng với vai chính đầu tay trong phim Cha và con và..., bên cạnh nữ diễn viên Đỗ Thị Hải Yến. Ảnh: Phan Đăng Di

    Lê Công Hoàng với vai chính đầu tay trong phim “Cha và con và…”, bên cạnh nữ diễn viên Đỗ Thị Hải Yến. Ảnh: Phan Đăng Di

    “Lúc đó, tôi nhìn Hoàng là gương mặt phù hợp với hình dung về nhân vật Vũ, không để ý cậu chưa bao giờ đóng phim. Tinh thần của gương mặt đó hợp với một thanh niên mong manh, có cái gì đó ngượng ngùng, trong sáng, nhẹ nhõm”, đạo diễn Phan Đăng Di nhớ lại.

    Tuy nhiên, Cha và con và… là phim độc lập, cần phải đi xin tiền ở các quỹ đầu tư quốc tế và đủ tiền mới đi vào sản xuất. Quá trình này kéo dài tới ba năm. Trong thời gian đó, Lê Công Hoàng có những bài học đầu tiên về diễn xuất với đạo diễn, nhưng ngắt quãng qua nhiều giai đoạn. Tới lúc phim đủ tiền quay, Lê Công Hoàng tốt nghiệp đại học và đi làm ổn định ở một ngân hàng. Đạo diễn Phan Đăng Di tới nhà xin phép bố mẹ cho Lê Công Hoàng nghỉ việc để đi đóng phim.

    Năm 2015, Cha và con và… trở thành phim Việt đầu tiên tranh giải Gấu Vàng tại Liên hoan phim Berlin. Từ một gương mặt vô danh, Lê Công Hoàng có cơ hội đi thảm đỏ một trong những liên hoan phim danh giá nhất với tư cách diễn viên chính. Phong cách của nghệ sĩ lúc đó còn vẻ non nớt, nhất là khi sánh bước với nhà sản xuất – diễn viên nữ chính Đỗ Thị Hải Yến đầy kinh nghiệm thảm đỏ quốc tế.

    Lê Công Hoàng bên đạo diễn Phan Đăng Di và diễn viên - nhà sản xuất Đỗ Thị Hải Yến trong buổi công chiếu phim Cha và con và... tại Liên hoan phim Berlin 2015. Ảnh: Phan Đăng Di

    Lê Công Hoàng bên đạo diễn Phan Đăng Di và diễn viên – nhà sản xuất Đỗ Thị Hải Yến trong buổi công chiếu phim “Cha và con và…” tại Liên hoan phim Berlin 2015. Ảnh: Berlinale

    Diễn viên tay ngang kiếm tiền để nuôi diễn xuất

    Sau vai chính trong phim điện ảnh gây chú ý quốc tế, Lê Công Hoàng hỏi đạo diễn Phan Đăng Di về việc có nên theo đuổi diễn xuất. Câu trả lời là: “Không!”.

    “Tôi hiểu diện mạo của Hoàng khó đi theo được thị trường, chỉ phù hợp phim độc lập hay arthouse. Tuy nhiên, điều khiến tôi bất ngờ nhất là dù đã nói vậy, Hoàng vẫn nuôi tham vọng trở thành một diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp và quyết liệt với điều đó”, đạo diễn Phan Đăng Di nói.

    Trailer phim 'Cha và con và...'

     
     

    Trailer phim ‘Cha và con và…’ của đạo diễn Phan Đăng Di.

    Bảy năm từ sau Liên hoan phim Berlin, Lê Công Hoàng theo đuổi diễn xuất bằng đường vòng. Anh khởi đầu với việc tham gia vào êkíp sản xuất chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, sau đó trải nghiệm nhiều vai trò từ quay phim, dựng phim đến sản xuất, đồ họa. Năm 2015, Lê Công Hoàng thành lập một công ty và hoạt động làm phim quảng cáo để kiếm sống, chờ cơ hội tái xuất màn ảnh rộng.

    Không theo học bài bản về diễn xuất chuyên nghiệp, đến nay khóa duy nhất Lê Công Hoàng tham gia là lớp học của diễn viên Hàn Quốc – Lydia Park – ở chương trình Gặp gỡ mùa thu.

    Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nhận định: “Với hai vai chính trong thời gian cách nhau cả chục năm, tôi nghĩ Lê Công Hoàng đã có thể ‘tốt nghiệp’ mà không cần học bài bản ở trường lớp nào về diễn xuất. Đóng phim đã là một khóa học khắc nghiệt và Hoàng cho thấy trong một khoảng thời gian dài đến vậy vẫn giữ được đam mê, sự tươi mới và tình cảm cho bất kỳ nhân vật nào mình tham gia. Vai của anh trong Tro tàn rực rỡ là một vai khó, không được nói gì nhưng phải thể hiện được tình yêu tuyệt vọng và Hoàng đã thể hiện vô cùng sinh động”.

    Lê Công Hoàng đóng 2 phim Việt gây chú ý dự kiến ra mắt năm 2022 là Tro tàn rực rỡ và Culi không bao giờ khóc. Ảnh: Nick M.

    Lê Công Hoàng đóng 2 phim Việt gây chú ý dự kiến ra mắt năm 2022 là ‘Tro tàn rực rỡ’ và ‘Culi không bao giờ khóc’. Ảnh: Nick M.

    Bên cạnh Tro tàn rực rỡ, Lê Công Hoàng còn tham gia vai thứ chính trong phim Culi không bao giờ khóc của đạo diễn Phạm Ngọc Lân – một dự án thắng giải ở nhiều chợ dự án phim thế giới. Cả hai phim đều dự kiến ra mắt tại các liên hoan phim quốc tế 2022 và 2023.

    Nam diễn viên nói: “Tôi yêu diễn xuất và đam mê dành cho điện ảnh ngày một lớn dần hơn. Điều đó đã thay đổi con đường của tôi, dù có phải chờ đợi 5 năm hay 10 năm cho một vai diễn mới. Với tôi, mỗi nhân vật là một cuộc đời và việc được sống những cuộc đời khác nhau là may mắn mà điện ảnh đem lại”.

    Ngoài Cha và con và…, năm 2019, Lê Công Hoàng đóng một vai phụ trong phim Thưa mẹ con đi của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh. Tác phẩm này đi tranh giải tại Liên hoan phim Busan và một số liên hoan phim tại Mỹ và Đài Loan. Năm 2021, Lê Công Hoàng đóng vai Ngọc hồi trẻ (Thái Hòa đóng khi trưởng thành) trong phim truyền hình ăn khách Cây táo nở hoa.

    * Đạo diễn Phan Đăng Di nói về Lê Công Hoàng

    Nick M.

  • Diễn viên đóng Chu Chỉ Nhược, Tiểu Chiêu bị chê

    Hai diễn viên Trung Quốc đóng chính ở phim Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Cửu Dương thần công Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Thánh hỏa hùng phong, lần lượt ra mắt vào ngày 31/1 và 3/2. Từ khi đoàn phim công bố tạo hình diễn viên, trailer, Khâu Ý Nùng (vai Chu Chỉ Nhược) và Vân Thiên Thiên (vai Tiểu Chiêu) nhận hàng chục nghìn ý kiến chê bai ngoại hình.

    Trailer 'Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Cửu âm thần công'

     
     

    Trailer “Ỷ Thiên Đồ Long Ký: Cửu Dương thần công”. Video: 163

    Theo Sina, nhiều người cho rằng cả hai từng phẫu thuật thẩm mỹ, gương mặt hao hao nhau. Các khán giả viết trên Weibo: “Tôi chẳng phân biệt được đâu là Chu Chỉ Nhược đâu là Tiểu Chiêu”, “Họ không xấu, nhưng gương mặt giả quá”… Cả hai bị cho “không đủ tầm” để đóng các mỹ nhân trong tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung.

    Tạo hình Tiểu Chiêu (trái) và Chu Chỉ Nhược trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2022. Ảnh: Sina

    Tạo hình Tiểu Chiêu (trái) và Chu Chỉ Nhược trong “Ỷ Thiên Đồ Long Ký” 2022. Ảnh: Sina

    Ngày 27/1, trên Weibo, đạo diễn Vương Tinh bênh vực hai sao nữ. Ông nhận xét ngoài đời Vân Thiên Thiên nhí nhảnh, đáng yêu còn Khâu Ý Nùng yêu kiều, quyến rũ. Vương Tinh lấy ví dụ trước đây, diễn viên Khâu Thục Trinh phẫu thuật cằm do bị ngã, nhưng sau đó nhiều người cho rằng cô từng phẫu thuật gọt cằm, khiến Thục Trinh phải từ bỏ cuộc thi Miss Hong Kong năm 1987.

