Category: Tin Tức Phim

  • Rooney Mara đóng Audrey Hepburn

    Ngày 6/1, tờ Hollywood Reporter cho biết Rooney Mara sẽ đóng chính kiêm sản xuất dự án, cây viết Michael Mitnick hiện hoàn thiện kịch bản. Nhà làm phim người Italy Luca Guadagnino (Call Me By Your Name) giữ ghế đạo diễn. Hãng Apple Studio sở hữu bản quyền dự án.

    Nữ diễn viên Rooney Mara. Ảnh: WWD

    Nữ diễn viên Rooney Mara. Ảnh: WWD

    Nội dung phim chưa được tiết lộ. Cây viết Abid Rahman của Hollywood Reporter nhận định phim là một trong những dự án điện ảnh được chú ý bậc nhất trong những năm tới. Minh tinh Audrey Hepburn có cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng trong ngành giải trí. Bà góp mặt trong nhiều dự án nổi tiếng của Hollywood như Breakfast at Tiffany’s, My Fair Lady, Funny Face, Sabrina hay Roman Holiday, thắng một giải Oscar trong năm lần được đề cử.

    Audrey Hepburn cũng để dấu ấn trong lĩnh vực thời trang. Bà là “nàng thơ” của nhà mốt Hubert de Givenchy, nổi tiếng với chiếc váy “Little black dress”. Sau khi giải nghệ thập niên 1980, Hepburn dành nhiều thời gian cho các dự án nhân đạo. Bà mất năm 1993 tại Thụy Sĩ ở tuổi 63.

    * Xem thêm: Audrey Hepburn: Hồng nhan bạc phận

    Audrey Hepburn trong phim Breakfast at Tiffanys. Ảnh: Everett Collection

    Audrey Hepburn trong phim “Breakfast at Tiffany’s”. Ảnh: Everett Collection

    Rooney Mara sinh năm 1985 trong một gia đình giàu có – sáng lập hai đội bóng bầu dục nổi tiếng Pittsburgh Steelers và New York Giants ở Mỹ. Rooney cùng chị gái là Kate Mara và hai anh chị em nữa từ bé đ sống trong giàu sang, được tiếp xúc với nghệ thuật. Rooney từng bước khẳng định bản thân để trở thành một diễn viên thực thụ.

    Bắt đầu diễn xuất năm 2005, Mara dần gây chú ý qua các dự án phim của đạo diễn David Fincher đầu thập niên 2010. Trong The Girl with the Dragon Tattoo, người đẹp vào vai Lisbeth Salander, nữ hacker tài ba nhưng bất ổn về tâm lý. Cô cắt tóc ngắn, bấm khuyên ngực để hóa thân nhân vật. Vai diễn giúp Mara nhận đề cử Oscar và Quả Cầu Vàng năm 2012.

    Những năm gần đây, Mara tiếp tục gây chú ý với nhiều dự án phim nhận lời khen từ khán giả và giới phê bình như Carol (2015), Song to Song (2017), A Ghost Story (2017), Mary Magdalene (2018)… Năm ngoái, cô đóng cùng Bradley Cooper trong Nightmare Alley, dự án điện ảnh được dự đoán là ứng viên sáng giá của mùa Oscar 2022.

    Mara hẹn hò tài tử Joaquin Phoenix từ năm 2016 đến nay, sau khi quen trên phim trường Her (2013). Hai người đính hôn giữa năm 2019 và có con đầu lòng tháng 9/2020.

    Trailer 'Carol'

     
     

    Trailer “Carol”. Video: Number 9 Films

    Đạt Phan

  • Quả Cầu Vàng 2022 tổ chức kín

    Theo Hollywood Reporter, ngày 6/1, đại diện Hiệp hội Báo chí Nước ngoài ở Hollywood (HFPA) – đơn vị tổ chức Quả Cầu Vàng – cho biết: “Chương trình năm nay là một sự kiện riêng tư và không được chiếu trên mạng. Chúng tôi sẽ cung cấp tên những người thắng cuộc trên website và các nền tảng mạng xã hội ngay khi có kết quả”.

    Tina Fey (trái) và Amy Poehler dẫn chương trình Quả Cầu Vàng 2021 hồi tháng 2/2021. Ảnh: Telegraph

    Tina Fey (trái) và Amy Poehler dẫn chương trình Quả Cầu Vàng 2021 hồi tháng 2/2021. Ảnh: Telegraph

    Lễ trao giải vẫn diễn ra ở khách sạn Beverly Hilton vào ngày 10/1 (giờ Hà Nội), với thời lượng khoảng 90 phút. Nội dung chương trình tập trung làm nổi bật những dự án thiện nguyện của HFPA trong năm qua. Ban tổ chức cho biết sẽ hạn chế lượng khách mời, yêu cầu người đến dự đã tiêm ba mũi và phải xét nghiệm PCR.

    Thông tin được đưa ra vài ngày sau khi ban tổ chức xác nhận sự kiện không có thảm đỏ, khách mời nổi tiếng hay bữa tiệc lễ trao giải. Theo Variety, HFPA gửi thư mời nhiều ngôi sao Hollywood tham dự nhưng đều bị từ chối.

