Tag: review tv series

  • Đánh giá phim hậu duê mặt trời phiên bản việt nam

    Đánh giá phim hậu duê mặt trời phiên bản việt nam

    Với những mọt phim Hàn nói riêng và những người thích xem phim truyền hình nói chung thì bộ phim Hậu Duệ Mặt Trời do xứ sở kim chi sản xuất không có gì xa lạ. Trước khi ra mắt, Hậu Duệ Mặt Trời đã gây bão khắp nơi do quy tụ dàn diễn viên danh tiếng, trẻ đẹp, bên cạnh đó còn sở hữu nội dung đầy cuốn hút và mới lạ… Vì có quá nhiều ưu điểm nên Hậu Duệ Mặt Trời đã trở thành dự án remake đầy tiềm năng đối với các quốc gia khác, đặc biệt là Việt Nam.

    Hậu Duệ Mặt Trời bản gốc do Hàn Quốc sản xuất. Nguồn: Vietnamnet.

    Nhưng có một vấn đề khá lớn mà các nhà sản xuất phim thường gặp phải khi quyết định remake lại các tác phẩm nổi tiếng chính là cái bóng quá lớn của phiên bản gốc. Việt Nam đã từng remake rất nhiều bộ phim truyền hình cũng như điện ảnh khác nhau của Hàn Quốc trước đây nhưng hầu như đều vấp phải sự phản đối của người hâm mộ, từ đó không đạt được nhiều thành công cũng như tiếng vang. Vì thế với một bộ phim với thành tích khủng như Hậu Duệ Mặt Trời khi được thông báo chính thức sẽ có phiên bản Việt Nam đã tạo nên làn sóng phản đối dữ dội. Nhưng sự phản đối càng nhiều thì sự quan tâm của khán giả và truyền thông càng lớn. Hiện nay từ khóa Hậu Duệ Mặt Trời Việt Nam đang rất hot trên mạng xã hội, nhất là sau khi những tập đầu của phim được phát sóng.

    Bốn nhân vật chính của Hậu Duệ Mặt Trời Việt Nam.

    Nội dung của phiên bản này cũng không quá khác với bản gốc là mấy, vẫn là câu chuyện tình yêu hài hước, lãng mạn xoay quanh hai cặp đôi. Tuy nhiên điều khiến khán giả “ném đá” chính là những gương mặt được lựa chọn để vào vai bốn nhân vật chính đều bị đánh giá là không phù hợp với hình tượng nhân vật cũng như khả năng diễn xuất vẫn còn hạn chế.

    Đại úy Duy Kiên của Song Luân

    Đầu tiên là Đại úy Duy Kiên (Song Luân) – người nhận ít phản đối nhất trong bốn người do sở hữu vẻ ngoài sáng, thân hình chuẩn. Tuy nhiên, diễn xuất của Song Luân vẫn là điều khiến khán giả lo ngại. Nhưng khi những tập đầu tiên được phát sóng, điều lo ngại ấy dần vơi đi bớt phần nào, phần thể hiện của Song Luân được đánh giá là khá tự nhiên, không quá gượng gạo. Tuy phần tính cách nhân vật Đại úy sang phiên bản Việt Nam bị chỉnh sửa trở nên lưu manh hơi lố theo hướng soái ca trong mấy tiểu thuyết ngôn tình nhưng cũng không đến nỗi gây khó chịu cho người xem. Theo nhìn nhận ở những tập đầu tiên, Song Luân đã hoàn thành vai Duy Kiên của mình khá tốt và ổn định, mong về sau những phân đoạn cao trào cần cảm xúc nhiều anh cũng giữ phong độ như vậy thì không có gì để chê cả.

    Phân cảnh hất điện thoại đầy gượng gạo của Khả Ngân khiến khán giả dậy sóng.

    Đã nhắc nam chính thì cũng không nên bỏ quên nữ chính, vai bác sĩ Hoài Phương được giao cho Khả Ngân đảm nhận. Do điểm xuất phát ban đầu của cô nàng là hot girl nên Khả Ngân nhận bị phản đối kịch liệt từ khán giả do kinh nghiệm và diễn xuất còn hạn chế. Dù sở hữu gương mặt khả ái, hút ánh nhìn nhưng phần thể hiện của cô lại khá gượng gạo, chưa kể nhiều lúc lại quá đơ, đặc biệt là những phân cảnh bác sĩ Hoài Phương gặp Đại úy Duy Kiên. Thiệt sự mà nói vẻ ngoài dễ thương của Khả Ngân khó mà có thể lấp đi sự yếu kém trong diễn xuất của mình, có lẽ nhà sản xuất đã khá liều mạng khi trao cho Khả Ngân vai diễn chính khá nặng đô (nặng ở chỗ khán giả quá yêu thích vai diễn gốc của Song Hye Kyo) như vậy. Mong các tập về sau Khả Ngân sẽ bớt “không cảm xúc” như vậy để khán giả không phải đứng ngồi không yên như thế này.