    Bấy giờ, Vương Tinh đánh giá cao Khâu Thục Trinh, chọn cô đóng phim, sau này người đẹp trở thành biểu tượng nhan sắc Hong Kong. Ngoài ra, Vương Tinh kể khi mới vào nghề, diễn viên Thư Kỳ cũng bị nhiều người chê bai nhan sắc song cô vẫn trở thành minh tinh sáng giá màn ảnh Hoa ngữ. Vì thế, đạo diễn lạc quan về tiền đồ của Khâu Ý Nùng và Vân Thiên Thiên.

    Các diễn viên Vân Thiên Thiên (trái), Khâu Ý Nùng. Ảnh: Sina

    Các diễn viên Vân Thiên Thiên (trái), Khâu Ý Nùng. Ảnh: Sina

    Khâu Ý Nùng 32 tuổi, là người mẫu kiêm diễn viên. Cô đóng phim từ năm 2013, diễn vai phụ trong một số tác phẩm như Kỳ nghỉ của bố, Hắc bạch mê cung, Truy long 2… Còn Vân Thiên Thiên 22 tuổi, đóng phim từ năm 2015, góp mặt trong Đường Bá Hổ điểm Thu Hương 2019, Truy long 2, Sư tử Hà Đông 3… Cả hai đều chưa có vai diễn gây tiếng vang.

    Như Anh (theo Sina)

  • Lan Ngọc, Nhã Phương, Diễm My 9x hội ngộ

    Từ phải qua: Lan Ngọc, Diễm My 9x, Nhã Phương. Bộ ba

    Từ phải qua: Lan Ngọc, Diễm My 9x, Nhã Phương. Bộ ba đóng chính trong “1990” – phim điện ảnh mới của đạo diễn Nhất Trung, kể về nhóm bạn thân từ thuở niên thiếu. Bước sang tuổi 30, mỗi người một hoàn cảnh: có chồng ngoại tình, bị gia đình chối bỏ…, tình bạn có lúc bị rạn nứt.

    Diễm My 9x được đôi bạn thân mừng tuổi 32. Diễm My 9x đóng Jessica Diễm - là người nổi tiếng, sống độc lập vì từng đổ vỡ trong tình cảm. Đạo diễn lấy cảm hứng vai Jessica từ cuộc đời Diễm My. Cũng như Jessica, Diễm My đặt sự nghiệp lên hàng đầu, luôn gồng mình đạt mục tiêu công việc. Cô nói: Đôi lúc, tôi thấy cuộc sống mình hơi đơn điệu vì ít đi chơi, chỉ tập trung kiếm tiền. Vài năm gần đây, khi thành công hơn trong nghề, thu nhập tăng, tôi mới mở lòng, đón nhận tình cảm bạn bè.

    Diễm My 9x được đôi bạn thân mừng tuổi 32. Diễm My 9x đóng Jessica Diễm – sống độc lập vì từng đổ vỡ trong tình cảm. Đạo diễn lấy cảm hứng vai Jessica từ chính Diễm My. Cũng như Jessica, Diễm My đặt sự nghiệp lên hàng đầu, luôn gồng mình đạt mục tiêu công việc. Cô nói: “Đôi lúc, tôi thấy cuộc sống mình hơi đơn điệu vì ít đi chơi, chỉ tập trung kiếm tiền. Vài năm gần đây, khi thành công hơn trong nghề, thu nhập tăng, tôi mới mở lòng, đón nhận tình cảm bạn bè”.

    Lan Ngọc vào vai Linh Lan - sự nghiệp thành công, yêu bạn trai sâu đậm nhưng khi được cầu hôn lại chùn bước. Diễn viên cho biết nhân vật có nhiều nét tính cách giống cô: đạt một số thành tựu trong sự nghiệp nhưng chuyện tình cảm không suôn sẻ, sợ kết hôn.