    Quả Cầu Vàng do HFPA sáng lập năm 1944, từng là giải thưởng thu hút đông khán giả thứ ba tại Mỹ, sau Oscar và Grammy. Ban giám khảo là các thành viên của HFPA, đến từ các tờ báo của khoảng 55 quốc gia. Tuy nhiên, danh tiếng giải thưởng suy giảm những năm gần đây. Nhiều ý kiến tranh cãi ban tổ chức kém chuyên môn trong việc sắp xếp các hạng mục.

    Năm ngoái, giải bị tẩy chay vì không có thành viên da màu trong ban giám khảo. Tom Cruise trả lại kỷ niệm chương từng nhận được để bày tỏ sự phản đối. Các hãng phim lớn Netflix và Amazon nói ngừng mọi hoạt động hợp tác với HFPA cho đến khi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của tổ chức này. Tháng 5/2021, đài NBC thông báo không phát sóng lễ trao giải năm nay.

    HFPA cho biết hội đã nỗ lực thay đổi và tuyển thêm 21 thành viên mới. Tháng 12/2021, tổ chức công bố danh sách đề cử giải thưởng năm nay. Netflix dẫn đầu đề cử Quả Cầu Vàng 2022 với tổng 17 giải. Trong đó, The Power of the Dog góp mặt trong bảy hạng mục. Một số phim khác của hãng được đề cử gồm Don’t Look Up, Squid Game… Hai phim Việt Bố già Kiều gửi dự tranh “Phim tiếng nước ngoài hay nhất” nhưng không được đề cử.

    *Xem thêm: ‘Squid Game’ được kỳ vọng thắng Quả Cầu Vàng

    Trailer Squid Game

     
     

    Trailer “Squid Game”. Video: Netflix

    Đạt Phan (theo Hollywood Reporter)

  • Phim điệp viên có Phạm Băng Băng thành ‘bom xịt’

    Theo tờ Collider, việc phát hành vào thời điểm khán giả có ít sự lựa chọn không cứu vãn được thất bại của 355. Cây bút Rahul Malhotra đánh giá đây là “bom xịt” thứ hai của đạo diễn kiêm biên kịch Simon Kinberg, sau X-Men, Dark Phoenix (2019). Đến ngày 24/1, sau 17 ngày ra rạp, 355 sẽ được phát hành trực tuyến.

    Phim kể về đặc vụ CIA – Mason (Jessica Chastain đóng) – truy tìm một ổ đĩa có chứa mã đặc biệt, có thể phát triển thành vũ khí hạng nặng. Trong quá trình hành động, cô hợp tác chuyên gia máy tính Khadijah Adiyeme (Lupita Nyong’o đóng), nhà tâm lý học Graciela Rivera (Penélope Cruz), Marie Schmidt (Diane Kruger). Phạm Băng Băng vào vai đặc vụ bí ẩn người Trung Quốc – Lin Mi Sheng, chưa rõ đứng về phe nào.

    Phim điệp viên có Phạm Băng Băng thành 'bom xịt'

     
     

    Phạm Băng Băng xuất hiện từ giây thứ 59 trong trailer phim “355”. Video: Universal

    Dù nhà sản xuất quảng bá rầm rộ về sự xuất hiện của Phạm Băng Băng, nhà phê bình phim Roger Ebert cho biết cô ít đất diễn, mờ nhạt, chỉ xuất hiện ở cuối phim. Tác phẩm hiện chưa có thông tin chiếu ở thị trường Trung Quốc, nơi Phạm Băng Băng bị “phong sát”, khó vực dậy sự nghiệp. Cô hiện kinh doanh mỹ phẩm, livestream bán hàng và có một số hoạt động nhỏ ở nước ngoài.

    Phạm Băng Băng (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh cùng dàn đả nữ trong phim. Ảnh: Universal

    Phạm Băng Băng (thứ hai từ trái sang) chụp ảnh cùng dàn “đả nữ” trong phim. Ảnh: Universal

    Trên Rotten Tomatoes, phim chỉ nhận 27/100 điểm qua 143 bài đánh giá của các chuyên gia. Roger Ebert nhận xét: “Phim tập hợp dàn nữ diễn viên tài năng và xuất sắc rồi phung phí họ trong một bối cảnh hành động chung chung và đáng quên”. Theo Ebert, tính cách các nhân vật không được khắc họa rõ ràng, cộng thêm những cảnh hành động lộn xộn, khâu hậu kỳ chưa mượt mà, khiến người xem khó chịu. Ngoài ra, thiết kế trang phục trong phim xuề xòa, chưa tôn vẻ đẹp các diễn viên.

    Trong khi đó, Spider-Man: No Way Home tiếp tục giữ vị trí đầu bảng trong tuần thứ tư ra mắt, đạt doanh thu 30 triệu USD, vượt qua phim hoạt hình Sing 2 (10,3 triệu USD) và The King’s Man (3,1 triệu USD).

    Hà Thu

  • Bốn tác phẩm cột mốc của Việt Trinh

    Chiều 6/1, nghệ sĩ tuyên bố không còn tham gia đóng phim, làm đạo diễn mà dành thời gian chăm sóc cho con trai - Thiện Nhân (13 tuổi) - vì bé ở tuổi dậy thì có nhiều sự biến đổi tâm lý cần được quan tâm. Độc giả VnExpress.net trân trọng diễn viên biết thực thời và dừng lại khi đã thấy đã đủ và chúc Việt Trinh có cuộc sống viên mãn.