    Cao Thái Hà hơi dừ với vai Minh Ngọc.

    Về phần nữ phụ thì trái hoàn toàn với nữ chính, nàng Quân y Minh Ngọc do Cao Thái Hà thủ vai lại có diễn xuất tự nhiên do kinh nghiệm của cô đã sẵn có qua nhiều vai diễn. Nhưng vấn đề mà Cao Thái Hà gặp phải không phải do vẻ ngoài của cô không đẹp mà là do tuổi tác cô khá lệch so ba người còn lại mà lại vào vai nhỏ tuổi nhất. Cảnh mà Minh Ngọc chạm mặt Hoài Phương rồi gọi chịngọt xớt khiến khán giả khó mà không phì cười. Mà vấn đề này chắc chắn không khắc phục được rồi nên người xem chỉ nên nhắm mắt cho qua nếu muốn xem tiếp thôi.

    Còn nhân vật Thượng sĩ Bảo Duy do Hữu Vi thủ vai sánh đôi cùng Cao Thái Hà chính là người nhận được nhiều gạch đá nhất. Đánh giá về độ hợp vai thì Hữu Vi không thể nào toát ra thần thái vừa nghiêm túc vừa nhây bựa như ở bản gốc đã làm, đó là chưa kể đến diễn xuất hạn chế và gương mặt lúc nào cũng lờ đờ như phê ngủ của anh cũng khiến khán giả chán ngán. Dù ngay từ ngày đầu công bố dàn diễn viên thủ vai khán giả đã phản đối kịch liệt nhưng đạo diễn cũng không mấy quan tâm nên người xem chỉ biết lắc đầu và phẫn nộ thôi chứ cũng chẳng thể nào làm gì khác.

    Về phần kịch bản và tình tiết thì có những điểm bộ phim có những điểm làm khá ổn nhưng cũng có quá nhiều điều gây thất vọng. Tuy nhiên, biên kịch có vẻ đã gọt giũa nội dung và biến nó trở nên thuần Việt hơn, bên cạnh đó đã khiến cách hành xử của các nhân vật cũng đậm chất người Việt hơn. Vì thế, người xem nên đánh giá khách quan về điểm này đừng nên yêu cầu phải y như bản gốc. Phải có sự khác biệt rõ ràng chứ không thể để một bộ phim do người Việt sản xuất mà y như phim Hàn được. Còn điều chưa ổn chính là biên kịch giũa quá nhiều mà gọt luôn những câu thoại và phân cảnh thú vị, điểm sáng khiến khán giả khó quên ở bản gốc, điều này khá là đáng tiếc cho bộ phim.

    Cảnh bắt cướp giật… xúc xích khiến khán giả lao xao. Nguồn: Infogame

    Còn về cách dẫn dắt tình tiết thì ở Hậu Duệ Mặt Trời Việt Nam y như một bộ phim sitcom dành cho thanh thiếu niên tuổi mới lớn. Cách hành xử của các nhân vật còn khá hời hợt (không biết là do kịch bản hay do diễn xuất) và các tình huống trong phim còn quá khiên cưỡng, chẳng hạn như chuyện bắt cướp giật… xúc xích, thiệt sự là quá tào lao. Ở những phân cảnh như vậy, có lẽ khán giả đều phải bật cười nhưng không phải do buồn cười mà do nực cười quá đỗi. Không biết tại sao từ một drama Hàn lãng mạn, hài hước pha chút hành động mà lại thành một bộ sitcom Việt nhây nhựa như vậy.

    Phần hình ảnh và âm thanh tuy có phần đầu tư nhưng vẫn gặp quá nhiều hạn chế như trang điểm cho nhân vật người thì nhạt nhòa, mệt mỏi, người thì đậm đà quá nên già thêm mấy tuổi. Màu phim lại có đôi phần quá sáng và mộng mơ khiến tính chân thực của một bộ phim pha chút hơi hướng quân đội và chính trị như thế này bị giảm bớt. Âm thanh thì cũng tạm ổn không có gì quá đáng để chê trách.