    Lan Ngọc vào vai Linh Lan – sự nghiệp thành công, yêu bạn trai sâu đậm nhưng khi được cầu hôn lại chùn bước. Diễn viên cho biết nhân vật có nhiều nét tính cách giống cô: đạt một số thành tựu trong sự nghiệp nhưng chuyện tình cảm không suôn sẻ, sợ kết hôn.

    Với Nhã Phương, vai Nhã Ca giống cô ở điểm luôn nặng gánh gia đình. Từ lúc còn học ở trường Sân khấu Điện ảnh, cô thường ít khi tụ tập trong các cuộc vui, đi diễn xong là về nhà với bố mẹ. Sau khi kết hôn với Trường Giang, cô càng tập trung chăm con, từ chối nhiều dự án. Cô nói: Gần đây, con cứng cáp hơn, được chồng khuyến khích, tôi mới trở lại với nghề diễn.

    Với Nhã Phương, vai Nhã Ca giống cô ở điểm luôn nặng gánh gia đình. Từ lúc còn học ở trường Sân khấu Điện ảnh, cô thường ít khi tụ tập trong các cuộc vui, đi diễn xong là về nhà với bố mẹ. Sau khi kết hôn với Trường Giang, cô càng tập trung chăm con, từ chối nhiều dự án. Cô nói: “Gần đây, con cứng cáp hơn, được chồng khuyến khích, tôi mới trở lại với nghề diễn”.

    Bộ ba diễn viên xúc động khi phim ra rạp thành công sau một năm hoãn vì dịch.

    Bộ ba diễn viên xúc động khi phim ra rạp thành công sau một năm hoãn vì dịch.

    Thúy Ngân (phải) quen thân Nhã Phương sau khi đóng chung nhiều phim, gần đây nhất là Cây táo nở hoa (2020).

    Thúy Ngân (phải) quen thân Nhã Phương sau khi đóng chung nhiều phim, gần đây nhất là “Cây táo nở hoa” (2021).

    Đạo diễn Nhất Trung (giữa) cho biết 1990 mang tính kỷ niệm với anh vì dàn cast vốn là các đàn em thân thiết. Diễm My 9x từng đóng Tây du ký hậu truyện - tác phẩm bị đánh giá thảm họa của anh. Khi anh áp lực vì phim thất bại, cô vẫn động viên anh làm phim tiếp theo. Sau đó, Nhất Trung tiếp tục có các phim thành công, như 49 ngày với Nhã Phương, Cua lại vợ bầu với Lan Ngọc...

    Đạo diễn Nhất Trung (giữa) cho biết “1990” mang tính kỷ niệm với anh vì dàn diễn viên vốn là các đàn em thân thiết. Diễm My 9x từng đóng “Tây du ký hậu truyện” – tác phẩm bị đánh giá “thảm họa” của anh. Khi Nhất Trung áp lực vì phim thất bại, Diễm My vẫn động viên anh làm phim tiếp theo. Sau đó, Nhất Trung tiếp tục có các phim thành công, như “49 ngày” với Nhã Phương, “Cua lại vợ bầu” với Lan Ngọc…

    Trailer phim "1990"

     
     

    Trailer phim “1990”. Video: CGV

    Tam Kỳ (ảnh: Thiên An)

  • Galaxy Play ra mắt gói phim Việt phục vụ nhu cầu giải trí Tết

    Khi đăng ký gói dịch vụ này, khách hàng sẽ được xem toàn bộ nội dung trong danh mục Phim Gói và phim Việt trong mục phim Thuê, không giới hạn số lượng và số lần xem. “Gói Siêu Việt” có thể chia sẻ cho 5 người, xem trên nhiều nền tảng như điện thoại, TV thông minh, laptop… và sử dụng tối đa trên hai thiết bị trong cùng một thời điểm.

    Không chỉ sở hữu lợi thế thư viện gần 10.000 giờ phim có bản quyền, Galaxy Play còn có nhiều phim thuần Việt chất lượng, độc quyền. Nhiều tác phẩm Việt chiếu rạp chất lượng, từng làm mưa làm gió phòng vé như Mắt Biếc, Bố Già, Tiệc Trăng Máu, Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử, Lật Mặt:48H… đều được mua bản quyền và phát hành online sớm nhất trên Galaxy Play.

    Galaxy Play mua bản quyền và chiếu nhiều phim rạp đình đám như Bố Già, Tiệc Trăng Máu, Gái Già Lắm Chiêu... Ảnh: Galaxy Play

    Galaxy Play mua bản quyền và chiếu nhiều phim rạp đình đám như Bố Già, Tiệc Trăng Máu, Gái Già Lắm Chiêu… Ảnh: Galaxy Play

    Với gói ưu đãi này, khách hàng có thể xem phim bộ độc quyền do Galaxy Play sản xuất như Sugar Daddy & Sugar Baby, Chị Mẹ Học Yêu, Hùng Long Phong Bá…; tác phẩm điện ảnh bom tấn từ các studio của Hollywood như Disney, Sony, Universal…; phim bộ Trung Quốc, Hàn Quốc. Đồng thời, gói còn cung cấp đặc quyền thưởng thức không giới hạn bộ sưu tập phim điện ảnh Việt mới, không phát sinh thêm chi phí.

    Khán giả mua Gói Siêu Việt có thể xem phim điện ảnh Việt, Hollywood, Trung Quốc, Hàn Quốc... Ảnh: Galaxy Play

    Khán giả mua Gói Siêu Việt có thể xem phim điện ảnh Việt, Hollywood, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ảnh: Galaxy Play

    Bên cạnh đó, Galaxy Play còn trang bị danh mục phim 4K, âm thanh nổi Dolby 5.1 để khán giả có trải nghiệm tương tự như ở rạp. Hơn hết, phim tại nền tảng này không bị chèn quảng cáo, có thể sử dụng trên bất kỳ màn hình hay thiết bị nào có kết nối internet.

    Thiên Minh

  • Mỹ nhân ‘Em và Trịnh’ chụp ảnh phong cách Tết xưa

    Phạm Nguyễn Lan Thy (sinh năm 1998) đóng Bích Diễm – tức Diễm “xưa” – trong phim điện ảnh về chuyện tình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Diễn viên diện áo dài phom truyền thống hồng pastel, tạo dáng trong khung cảnh hoài cổ.

    Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho biết khi casting, anh ấn tượng ở cô vẻ thanh tú với mái tóc đen dài đậm nét Á Đông. Để chuẩn bị cho vai, Lan Thy tham gia lớp nâng cao kỹ năng diễn xuất, đọc nhiều tư liệu về nhân vật. Diễn viên tập nói giọng Hà Nội vì Bích Diễm vốn là người Huế gốc Hà Nội.

    Hoàng Hà – sinh năm 1996 – đóng Dao Ánh, người tình từng được Trịnh Công Sơn viết tặng hơn 300 lá thư. Cô được chọn vào vai sau năm vòng casting phim. Khi gặp Hoàng Hà ở lớp học “Gặp gỡ mùa thu”, đạo diễn ấn tượng với gương mặt xinh xắn, đôi mắt to tròn và khuyến khích đi thử vai.

    Hoàng Hà có lợi thế khi vào vai Dao Ánh vì cùng là người gốc Hà Nội. Theo đề nghị của đạo diễn, cô giảm 2-3 kg để phù hợp với vóc dáng mảnh mai của nhân vật. Diễn viên luyện thanh nhằm khoe giọng trong một số phân cảnh âm nhạc.

    Phạm Nhật Linh – diễn viên sinh năm 2001 – vào vai danh ca Thanh Thúy, người được Trịnh Công Sơn viết tặng “Ướt mi” – một trong những ca khúc đầu tay của ông.

    Nhật Linh chưa có kinh nghiệm đóng phim, dự án “Em và Trịnh” là vai đầu tay của cô. Sau khi được tuyển, cô trau dồi diễn xuất và tập hát cùng nhạc sĩ Đức Trí – đảm nhận nhạc phim.

    Avin Lu – sinh năm 1995 – đóng Trịnh Công Sơn thời trẻ. Diễn viên được tạo hình như cố nhạc sĩ thuở đôi mươi, khi ông lên B’lao (Bảo Lộc) dạy học thập niên 1960.

    Đạo diễn gặp Avin Lu ở vòng thử vai. Trước đó, êkíp tuyển chọn diễn viên đóng cố nhạc sĩ thời trẻ suốt một năm nhưng vẫn chưa tìm được. Khi Avin Lu cầm guitar lên và hát, đạo diễn quyết định chọn vì thấy anh có chất nghệ sĩ.