    Chiều 6/1, nghệ sĩ tuyên bố giải nghệ sau 30 năm, không tham gia đóng phim, làm đạo diễn mà dành thời gian chăm sóc con trai – Thiện Nhân (13 tuổi) – vì bé ở tuổi dậy thì, có nhiều biến đổi tâm lý cần được quan tâm. Độc giả VnExpress bày tỏ trân trọng diễn viên biết thức thời và dừng lại khi thấy đủ, chúc Việt Trinh có cuộc sống viên mãn. Ảnh: Facebook Viet Trinh

    Phim Ngọc trong đá (1990) như bước đệm giúp người đẹp gốc Vĩnh Long trở thành diễn viên hạng A, đạo diễn Trần Cảnh Đôn là người góp công lớn. Việt Trinh nói luôn xem Trần Cảnh Đôn là người ơn.Việt Trinh là nữ nhân vật chính của phim. Thuở ấy diễn viên vẫn là một nữ sinh hệ B của trường Sân khấu Điện ảnh. Một lần Trần Cảnh Đôn đến thăm trường, nét khả ái của cô lọt vào mắt xanh của đạo diễn. Từ gương mặt chưa mấy tiếng tăm, qua vai Oanh - nữ chiến sĩ với cá tính mạnh, không chịu khuất phục trước giặc, Việt Trinh lập tức nổi lên, sánh vai các tên tuổi ăn khách thời đó như Lý Hùng, hoa hậu Lý Thu Thảo - hai gương mặt cùng phim. Ảnh: Facebook Viet Trinh

    Phim “Ngọc trong đá” (1990) là bước đệm đầu tiên giúp người đẹp gốc Vĩnh Long trở thành sao hạng A. Thuở ấy diễn viên vẫn là một nữ sinh hệ B của trường Sân khấu Điện ảnh. Một lần Trần Cảnh Đôn đến thăm trường, nét khả ái của cô lọt vào mắt xanh của đạo diễn. Từ gương mặt chưa mấy tiếng tăm, qua vai nữ chính Oanh – chiến sĩ với cá tính mạnh, không chịu khuất phục trước giặc, Việt Trinh lập tức nổi lên, sánh vai các tên tuổi ăn khách thời đó như Lý Hùng, hoa hậu Lý Thu Thảo – hai gương mặt cùng phim. Việt Trinh nói luôn xem cố đạo diễn Trần Cảnh Đôn là “người ơn”. Ảnh: Facebook Viet Trinh

    Vai Bạch Cúc trong phim Người đẹp Tây Đô là bộ phim giúp diễn viên đến gần với khán giả màn ảnh nhỏ. Đạo diễn Lê Cung Bắc gọi điện mời Việt Trinh sau khi casting suốt hai tháng với hàng trăm hoa hậu, người mẫu, diễn viên nhưng không thành. Cô được ông chọn vì có nét đẹp hao hao chiến sĩ tình báo Lâm Thị Phấn - nguyên mẫu nhân vật ngoài đời. Hồi ấy, Việt Trinh là ngôi sao đang lên với các phim mỳ ăn liền như: Lệnh truy nã, Nước mắt học trò, Công tử Bạc Liêu. Cô bị đồn mắc bệnh ngôi sao, hay đi trễ về sớm, ảnh hưởng lịch quay chung. Lãnh đạo hãng sản xuất TFS sợ người đẹp làm ảnh hưởng đến lịch quay, buộc cô phải viết cam kết tuân thủ giờ giấc. Việt Trinh khi đó được đạo diễn Lê Cung Bắc bảo lãnh. Tác phẩm được khán giả cả nước yêu thích, được coi là hiện tượng phim truyền hình. Việt Trinh lập tức trở thành cái tên đại chúng. Tên bộ phim trở thành nickname của diễn viên. Người đẹp từng cho biết: Có hôm, tôi đạp xe chạy lòng vòng mấy ngã tư chỉ để tận hưởng cảm giác người ta í ới gọi mình là người đẹp Tây Đô hay mợ Hai.  Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Vai Bạch Cúc trong phim “Người đẹp Tây Đô” (1996) giúp diễn viên đến gần với khán giả màn ảnh nhỏ. Đạo diễn Lê Cung Bắc gọi điện mời Việt Trinh sau khi casting suốt hai tháng với hàng trăm hoa hậu, người mẫu, diễn viên nhưng không thành. Cô được ông chọn vì có nét đẹp hao hao chiến sĩ tình báo Lâm Thị Phấn – nguyên mẫu nhân vật. Hồi ấy, Việt Trinh là ngôi sao đang lên với các phim “mỳ ăn liền” như: Lệnh truy nã, Nước mắt học trò, Công tử Bạc Liêu. Cô bị đồn mắc bệnh ngôi sao, hay đi trễ về sớm, ảnh hưởng lịch quay chung. Lãnh đạo hãng sản xuất TFS sợ người đẹp làm ảnh hưởng đến lịch quay, buộc cô viết cam kết tuân thủ giờ giấc. Việt Trinh khi đó được đạo diễn Lê Cung Bắc bảo lãnh.

    Tác phẩm được khán giả cả nước yêu thích, được coi là hiện tượng phim truyền hình, đưa Việt Trinh trở thành cái tên đại chúng. Tên phim cũng trở thành nickname của diễn viên. Người đẹp từng cho biết: “Có hôm, tôi đạp xe chạy lòng vòng mấy ngã tư chỉ để tận hưởng cảm giác người ta í ới gọi mình là ‘người đẹp Tây Đô’ hay ‘mợ Hai’”. Cũng nhờ hiệu ứng phim, Việt Trinh được nhiều bầu show mời đi hát, giao lưu ở các tỉnh thành. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Sau cú sốc

    “Nợ đời” (2004) đánh dấu sự trở lại của người đẹp sau những biến cố về đời tư. Bộ phim được xây dựng từ tác phẩm văn học cùng tên của Hồ Biểu Chánh. Câu chuyện xoay quanh Hai Phục (Việt Trinh) và Ba Có (Mỹ Uyên) – chị em kết nghĩa trải qua nhiều biến cố trong cuộc sống. Việt Trinh đóng nhân vật có tuổi đời kéo dài hơn 20 năm. Đầu tiên, cô đề nghị đạo diễn Hồ Ngọc Xum cho một diễn viên khác đóng Hai Phục lúc nhỏ vì không tự tin lắm, song nhờ sự động viên của đoàn làm phim, cô diễn một mạch từ trẻ đến trung niên đầy thuyết phục. Ảnh: Facebook Viet Trinh

    Phim Trở về (2014) đánh dấu bước ngoặc mới trong sự nghiệp của người đẹp khi chuyển từ vai trò diễn viên sang làm đạo diễn.

    Phim “Trở về” (2014) là bước ngoặt mới trong sự nghiệp của người đẹp khi làm mẹ đơn thân, chuyển từ vai trò diễn viên sang làm đạo diễn. Nhà biên kịch Châu Thổ (phải) sát cánh “Người đẹp Tây Đô” trong series phim truyền hình dài tập ăn khách này. Không chỉ viết kịch bản các phần phim, Châu Thổ tư vấn và góp ý cho Việt Trinh nhiều khâu trong quá trình tuyển lựa diễn viên, triển khai các câu chuyện mang nhiều màu sắc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Ngoài bốn vai diễn đánh dấu các cột mốc trong cuộc đời, Việt Trinh còn được khán giả yêu thích qua các bộ phim: Vĩnh biệt mùa hè, Xương rồng đen, Sao em vội lấy chồng....Với  các vai diễn này, người đẹp tiếp tục khẳng định khả năng diễn xuất tâm lý tài tình, đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả, từ đó được mệnh danh là nữ hoàng nước mắt của điện ảnh Việt Nam.

    Ngoài bốn tác phẩm đánh dấu các cột mốc trong sự nghiệp, Việt Trinh còn được khán giả yêu thích qua các bộ phim: “Vĩnh biệt mùa hè”, “Xương rồng đen”, “Sao em vội lấy chồng”… được mệnh danh “nữ hoàng nước mắt của điện ảnh Việt Nam”.
    Người đẹp không tham gia đóng phim từ năm 2016 dù có nhiều lời mời từ các đạo diễn. Ở tuổi 49, diễn viên có cuộc sống bình yên bên con trai tại TP HCM. Việt Trinh quan tâm đến sức khỏe bản thân nhiều hơn, tập gym, ăn chay và có thú vui chăm sóc vườn tược. “Người đẹp Tây Đô” thường lái xe từ TP HCM về nhà vườn ở Bình Dương để nghỉ ngơi mỗi khi thấy mệt mỏi.

    Những bộ phim của Việt Trinh

     
     

    Một số tác phẩm nổi bật của Việt Trinh. Video: Anh Phú

    Hoàng Dung

  • Tuấn Tú đóng ông chồng nội trợ

    Nhân vật là người tình cảm, yêu thương vợ con. Khi chấp nhận hy sinh để vợ theo đuổi đam mê kinh doanh, anh gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười trong chuyện nội trợ, bất hòa với con gái. Anh dự định ngày con trai vào lớp một, con gái tốt nghiệp cấp ba, sẽ quay trở lại chăm lo sự nghiệp. Thế nhưng, mẹ anh bỗng đến sống cùng gia đình, không có ý định trở về. Những mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu liên tục nảy sinh, khiến Duy Anh kẹt ở giữa, trở nên bất lực. Kế hoạch quay lại công việc của anh cũng sụp đổ.

    Trailer phim 'Anh có phải đàn ông không?'

     
     

    Trailer phim “Anh có phải đàn ông không?”. Video: VFC

    Tuấn Tú nói: “Tôi ăn mặc giản dị hơn khi đóng các bộ phim trước đây để phù hợp hình tượng nhân vật. Trong khi đa số phim truyền hình hiện nay xoay quanh các nhân vật trung tâm là phái nữ, Anh có phải đàn ông không? phần nào thể hiện những tâm tư, khúc mắc của phái mạnh trong cuộc sống”. Diễn viên sẽ đóng cặp Thúy An – vai Thùy Dung, một phụ nữ mạnh mẽ, tháo vát.

    Diễn viên Tuấn Tú. Ảnh: Facebook MC Tuấn Tú

    Diễn viên Tuấn Tú. Ảnh: Facebook MC Tuấn Tú

    Diễn viên trở lại phim ảnh từ năm 2019 với vai Quốc trong phim Về nhà đi con, sau chín năm dừng hoạt động nghệ thuật. Từ đó đến nay, anh đóng thêm các phim Những ngày không quên, Lựa chọn số phận và gần nhất là 11 tháng 5 ngày.

    Đạo diễn Trịnh Lê Phong cho biết tác phẩm nói về những người đàn ông ngoài 40 tuổi, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống vì áp lực từ gia đình, xã hội. Ngoài Tuấn Tú, Hà Việt Dũng đóng Nhật Minh – người đàn ông luôn nỗ lực, chăm chỉ trong công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, tính cách cầu toàn thái quá khiến anh gặp nhiều cảm xúc rối ren, không tìm được tiếng nói chung với vợ.

    Nhan Phúc Vinh đóng Khang, công tử nhà giàu, độc thân, theo đuổi lối sống không cần phụ nữ. Gia đình phá sản, Khang trở thành kẻ trắng tay, phải chuyển từ ngôi nhà sang trọng đến khu ổ chuột. Biến cố khiến anh thay đổi nhiều quan niệm sống, biết yêu thương và đồng cảm với mọi người.

    Hà Thu

  • Mai Tài Phến đóng giang hồ

    Diễn viên vào vai Bình Báo – tay giang hồ có tiếng trong quá khứ, nay rút lui ở ẩn, sống với con trai nuôi sáu tuổi, hành nghề thợ may. Khi nhịp sống đang bình yên, bác sĩ báo với Bình trái tim con trai anh cần phải được thay thế càng sớm càng tốt. Trong lúc tìm cách để có tiền chữa bệnh cho con, Bình bị nhiều người lùng sục, đưa anh trở lại cuộc sống xưa.

    Mai Tài Phến đóng vai giang hồ

     
     

    Mai Tài Phến diễn cảnh cha con trong web drama “Bình Báo”. Video: YouTube Mai Tài Phến

    Kể từ phim điện ảnh Chị trợ lý của anh đóng chung Mỹ Tâm năm 2019, Mai Tài Phến mới trở lại diễn xuất. Diễn viên gây chú ý với hình tượng gai góc, phong trần của một tên giang hồ nhưng chứa đựng sự ấm áp của người bố. Tập một phát hành ngày 4/1 đang hút gần 120.000 lượt xem trên YouTube. Nhiều khán giả bất ngờ về lựa chọn nhân vật, nét diễn mới của Mai Tài Phến. Số khác thích thú khi phim lồng hai bản hit của Mỹ Tâm gồm Nụ hôn bất ngờVì em quá yêu anh. Phần nhạc phim chính Mai Tài Phến đảm nhận, hát lại Hơn cả yêu (sáng tác Khắc Hưng) – bản hit của Đức Phúc phát hành năm 2020.

    Hình ảnh phong trần của Mai Tài Phến trong web drama Bình Báo. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Tạo hình của Mai Tài Phến trong web drama “Bình Báo”. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Mai Tài Phến mất ba năm để ra mắt web drama đầu tay. Không chỉ diễn xuất, anh còn đảm nhận vai trò biên kịch, đạo diễn. Phần ý tưởng được diễn viên nảy ra trong một đêm trằn trọc vì trước đó hủy nhiều kịch bản không ưng ý. Hình ảnh người thợ may trong phim được lấy cảm hứng từ chính công việc của bố Mai Tài Phến.

    Quá trình bấm máy gặp khó khăn, nhất là thời điểm Covid-19 bùng phát, phải hoãn 5 tháng. Để vào vai giang hồ, Mai Tài Phến tập gym để cơ thể rắn chắc, tìm tòi nhân vật bằng cách xem nhiều phim. Diễn viên nhận mình là người sống nội tâm nên phân đoạn tình cảm gia đình không phải là trở ngại lớn. Cảnh hành động, đánh đấm, Mai Tài Phến được tổ cascadeur hỗ trợ nên không xảy ra tai nạn hay sự cố nghiêm trọng.

    Mai Tài Phến cho biết thời gian qua vắng bóng vì muốn tập trung chuẩn bị cho dự án. Thời dịch, anh ít ra ngoài, chọn cách sống trầm lặng, đơn giản. Diễn viên nói: “Tôi theo học và tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh đến nay đã gần 10 năm. Quãng thời gian đủ dài này giúp tôi có sự tiến bộ về vai diễn, cách sống. Tôi thấy khả năng diễn xuất của bản thân hiện ở mức ổn. Tôi phải nghiên cứu, cố gắng hoàn thiện mình hơn ở các vai sắp tới”.

    MV 'Đừng hỏi em'

     
     

    Mai Tài Phến diễn xuất cùng Mỹ Tâm trong MV “Đừng hỏi em” phát hành năm 2017. Video: YouTube My Tam

    Mai Tài Phến sinh ngày 25/5/1991 ở Bạc Liêu trong gia đình có bố mẹ làm nghề kinh doanh. Diễn viên tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM năm 2016, làm tự do. Năm 2017, Mai Tài Phến đoạt quán quân Gương mặt điện ảnh. Anh được công chúng chú ý nhiều khi tham gia diễn xuất trong MV Em gái mưa của Hương Tràm, MV Đừng hỏi em của Mỹ Tâm. Năm 2019, Mai Tài Phến có vai chính điện ảnh đầu tay trong Chị trợ lý của anh, đóng cặp Mỹ Tâm, làm dấy tin đồn yêu nhau trong nhiều năm qua.

    Tân Cao

  • Phim kiếm hiệp Kim Dung tràn lan, nhạt vị

    Thiên Long Bát Bộ 2021 của đạo diễn Vu Vinh Quang thu hút chú ý khi mới ra mắt nhưng sau đó không còn sức nóng, ít được quan tâm. Tác phẩm không tránh khỏi “vết xe đổ” của loạt phim chuyển thể tiểu thuyết Kim Dung 10 năm qua. Dù vậy, trong danh sách chờ phát sóng, vẫn còn hàng loạt tác phẩm, như Thần điêu đại hiệp (Đồng Mộng Thực, Mao Hiểu Tuệ đóng chính), Phi hồ ngoại truyện (Tần Tuấn Kiệt, Lương Khiết đóng chính), hai phim điện ảnh Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2022 của đạo diễn Vương Tinh…

    Cảnh phim 'Thiên Long Bát Bộ' bị chê thô thiển

     
     

    Cảnh Đoàn Dự (Bạch Chú đóng) tè ra quần trong “Thiên Long Bát Bộ” 2021 bị khán giả chê thô thiển, làm hỏng tinh thần nguyên tác. Video: QQ

    Bất kể bị chê bai nhiều, các tác phẩm mới chuyển thể tiểu thuyết Kim Dung vẫn tràn lan. Sự ngán ngẩm của khán giả tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm được thực hiện. Điều này cho thấy cái tên Kim Dung vẫn có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực phim truyền hình Hoa ngữ.

    Theo tờ Văn Hội Báo, những năm gần đây, cách dựng phim võ hiệp có điểm chung là: Êkíp dùng hai chữ “Kim Dung” để tạo sự chú ý, bình luận của khán giả, sau đó thêm thắt các chiêu trò khác để gây bàn tán, tranh cãi. Chẳng hạn, Tiếu ngạo giang hồ 2013 thêm tình tiết Đông Phương Bất Bại yêu Lệnh Hồ Xung. Phim Lộc Đỉnh Ký 2020 biến Vi Tiểu Bảo thành gã hề với đủ biểu cảm hài hước, khiến phim như video tấu hài trên TikTok… Những sản phẩm này mang vỏ bọc “phim Kim Dung” nhưng thực chất là những câu chuyện ngôn tình của trai xinh gái đẹp. Cách biên kịch thiếu hợp tình hợp lý khiến các tác phẩm trở nên nhạt vị.

    Phim kiếm hiệp Kim Dung tràn lan, nhạt vị

     
     

    Biểu cảm, điệu bộ của Trương Nhất Sơn trong “Lộc Đỉnh Ký” 2020. Video: Bilibili

    Điều thú vị, từ đầu thế kỷ 21 đến nay, mỗi phim Kim Dung đều bị khán giả chê bai khi mới ra mắt. Nhưng khi có phiên bản mới, bản bị chê bai trước đây lại được đánh giá cao hơn. Ví dụ, ở Thiên Long Bát Bộ 2013, nhân vật Kiều Phong (Chung Hán Lương đóng) bị chê cười vì xuất hiện với chiếc ván trượt. Nhưng khi có Thiên Long Bát Bộ 2021, không ít khán giả nói bản của Chung Hán Lương “tạm chấp nhận được”. Hoặc sau Lộc Đỉnh Ký 2020, bản của Huỳnh Hiểu Minh (2008) cũng được nhiều người khen hơn. Ngoài ra, khi Ỷ Thiên Đồ Long Ký phát sóng năm 2019, một bộ phận khán giả thừa nhận trước đây “đánh giá quá thấp” bản Đặng Siêu đóng chính năm 2009.

    Các phim kiếm hiệp do Trương Kỷ Trung sản xuất từng gây tranh cãi khi mới ra mắt. Song đến nay, phần đông khán giả đánh giá tích cực. Kiều Phong do Hồ Quân đóng và Vương Ngữ Yên của Lưu Diệc Phi (Thiên Long Bát Bộ 2003) đến nay có vị trí cao trong lòng người xem, không kém vị trí của Huỳnh Nhật Hoa hay Lý Nhược Đồng ở phiên bản 1997. Tiếu ngạo giang hồ (2001) do Lý Á Bằng đóng chính từng bị nhiều người chê bai song đến nay được yêu thích không kém phiên bản của TVB năm 1996.

    Hiện tượng trên phần nào cho thấy sự bất mãn của một bộ phận khán giả với các bản chuyển thể mới, mặt khác như một gợi ý, mở lối phát triển cho dòng phim kiếm hiệp. Sự yêu thích của người xem với các tác phẩm do Trương Kỷ Trung sản xuất đồng nghĩa khán giả ngày càng hiểu và đón nhận cách cải biên của Trương Kỷ Trung. Điều này cho thấy dòng phim chuyển thể tiểu thuyết kiếm hiệp vẫn còn không gian để sáng tạo, đổi mới.

    Trước đây, nhiều phim điện ảnh thành công khi vừa sáng tạo nội dung vừa giữ được vị võ hiệp, như Đông Tà Tây Độc của Vương Gia Vệ hay Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại của Từ Khắc. Những tác phẩm này lấy cảm hứng nhân vật trong truyện, xây dựng câu chuyện mới mẻ, phong cách nghệ thuật độc đáo.

    Cảnh Đoàn Dự gặp Vương Ngữ Yên bản 2003

     
     

    Lâm Chí Dĩnh và Lưu Diệc Phi trong “Thiên Long Bát Bộ” 2003 do Trương Kỷ Trung sản xuất. Video: CCTV

    Vũ trụ nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung đa dạng, đặc sắc. Cuộc đời nhiều nhân vật phụ đều có thể phát triển thành câu chuyện độc lập, thậm chí không bị giới hạn bởi từ “võ hiệp”. Tinh thần hiệp nghĩa không nhất thiết chỉ có thể thể hiện qua việc đánh đấm. Những tưởng tượng mới về truyện Kim Dung có thể vượt qua giới hạn của thế giới võ lâm, giang hồ. Điều này phụ thuộc sự dũng cảm chấp nhận thử thách, đổi mới của người làm phim.

    Nghinh Xuân (theo Văn Hội Báo)

  • ‘Emily in Paris’ có thêm hai phần

    Ngày 11/1, Netflix thông báo duyệt kế hoạch sản xuất mùa ba và bốn cho series ăn khách Emily in Paris. Nhà làm phim Darren Star – từng thành công với thương hiệu Sex and the City – tiếp tục chỉ đạo nội dung. Tony Hernandez (JAX Media), Lilly Burns (JAX Media) và Andrew Fleming tham gia sản xuất.

    Emily in Parsis trailer Lily Collins

     
     

    Trailer “Emily in Paris”. Video: Netflix

    Kịch bản xoay quanh Emily Cooper (Lily Collins đóng) sống tại Chicago (Mỹ) và làm việc trong lĩnh vực quảng cáo thời trang. Cô thay sếp đến Paris (Pháp) một năm để giám sát quá trình mua lại một công ty quảng cáo ở đây nhằm mở rộng thị trường ở châu Âu. Emily gặp nhiều rắc rối với nền văn hóa và con người Paris. Tác phẩm khai thác những sự khác biệt này để tạo các tình tiết gây cười.

    Series ban đầu thuộc bản quyền của kênh Paramount, sau đó bán lại cho Netflix. Hai phần đầu gây chú ý, thu hút hàng chục triệu lượt xem và vào top 10 phim thịnh hành trên nền tảng phim trực tuyến này. Bên cạnh Lily Collins, series quy tụ dàn sao như Philippine Leroy Beaulieu, Lucas Bravo, Samuel Arnold…

    Khi mới phát sóng, Emily in Paris từng nhận làn sóng chỉ trích từ khán giả Pháp, cho rằng bộ phim xúc phạm và chế giễu văn hóa nơi đây. Tác phẩm cường điệu hóa những đặc điểm của người dân Paris để gây cười. Tuy nhiên, phim đón nhận sự ủng hộ của một số đối tượng khán giả khác, cho rằng sự châm biếm trong phim nhẹ nhàng và thú vị. Trang Rotten Tomatoes nhận xét: “Dù mang nhiều định kiến về nước Pháp, Emily in Paris là một bộ phim giả tưởng lãng mạn đặc thù có chất lượng tốt, với trang phục đẹp mắt và những màn diễn xuất quyến rũ”.

    Đạt Phan

  • ‘The Power of the Dog’ là phim xuất sắc Quả Cầu Vàng 2022

    Lễ trao giải Quả Cầu Vàng 2022 diễn ra sáng 10/1 (giờ Hà Nội) theo hình thức kín, không phát trực tiếp trên truyền hình, không thảm đỏ. Ban tổ chức cập nhật kết quả trên website và các nền tảng mạng xã hội.

    The Power of the Dog thắng một trong những giải quan trọng nhất. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại của đạo diễn người New Zealand Jane Campion – nổi tiếng với The Piano (1993), Holy Smoke!(1998), Bright Star (2009)… – sau 12 năm không làm phim điện ảnh.

    >>> ‘The Power of the Dog’ – cuộc chiến tâm lý

    Phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Thomas Savage, xoay quanh Phil Burbank (Benedict Cumberbatch), một cao bồi sống ở miền Tây nước Mỹ. Anh luôn tỏ ra gia trưởng, nam tính nhưng thực chất để che giấu bí mật của bản thân.

    Ngoài giải cho phim, Jane Campion thắng đạo diễn xuất sắc. Diễn viên trẻ người Australia Kodi Smit-McPhee giành giải hạng mục nam phụ với vai chàng trai trẻ sống tại miền Tây nước Mỹ. Nhân vật dần nảy sinh mối quan hệ đồng tính với cao bồi lớn tuổi do Benedict Cumberbatch đóng.

    Trailer 'The Power of the Dog'

     
     

    Trailer “Power of the Dog”. Video: YouTube Netflix

    Minh tinh Nicole Kidman có Quả Cầu Vàng thứ tư với giải nữ chính mảng điện ảnh chính kịch cho phim Being the Ricardos. “Thiên nga Australia” vào vai ngôi sao truyền hình Lucille Ball trong giai đoạn cuộc hôn nhân của bà với Desi Arnaz sắp tan vỡ. Trong sự nghiệp, Kidman từng 16 lần nhận đề cử Quả Cầu Vàng. Giải nam chính được trao cho Will Smith với vai Richard Williams – cha của hai ngôi sao quần vợt Venus và Serena Williams. Smith được giới phê bình đánh giá là ứng viên sáng giá của đường đua Oscar 2022.

    >>> Danh sách giải thưởng Quả Cầu Vàng 2022

    Bom tấn West Side Story của đạo diễn Steven Spielberg là phim hài/nhạc kịch xuất sắc. Tác phẩm lấy cảm hứng từ vở nhạc kịch và bộ phim kinh điển cùng tên ra đời giữa thế kỷ 20. Kịch bản lấy bối cảnh New York cuối thập niên 1950, xoay quanh vụ tranh chấp địa bàn giữa các băng đảng thanh niên da trắng và dân nhập cư Puerto Rico.

    Trailer phim "West side Story"

     
     

    Trailer “West Side Story”. Video: 20th Century Studios

    Rachel Zegler thắng giải nữ chính hạng mục điện ảnh hài/nhạc kịch với vai đầu tay – cô gái nhập cư Maria Vasquez – trong bom tấn West Side Story. Andrew Garfield lần đầu nhận Quả Cầu Vàng sau ba lần đề cử với vai chính trong phim âm nhạc tick…tick…BOOM!. Anh cũng được giới chuyên môn dự đoán là ứng viên sáng giá trong đường đua Oscar.

    Tác phẩm Drive My Car của Nhật Bản là “Phim không nói tiếng Anh xuất sắc”, trong khi Encanto của hãng Disney thắng phim hoạt hình của năm. Theo Variety, từ năm sau, HFPA cho phép phim hoạt hình và phim không nói tiếng Anh tranh tài các giải phim hay nhất (hạng mục chính kịch và hài/nhạc kịch).

    Kenneth Branagh nhận giải “Kịch bản xuất sắc” với phim Belfast. Nhà soạn nhạc Hans Zimmer được trao Quả Cầu Vàng thứ ba – trong 15 đề cử – với phần nhạc nền bom tấn viễn tưởng Dune. Ngôi sao nhạc pop Billie Eilish cùng anh trai Finneas O’Connell thắng giải “Ca khúc nhạc phim hay nhất” với No Time To Die.

    'No Time To Die' - Billie Eilish

     
     

    Ca khúc “No Time To Die” – Billie Eilish. Video: YouTube Billie

    Ở lĩnh vực truyền hình, series Succession của HBO vượt Squid Game và thắng hạng mục “Series chính kịch xuất sắc”. Loạt phim xoay quanh bốn người con trong một gia đình giàu có, tiếp quản tập đoàn của cha sau khi ông qua đời. Phim cũng nhận thêm hai giải cho Jeremy Strong – hạng mục nam diễn viên và Sarah Snook hạng mục Nữ phụ.

    O Yeong Su trong vai Oh Il Nam phim Squid Game. Ảnh: Netflix

    O Yeong Su trong vai Oh Il Nam phim “Squid Game”. Ảnh: Netflix

    Diễn viên Hàn Quốc O Yeong Su gây bất ngờ khi thắng giải “Nam phụ xuất sắc trong series, limited series và phim truyền hình” với vai diễn trong Squid Game. Ông hóa thân Oh Il Nam, người chơi lớn tuổi số 001. Theo Chosun, O Yeong Su từ một gương mặt xa lạ với công chúng ngay cả ở Hàn Quốc trở thành ngôi sao thế giới sau Squid Game. O Yeong Su tên thật là O Se Kang, sinh năm 1944 tại Gyeonggi. Diễn viên bắt đầu đóng phim từ năm 1967, hiện góp mặt trong hơn 200 tác phẩm.

    Trước lễ trao giải, êkíp Hàn Quốc thông báo sẽ không đến Mỹ dự chương trình. Squid Game còn hai đề cử “Series chính kịch” và giải nam chính cho Lee Jung Jae nhưng không chiến thắng.

    Trailer Squid Game

     
     

    Trailer “Squid Game”. Video: Netflix

    Jason Sudeikis lần thứ hai liên tiếp giành danh hiệu “Nam chính series hài – nhạc kịch” với vai trong Ted Lasso. Michaela Jaé Rodriguez trở thành người chuyển giới đầu tiên thắng Quả Cầu Vàng với vai chính Bianca Rodriguez trong series chính kịch Pose.

    Hai ngôi sao gạo cội Michael Keaton và Kate Winslet lần lượt chia nhau giải nam – nữ chính trong mảng series, limited series và phim truyền hình. Winslet có Quả Cầu Vàng thứ tư trong sự nghiệp với vai nữ thám tử trong Mare of Easttown. Keaton thắng nhờ vai chính trong Dopesick.

    Lễ trao giải diễn ở khách sạn Beverly Hiltonra trong bối cảnh đơn vị tổ chức – Hiệp hội Báo chí Nước ngoài ở Hollywood (HFPA) – bị tẩy chay vì bê bối không có người da đen trong hội đồng chấm giải. Đài NBC – đơn vị sở hữu bản quyền truyền hình – không phát sóng chương trình. Theo Variety, nhiều sao Hollywood từ chối tham dự.

    HFPA cho biết hội đã nỗ lực thay đổi và tuyển thêm 21 thành viên mới. Trong lễ trao giải, ban tổ chức giới thiệu kế hoạch 5 năm nhằm cải tổ lại hệ thống giám khảo và hỗ trợ những dự án nhằm tăng tính đa dạng sắc tộc, giới tính… ở Hollywood. HPFA cũng khẳng định là một trong những tổ chức đóng góp nhiều cho cộng đồng, đã quyên góp hơn 50 triệu USD cho các dự án từ thiện trong 25 năm qua.

    Đạt Phan