    Màu phim có phần quá sáng và hơi mơ mộng. Nguồn: Vietnamnet.

    Nhìn chung, với 6 tập đầu đã được phát sóng, Hậu Duệ Mặt Trời Việt Namvẫn chưa có gì đột phá để khán giả phái tấm tắc khen nhưng lại để lộ nhiều khuyết điểm đáng nghi ngại. Nên nếu khán giả cần một bộ phim đậm chất giải trí thì nên xem còn nếu có quá nhiều kì vọng hay có ấn tượng mạnh với bản gốc thì nên cân nhắc để khỏi rước thêm bực vào thân.

    Xem thêm: Đánh giá phim Venom – phim khá ổn mặc dù không xuất sắc

  • Đánh giá phim American Gods – Hành trình của niềm tin

    Đánh giá phim American Gods – Hành trình của niềm tin

    “Thần là gì? Chúng ta có thực sự biết được sự tồn tại của họ? Con người tin tưởng nhiều thứ, có nghĩa các vị thần là có thật. Bởi chúng ta tin rằng họ có thật. Vậy điều gì có trước? Những vị thần hay những con người tin tưởng vào sự tồn tại của họ?” – Mr Wednesday.

    8 tập phim của American Gods – dựa trên tiểu thuyết bán chạy cùng tên của nhà văn Neil Gaiman do Bryan Fuller và Michael Green đạo diễn kiêm sản xuất đưa khán giả đến với cuộc hành trình khám phá đức tin và sức mạnh ẩn sau những tín ngưỡng của con người. Câu chuyện kể về Shadow Moon – một cựu tù nhân đang trên đường trở về nhà sau khi nghe tin vợ và bạn thân của anh đã chết trong một vụ tai nạn giao thông. Trên chuyến bay trở về, anh gặp Mr Wednesday – một nhân vật bí ẩn đã ngỏ lời mời anh làm vệ sĩ cho ông ta. Kể từ đó, Shadow liên tiếp gặp phải những điều vô cùng bí ẩn, hoang đường mà anh không thể nào lý giải nổi. Chính Shadow cũng không biết anh đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến giữa những vị thần cũ và thần mới. Mỗi một tập phim sẽ hé lộ những cựu thần trôi dạt từ thần thoại Bắc Âu, Ai Cập hay các nước Châu Phi theo chân loài người từ đất Mỹ từ xa xưa. Họ đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên khi nhân loại đang tôn thờ những vị thần mới đại diện cho toàn cầu hóa, công nghệ, truyền thông, mạng xã hội…

    Mr Wednesday & Shadow Moon (Nguồn: Digital Trends)

    Điểm nổi bật nhất của bộ phim phải kể đến diễn xuất của 2 diễn viên kỳ cựu Ian McShane (John Wick, DeadWood, Cướp Biển Vùng Caribe…) trong vai Mr Wednesday và Gillian Anderson (The X Files) với vai vị thần Media. Từng dáng vẻ, cử chỉ ngôn ngữ của Mr Wednesday khiến ta thấy tò mò bởi dường như ông ta luôn giấu diếm một điều gì đó. Sử dụng sự thông tuệ với những mánh khóe gian xảo, Mr Wednesday luôn có được những thứ mà ông muốn. Thỉnh thoảng những lời châm biếm hài hước của ông ta giống như một chút gia vị làm tăng sức hấp dẫn của bộ phim.

    Nam diễn viên Ian Mcshane (Nguồn: Variety)

    Phải nói Gillian Anderson đã hóa thân một cách quá tài tình trong vai Media. Bản chất của nhân vật này giống như một con tắc kè hoa, luôn biến đổi để hội nhập thông qua những nhân vật hình tượng công chúng. Nói nôm na, Media chính là báo chí, là TV, là những gì chúng ta thấy trên màn ảnh lớn hay nhỏ. Đó là lý do mà Anderson hóa trang thành các nhân vật huyền thoại Hollywood, biểu tượng của văn hoá đại chúng cũng như phần nào thấy được tầm ảnh hưởng của Media như Lucy Ball, David Bowie, Marilyn Monroe. Nếu Mr Wednesday đại diện cho sự thông thái, trí tuệ của những vị thần cũ thì Media là một vị tân thần xinh đẹp, quyền lực có khả năng chi phối “mọi khán giả”.