    Từ trái qua: Hà Quốc Hoàng vai Bửu Ý, Samuel An vai Ngô Kha, Việt Hưng vai Định Công, Avin Lu vai Trịnh Công Sơn, Bảo Long vai Văn Đỗ. Ảnh tái hiện cố nhạc sĩ và nhóm bạn thân một thời của ông.

    Phim “Em và Trịnh” được bấm máy vào đầu tháng 11/2020, dự kiến ra mắt tháng 4. Tác phẩm có kinh phí 40 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư ở bối cảnh, do phim kéo dài từ thập niên 1960 đến 1990. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng làm tư vấn sản xuất cho phim. Anh là con trai cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng – một trong những người bạn thân của Trịnh Công Sơn sinh thời.

    Trailer "Em và Trịnh"

     
     

    Trailer phim “Em và Trịnh”. Video: Galaxy

    Tam Kỳ (ảnh: Huyền Đỗ)

  • Diễn viên nhí ‘Trạng Tí’ tự đóng cảnh võ thuật

    Nhân dịp Trạng Tí trở lại rạp dịp Tết Nhâm Dần, êkíp phim giới thiệu một trong những trích đoạn then chốt – phân cảnh Tiểu Tị và nhóm bạn Tí, Sửu, Dần, Mẹo đối đầu băng cướp ở đền thờ Thần Hổ. Trước sự đe dọa của đám thảo khấu, Tiểu Tị ra tay bảo vệ nhóm Tí. Cậu khoe tài võ nghệ khi tả xung hữu đột, một mình chống chọi hàng chục tên cướp. Trên trường quay, Hoàng Duy tự thực hiện các cảnh phi thân, giao chiến bằng côn gỗ… mà không cần cascadeur.

    Diễn viên nhí  'Trạng Tí' tự đóng cảnh võ thuật

     
     

    Phân cảnh Tiểu Tị bảo vệ nhóm Tí trước bọn lục lâm thảo khấu trong phim “Trạng Tí”. Video: Studio68

    Hoàng Duy – sinh năm 2009 – đam mê võ thuật từ nhỏ. Năm lớp ba, cậu xin mẹ đi học Taekwondo. Sau bốn năm, cậu đạt nhất đẳng huyền đai của Taekwondo và nhiều thành tích như: huy chương bạc giải truyền thống Việt – Hàn, huy chương đồng quận Bình Thạnh, huy chương đồng TP HCM… Hàng xóm của Hoàng Duy – cascadeur Nguyễn Anh Tuấn – biết khả năng võ thuật của cậu, khuyến khích đi casting cho phim Trạng Tí.

    Vai Tiểu Tị đánh dấu lần đầu Hoàng Duy chạm ngõ điện ảnh. Trong phim, Tiểu Tị giỏi võ, gan dạ, là trợ thủ đắc lực của nhóm bạn Tí trên hành trình tìm cha cậu. Nhân vật được đạo diễn Phan Gia Nhật Linh sáng tạo thêm để khác nguyên tác Thần đồng đất Việt (họa sĩ Lê Linh). Ban đầu, diễn viên nhí vốn được chọn làm cascadeur cho một gương mặt khác đóng Tiểu Tị. Về sau, nhận thấy tài năng của Hoàng Duy, đạo diễn quyết định giao vai này cho cậu. Trước khi phim bấm máy năm 2019, cậu được huấn luyện diễn xuất và tập võ cùng nhóm cascadeur ở studio của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân.

    Trong phim, Tiểu Tị là trợ thủ đắc lực của Tí (giữa) và nhóm bạn. Ảnh: Studio68

    Trong phim, Tiểu Tị là trợ thủ đắc lực của Tí (giữa) và nhóm bạn. Ảnh: Studio68

    Phim Trạng Tí trở lại rạp sau hơn nửa năm ngừng công chiếu vì dịch. Tác phẩm xoay quay Tí – cậu bé vốn nổi tiếng thông minh ở làng Phan Thị. Vì gia đình nghèo, không có cha, cậu thường bị khinh khi. Một ngày, Tí cùng nhóm bạn Sửu, Dần, Mẹo quyết tâm lên đường tìm thầy Thích Thông Tuệ ở chùa Phật Quang để biết cha cậu là ai. Trên đường đi, nhóm trẻ gặp nhiều hiểm nguy như bị bắt cóc, đối đầu với nhóm cướp, bị lừa đến đền Thần Hổ.

    Phim được đầu tư ở phần bối cảnh, dàn dựng. Không gian làng Phan Thị – nơi ở của các nhân vật chính – được dựng lên, khắc họa cuộc sống miền quê với mái nhà tranh, cầu tre, quán xá, lễ hội đình làng… Êkíp ghi hình từ Bắc đến Nam, như đầm Vân Long (Ninh Bình), cây gạo thôn Đoài (Bắc Ninh), chùa Keo (Thái Bình), vườn quốc gia Nam Cát Tiên (Đồng Nai)…

    Trailer Trạng Tí

     
     

    Trailer Trạng Tí. Video: CGV

    Truyện Thần đồng đất Việt – tác phẩm do họa sĩ Lê Linh và công ty Phan Thị thực hiện – ra mắt năm 2002. Truyện lấy bối cảnh thời Hậu Lê, kể câu chuyện và cuộc đời của Lê Tí – một trạng nguyên nước Việt – cùng những người bạn thân là Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo. Tí là một cậu bé hiếu thảo, ham học và có trí thông minh hơn người. Cậu trở thành lưỡng quốc trạng nguyên. Cùng các bạn, Tí có công lớn trong việc phò trợ vua Lê chống sự xâm lược của quân Minh. Truyện tranh gốc, bộ truyện tranh Việt Nam dài nhất cho tới nay – hơn 220 tập, là tác phẩm ăn khách. Truyện có thêm các bộ liên quan như Thần đồng đất Việt khoa học, Thần đồng đất Việt Mỹ thuật, Thần đồng đất Việt Toán học…

    Tam Kỳ

  • Chìa khóa trăm tỷ’ – khi gái ế yêu trai giang hồ

    * Bài tiết lộ một phần nội dung phim

    Chìa khóa trăm tỷ (đạo diễn Võ Thanh Hòa) là một trong năm phim Việt góp mặt đường đua doanh thu dịp Tết. Có kịch bản làm lại từ tác phẩm gốc của Nhật – Key of life (2012), phim quy tụ hai gương mặt chính: Kiều Minh Tuấn và Thu Trang. Tác phẩm bắt đầu khi Phan Thạch (Kiều Minh Tuấn) – sát thủ khét tiếng trong giới giang hồ – vừa hoàn thành một vụ giết.

    Trailer "Chìa khoá trăm tỷ"

     
     

    Trailer “Chìa khóa trăm tỷ” – ra rạp ngày 1/2 (mùng một Tết Nhâm Dần). Video: Lotte

    Trên đường về, anh ghé vào một phòng tắm công cộng, trượt ngã và bất tỉnh. Tại đây, Dũng (Anh Tú) – diễn viên quèn, gia cảnh bần hàn – chứng kiến sự việc, đánh cắp chìa khóa của Phan Thạch và lấy giấy tờ tùy thân. Thức dậy trong bệnh viện, Phan Thạch mất trí nhớ, không nhận ra mình là ai. Từ đây, một cuộc tráo đổi thân phận bắt đầu.

    So tác phẩm gốc, phim được thêm thắt nhiều tình tiết gây cười, phù hợp không khí ngày Tết. Nhân vật Mai (Thu Trang) – người đưa sát thủ Phan Thạch đi cấp cứu – được nâng tầm hơn, tạo nhiều “đất” diễn. Khác bản remake của Hàn Quốc – Luck-key (tên Việt: Xin lỗi, anh chỉ là sát thủ), vai của Thu Trang không xinh đẹp, quyến rũ, mà là phụ nữ lỡ thì, hành nghề shipper. Sau khi giúp Phan Thạch đóng viện phí, Mai đưa anh về làm phụ bếp. Khả năng võ thuật giúp Phan Thạch bước chân vào nghề diễn viên. Sau những lần sát cánh, chuyện tình cả hai dần chớm nở.

    Tạo hình vai Phan Thạch của Kiều Minh Tuấn. Ảnh: Orange Films

    Tạo hình vai Phan Thạch của Kiều Minh Tuấn. Ảnh: Orange Films

    Diễn xuất hòa hợp của Kiều Minh Tuấn và Thu Trang làm nên sức hút cho phim. Nam diễn viên thể hiện nét lạnh lùng, điềm tĩnh ở phân đoạn ám sát đối tượng. Với tài hóa trang, Phan Thạch được mệnh danh là sát thủ số một, chưa từng thất bại. Sau sự cố ảnh hưởng trí nhớ, anh trở thành một thanh niên ngờ nghệch, hoang mang về thân thế chính mình. Sự đối lập giữa hai tính cách được Kiều Minh Tuấn khắc họa rõ nét.

    Sau 5 năm kể từ thành công của Em chưa 18 (2017), diễn viên tiết chế hơn phong cách hài sân khấu. Nhân vật mới của anh tạo tiếng cười nhẹ nhàng nhờ lối thoại, biểu cảm vừa vặn của Kiều Minh Tuấn. Ở những cảnh lần đầu làm diễn viên, nét ngây ngô của Phan Thạch mỗi khi nhầm thoại, phá hỏng phim trường… vừa gây hài, vừa gợi thương cảm.

    Tương tự, vai của Thu Trang được gia giảm để tạo ấn tượng về một phụ nữ chất phác, bộc trực, có phần vô duyên. Ở tuổi trung niên, Mai khát khao một mái ấm. Tuy vậy, mặc cảm ngoại hình khiến Mai tự ti trước các mối quan hệ. Khi gặp Phan Thạch, nhận ra ước mơ về hạnh phúc đôi lứa vẫn luôn ở đó, cô lần đầu dũng cảm theo đuổi mục tiêu.

    Chuyện tình của đôi nhân vật chính được khai thác với nhịp điệu vừa phải. Thu Trang cho biết khi nhận kịch bản, ban đầu chị tưởng bị phân vai nhầm vì trước đó chưa từng đóng cặp với Kiều Minh Tuấn. Chị nhận lời bởi mong chờ màu sắc mới mẻ của vai diễn. Cảnh Mai và Thạch hôn nhau – một trong những phân đoạn lãng mạn nhất phim – được quay lúc bốn giờ sáng. Thu Trang nói: “Chúng tôi diễn khá ăn ý, cộng thêm việc đã tập luyện các động tác, thoại trước đó nên hoàn thành cảnh quay suôn sẻ”.

    Thu Trang (phải) và Kiều Minh Tuấn lần đầu đóng cặp trên màn ảnh rộng. Ảnh: Orange Films

    Thu Trang (phải) và Kiều Minh Tuấn lần đầu đóng cặp. Ảnh: Orange Films

    Mối tình của Dũng (Anh Tú) và Hồ Phương (Jun Vũ) được lồng ghép như tuyến truyện phụ. Sau khi sống ở căn hộ cao cấp của Phan Thạch, Dũng nhận ra hệ thống camera đang theo dõi Hồ Phương – một tiểu thư xinh đẹp. Khi tiếp cận, anh dần yêu và muốn che chở cho cô. Chuyện tình đôi nhân vật mang màu sắc thi vị, trẻ trung, khác mối quan hệ oái ăm của Phan Thạch – Mai.

    Kịch bản thiếu logic là điểm trừ lớn nhất. Quá trình chuyển đổi thân thế của Phan Thạch – Dũng diễn ra chóng vánh, hời hợt. Cách Dũng làm quen dễ dàng với cuộc sống giàu có như đi xe sang, tiếp cận căn hộ hiện đại… dễ gây thắc mắc. Chuyện tình đôi nhân vật Dũng – Hồ Phương bị khai thác qua loa, câu chuyện nền chưa đủ để khán giả đồng cảm. Mối tình của cả hai cũng bị đẩy nhanh, phần nào tạo cảm giác thiếu thực tế. Cú twist (tình tiết bất ngờ) ở cuối phim được giải thích gượng ép. Mâu thuẫn trong phim bị xử lý nhẹ nhàng so với nhiều vấn đề đặt ra ở đầu phim.

    Âm thanh là “sạn” lớn trong phim. Ở nhiều đoạn, tiếng và khẩu hình nhân vật chưa khớp, giọng diễn viên liên tục bị chuyển từ âm thanh hiện trường sang lồng tiếng. Phong cách dựng phim cũng chưa thật mượt mà vì chuyển cảnh đột ngột, dễ gây hụt hẫng.

    Tam Kỳ