    Nữ diễn viên Gillian Anderson (Nguồn: IndieWire)

    Tôn giáo luôn là chủ đề hấp dẫn, đầy lôi cuốn đối với nhà văn Neil Gaiman. Đến với American Gods, ông vẽ lên một bức tranh tổng thể về giá trị văn hóa, những tôn giáo đang tồn tại ở một đất nước đa chủng tộc, đầy màu sắc nhưng cũng là hiện thân của toàn cầu hóa. Nhiều người đến từ các quốc gia khác nhau đem theo ước mơ, hy vọng và cả lòng tin khi đặt chân đến vùng đất màu mỡ mang tên Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đó là lý do trong American Gods xuất hiện không chỉ một mà đến hàng chục vị Chúa Jesus. Bởi như nhân vật Wednesday đã nói: chúng ta không chỉ có vị Chúa Jesus da trắng mà còn Mexican Jesus, African American Jesus, Greek Jesus – đại diện cho mỗi một dân tộc, tôn giáo.

    Có lẽ 480 phút của bộ phim cũng chưa đủ để nói hết được vẻ đẹp của tín ngưỡng nhưng American Gods cuốn hút người xem không chỉ bởi những câu chuyện thần thoại đầy ma mị và huyền bí. Nó khiến ta phải đặt câu hỏi thế nào là lòng tin? Và sức mạnh của lòng tin trong mỗi người lớn thực sự lớn đến đâu? Trong thế giới thần thánh của Gaiman phụ thuộc vào đức tin của con người. Ông cho rằng thần thánh không bất tử. Họ được xây dựng từ lòng tin của con người và một khi lòng tin đã mất thì các vị thần cũng dần dần bị lãng quên rồi biến mất.

    Trong thời buổi toàn cầu hóa, con người theo đuổi những thứ tân thời (smartphone, thời trang, mạng xã hội), chạy theo đồng tiền và vật chất chứ đâu còn cầu nguyện để có được miếng ăn như trước. Và rồi những “tân thần” mới nổi lên – hiện thân cho một xã hội năng động và đầy phát triển như công nghệ, truyền thông, mạng xã hội… Họ là mối đe dọa đối với những vị thần cũ. Bản chất của những vị tân thần là tạo lập thương hiệu. Càng nhiều người bỏ thời gian và tin tưởng những gì họ nghe hay đọc được trên Internet, báo chí, TV thì các vị thần mới lại càng mạnh. Ngay cả một nữ thần biểu tượng cho sắc đẹp, quyền năng của nước Ả Rập cũng phải cúi mình trước sự tiến hóa của xã hội. Vì sợ bị lãng quên, bà phải nhờ đến công nghệ để tìm lại sự tôn thờ và “chiêu mộ” những kẻ sùng bái theo một phương thức mới.

    Nhưng trong số các vị thần cũ, cũng có những người không bao giờ chịu sự khuất phục trước một thế giới hiện đại mà con người đang dần bỏ rơi lịch sử. Wednesday – đại diện cho “Old Gods” ấp ủ một kế hoạch, một cuộc chiến để chống lại các vị tân thần. Ông tin rằng con người sẽ hiểu được sức mạnh của lòng tin. Bởi trước khi có smartphone hay những thứ vật chất xa hoa hào nhoáng, loài người từng phải cầu xin các vị thần để có được miếng ăn. Suy cho cùng, trong những giờ khắc tuyệt vọng nhất, họ luôn tìm đến thần thánh để có được sự bình yên và hy vọng.“Thần vĩ đại nhưng con người còn vĩ đại hơn. Từ trái tim con người thần đến và cũng từ trái tim của con người thần sẽ trở về” (trích câu nói của người dẫn truyện trong American Gods – tập 5)

    Ở American Gods, Neil Gaiman không phê phán hay nhận xét bất kỳ tín ngưỡng nào mà ông luôn dành sự tôn trọng cho tất cả các cộng đồng tôn giáo trên khắp nước Mỹ. Ngay cả với những người không quan tâm đến tôn giáo vẫn hoàn toàn thưởng thức được nét đẹp của bộ phim theo nhiều cách khác nhau. Bởi đơn thuần ai cũng có một cuộc hành trình đi tìm niềm tin của riêng mình.

    Xem thêm: