Tag: phim siêu anh hùng

  • Review Người Nhện: Vũ Trụ Mới – bộ phim hoạt hình xuất sắc trong năm 2018

    Dựa vào tựa đề bài viết này, các bạn đọc chắc cũng đã hiểu ý kiến của người viết về Người Nhện: Vũ Trụ Mới – Spider-Man: Into The Spider-Verse: Đây là một bộ phim tuyệt vời, xuất sắc về mọi mặt.

    Nếu bạn chỉ đơn giản là một người đi xem phim hoàn toàn và không thân thuộc mấy với nhân vật Spider-Man, khả năng cao là bạn vẫn sẽ có một khoảng thời gian đầy hào hứng khi thưởng thức bộ phim như một tác phẩm điện ảnh độc lập. Bạn sẽ thích nó, và không cảm thấy mình đã phí phạm thời gian hay tiền bạc khi xem Into The Spider-Verse. Bộ phim hoàn toàn không bỏ rơi những đối tượng chưa phải là fan của Spider-Man.

    Nếu bạn đã vốn là fan gạo cội của Spider-Man, hãy chuẩn bị reo hò, phấn khích khi đây sẽ là hai tiếng đồng hồ bạn dán mắt vào màn hình với sự sung sướng tột độ. Bộ phim sẽ càng tuyệt hơn nếu bạn là một người xem truyện tranh comic, bởi bạn càng có thể trân trọng bộ phim ở một góc độ mà bộ phận khán giả còn lại có thể sẽ bỏ lỡ.

    Giác quan nhện của tôi đang rung lên… vì phấn khích. Nguồn: Trailer

    Hình ảnh và âm thanh

    Được đầu tư hết sức mạnh tay bởi ông lớn Sony, Spider-Man: Into The Spider-Verse sở hữu một loạt sound track mang phong cách chủ đạo là hiphop, techno cực chất, mục đích chính là để tương ứng với phong cách hoạt hoạ nổi bật đầy màu sắc, sử dụng sự tương phản giữa các gam màu một cách tài tình khiến cho mọi khung hình đều hết sức rực rỡ.

    Khác với đa số các bộ phim hoạt hình 3D hiện nay, sử dụng công nghệ CGI để khiến các chi tiết trở nên chi tiết và chân thật nhất có thể, Spider-Man: Into The Spider-Verse lại chọn một bước đi táo bạo bằng cách kết hợp công nghệ hoạt hình 2D cổ điển với 3D hiện đại và cho ra đời một phong cách hình ảnh đặc biệt có một không hai khiến các nhà phê bình phải trầm trồ tán thưởng.

    Màu sắc và chi tiết cực đẹp. Nguồn: Trailer

    Các nhà làm phim của Into The Spider-Verse biết đối tượng khán giả của họ gồm những ai, và rõ ràng biết phải chiều chuộng họ bằng cách nào, và từ đó bộ phim ra đời sử dụng phong cách đồ hoạ có thể được mô tả dễ hiểu là “như bạn đang đọc một quyển truyện tranh 3D vậy”.

    Phiên bản lồng tiếng Việt cũng rất đáng được khen ngợi khi các diễn viên lồng tiếng diễn rất tròn vai và đúng chất nhân vật của mình. Việc đa số những câu nói đùa, chơi chữ cũng được dịch lại về tiếng Việt rất lưu loát thể hiện sự chăm chút trong khâu dịch thuật của bộ phận phát hành tại Việt Nam.

    Nội dung

    Với sáu Người Nhện đặc trưng xuất hiện, nhà làm phim đã khéo léo sử dụng những đoạn giới thiệu cực ngắn và rất thú vị cho các nhân vật, vừa để giúp khán giả biết được cốt truyện cơ bản của nhân vật, vừa để thể hiện tính chất và làm các Spider-Man trở nên tác biệt rõ ràng hơn.

    Vẫn là cốt truyện của những phim về nhóm siêu anh hùng: Vì những lý do nhất định mà một nhóm các anh hùng với những khác biệt đặc trưng về ngoại hình và suy nghĩ phải phối hợp, cùng nhau vượt qua những bất đồng quan điểm để giải quyết mối hiểm hoạ đe doạ tính mạng của mọi người. Tuy nhiên, trong Into The Spider-Verse đó chỉ là mạch truyện phụ, nội dung chính của bộ phim chính là cuộc hành trình đi tìm ý nghĩa bản thân của hai Người Nhện trung tâm Peter Parker và Miles Morales.

    Cái tên Peter Parker trong phần phim này vừa đại diện cho một hình tượng đẹp đẽ, một tấm gương sáng mà Miles Morales luôn cố gắng để có thể trở thành, nhưng cũng vừa là hiện thân của sự chán chường, mệt mỏi và mất lòng tin vào bản thân sau những thất bại kéo dài suốt nhiều năm tháng. Peter đã không còn tin vào ý nghĩa của những chuyện tốt đẹp mình làm được dưới lớp mặt nạ Spider-Man nữa, đối với anh đó chỉ là gánh nặng muốn vứt đi nhưng không ai chịu nhận. Trái ngược lại đó chính là cậu nhóc Miles chỉ vừa chập chững trở thành Spider-Man, hào hứng với các năng lực mà mình đột ngột sở hữu, luôn tỏ ra lạc quan và sẵn sàng dấn thân, nhưng đó chỉ là bình phong cho cảm giác trách nhiệm đang trói buộc cậu phải đối mặt với nguy hiểm. Cậu vẫn chỉ là một cậu nhóc thiếu kinh nghiệm, mang trong mình nỗi sợ hãi về các thế lực có thể lấy mạng cậu bất cứ lúc nào, và hơn thế nữa chính là nỗi sợ sẽ làm mọi người thất vọng về mình.

    Hai thầy trò nhọ chính là tâm điểm của bộ phim. Nguồn: Trailer

    Một người mất đi nghị lực để tiếp tục sống đúng với khả năng và những kỳ vọng mà đáng lẽ anh ta luôn có, một người với tiềm năng vượt trội nhưng lại bị kiềm hãm bởi sự tự ti của chính bản thân. Chứng kiến hai nhân vật này dần gắn kết, học tập lẫn nhau và dần trở nên trưởng thành hơn chính là điểm cốt lõi của bộ phim này, với bài học mà bộ phim muốn nhắn gửi: Bạn có thể là bất cứ ai, sở hữu bất cứ khả năng gì, nhưng điều quan trọng nhất là khi đối mặt với nghịch cảnh, không bao giờ được phép bỏ cuộc và phải luôn tìm cách đứng lên.

    Đừng lo, không phải chỉ vì tập trung vào hai nhân vật chính mà các nhân vật phụ trở nên nhạt nhoà. Bất cứ nhân vật nào xuất hiện đều có lượng thời lượng xứng đáng để thể hiện bản thân và góp phần vào cốt truyện chính, từ bố mẹ của Miles, dì May, cho đến các Người Nhện còn lại trong đội và cả các nhân vật phản diện đều có thời điểm toả sáng của riêng mình.

    Không thiếu chỗ cho các nhân vật gây ấn tượng trong lòng khán giả. Nguồn: Trailer

    Như mọi phim của Marvel khác, sự góp mặt của Stan Lee và phân đoạn after credit là không thể thiếu, ngoài ra là vô số những chi tiết Easter Egg xuyên suốt bộ phim mà các bạn chắc chắn sẽ dễ dàng nhận ra ít nhất là hai trong số đó. Xin lưu ý với các bạn là after credit của Into The Spider-Verse là SIÊU CHẤT, không thể bỏ qua với bất cứ lý do nào!

    Lời kết

    Với hình ảnh và âm thanh trên cả tuyệt vời, nội dung phim nhẹ nhàng, đầy tình cảm và ý nghĩa nhưng cũng không kém phần hài hước, vui tươi, lồng vào đó là một thông điệp phù hợp với mọi lứa tuổi, Spider-Man: Into The Spider-Verse là một tác phẩm xuất sắc đã đạt được kết quả vượt xa mong đợi, và là một trong những phim đáng xem nhất của năm nay. Đối với nhận định của người viết thì bộ phim sẽ là đối thủ năng ký của The Incredibles 2 – Gia Đình Siêu Nhân 2 trong hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc nhất của giải Oscar vào năm sau.

    Xem thêm: 

  • Đánh giá phim The Flash mùa 5 tập 1

    Đánh giá phim The Flash mùa 5 tập 1

    Mùa 5 của Tv series The Flash đã chính thức lên sóng với tập pilot – Nora.Trình làng nhân vật mới toanh như các mùa khác, liệu di sản của The Flash có thể hồi sinh sự phấn khởi và chấm dứt sự trồi sụt phong độ của các mùa phim trước?

    Mùa phim thứ 5 mở đầu thật hứa hẹn. Vẫn tái sử dụng một công thức quen thuộc, giới thiệu một nhân vật mới, một kẻ phản diện mới và một mớ rắc rối cho đến những cuộc đối đầu nảy lửa giữa các Meta và The Flash, nhưng một làn gió mới đã được thổi vào cốt truyện. Thay vì tập trung vào phản diện, mùa 5 chuyển hướng đi tìm câu trả lời cho một câu hỏi mà người hâm mộ của The Flash dường như đã quên – hẳn các bạn vẫn nhớ bài báo “Tại sao The Flash biến mất?” đến từ tương lai ở mùa 1 chứ.

    Nora bắt đầu ngay ở cuối mùa 4, sau khi “Đội Flash” đánh bại được Devoe/The Thinker với phân cảnh Nora West Allen (Jessica Parker Kennedy) ngay lập tức tiết lộ cô là con gái của cặp đôi Barry Allen (Grant Gustin) và Iris West (Candice Patton) vào 30 năm sau. Cô còn thừa nhận rằng quay về quá khứ để ngăn chặn sự mất tích của người cha anh hùng – một lời khẳng định mùa 5 sẽ làm sáng tỏ nguyên nhân cho sự mất tích đột ngột của The Flash ở tương lai.

    “Bố đã bỏ lỡ hết các lần đầu tiên của con” – Barry Allen, tập Nora

    Ai còn nhớ bài báo này nào? (Nguồn: Sky community)

    Nhân vật Nora West Allen phần nào đã khởi sắc, đưa mùa phim khỏi lối mòn cũ kĩ mà các mùa trước đã rơi vào – tình huống không thể tránh được khi một công thức được tái sử dụng quá nhiều lần. Sự xuất hiện của một Nora sống động, thừa hưởng chút lập dị từ cha và lòng can đảm của mẹ, khác hẳn Savitar hay Thawne. Không phải vì cô nàng là một anh hùng tập sự đang cố sống sao cho xứng đáng với danh tiếng của cha, một trong nhũng anh hùng vĩ đại nhất thời đại, mà là vì nhân vật này đã biến chuyển vị trí của Barry Allen/The Flash theo một hướng tích cực, từ người đi giải cứu thành người cần được giải cứu.

    Như vậy, chúng ta sẽ được nhìn nhận mọi chuyện trong phim qua cái nhìn của Nora thay vì của Barry như thường lệ, nghĩa là chúng ta sẽ được thấy một khía cạnh vô cùng thú vị của Barry Allen – một người cha. Như mối quan hệ giữa Bruce Wayne/Batman – các đời Robin hay Clark Kent/Superman – Jon Kent, mối quan hệ cha con trong giới siêu anh hùng, nơi mà nghĩa vụ và gia đình luôn bị đặt vào thế truân chuyên, tương tác giữa Barry và Nora là những phân cảnh cảm động và chan chứa ý nghĩa gia đình, thêm màu sắc mới bên cạnh các pha hành động và nỗi đau sắp tới.

    “Con giống như mẹ nó vậy. Đầy bản lĩnh” – Barry Allen, tập Nora

    Nora khắc họa sự biến chuyển của các nhân vật rõ ràng nhất qua các mùa phim. Barry đã trưởng thành và vững vàng hơn sau những biến cố. Anh đón nhận tin dữ sẽ không bao giờ được nhìn Nora lớn lên, với một sự điềm tĩnh pha lẫn nỗi buồn sâu sắc để rồi chôn nó vào lòng với sắc mặt tĩnh như tượng. Barry của mùa 5 đã đạt được sự thấu đáo và thông thái nhất định. Anh thậm chí đã dạy cho con gái thủ thuật xuyên qua vật rắn bằng những gì anh học được từ Thawne, cho thấy sự dày dặn kinh nghiệm của một anh hùng đã kinh qua sóng gió để gạt bỏ sự thất vọng về năng lực của bản thân.

    Diễn viên Grant Gustin đã tiến xa với tài diễn xuất của bản thân so với hồi anh vừa nhận vai. Dĩ nhiên, mạnh mẽ hơn không chỉ có The Flash, Caitlin Snow cũng vượt qua sự tự ti và hạ quyết tâm tìm lại bãn ngã Killer Frost. Ralph giờ đây đã không còn trẻ con như trước mà đã ra dáng một thành viên không thể thiếu của “Đội Flash”.

    Nora West Allen (Nguồn: Tell Tale TV)

    Thật là một cảm giác tuyệt vời khi chứng kiến tình cảm gia đình và tình bạn kinh điển – tinh thần của mùa phim đầu – đã trở về với series The Flash sau mớ hỗn độn ở mùa 4.

    Phản diện chính của mùa này đã xuất hiện nhưng không được nhấn nhá nhiều. Nhưng với mô-típ của The Flash, hắn sẽ là một thành tố quan trọng trong hành trình của Barry Allen. Tuy nhiên, nhân vật này cũng dễ trở thành gót chân A-sin cho mùa phim.

    Nora mở ra viễn cảnh mùa phim sẽ có đến ba trọng tâm chính: Sự mất tích của Barry, Killer Frost và kẻ phản diện. Hơn nữa, ba câu truyện này chắc chắn có độ liên kết nhất định thì sự kết hợp phải mượt mà và hợp lí. Sự mượt mà lại không phải là thế mạnh của The Flash như phần phim thứ 4 đã minh chứng. Bắt đầu từ mùa 2 trở đi, The Flash luôn gặp phải những vấn đề về kịch bản, khiến phong độ trồi sụt liên tục. Nay với ba trọng tâm lớn cùng tồn tại song song trong một mùa phim, các câu truyện có xu hướng cái này lấn áp cái kia và gây rối loạn cho người xem.

    Đội Flash đã trở lại và lợi hại hơn xưa (Nguồn: Tell Tale TV)

    Mùa 5 đã chính thức quay lại một bí ẩn được che dấu vô cùng kĩ càng giữa muôn trùng biến cố của dòng thời gian với một tập phim có đủ các yếu tố làm nên một khởi đầu mang đầy hi vọng cho một mùa phim hay, nhưng đồng thời cũng mở ra vô số thách thức. Chúng ta chỉ có thể chờ xem sự tinh tế của các nhà biên kịch. Với một bắt đầu như Nora, sẽ đáng tiếc nếu mùa 5 cũng rơi vào vũng bùn kịch bản như mùa 4. Nhưng như chính vẻ lạc quan của Nora, tôi vẫn mong chờ series sẽ vực dậy được sự phấn khởi mà thuở ban đầu The Flash đã mang lại cho một người hâm mộ các anh hùng DC như tôi.

    Xem thêm:

  • Những “hạt sạn” logic khó đỡ bị bỏ quên trong “Venom”

    Những “hạt sạn” logic khó đỡ bị bỏ quên trong “Venom”

    Dự kiến ra mắt ngày 12/10 tại Việt Nam, Venom là bộ phim siêu anh hùng xoay quanh kẻ thù số một của Spider-Man. Việc Tom Hardy xuất hiện trong vai trò kép chính cũng là một trong những lý do chính khiến khán giả ra rạp. Có người thích và cũng có người không thích Venom. Nhưng hầu hết đều phải thừa nhận rằng tác phẩm sở hữu không ít những tình tiết bất hợp lý, những “hạt sạn” quá lộ thiên làm cho trải nghiệm điện ảnh của khán giả không còn trọn vẹn.

    1. Tại sao Eddie Brock lại hành động xốc nổi, dẫn đến mất công việc, mất nhà, mất người yêu?

    Khác với phiên bản có phần “hèn hèn” trong truyện tranh, nhân vật Eddie Brock do Tom Hardy thủ vai là một nhà báo mẫn cán, liêm khiết, thậm chí cứng đầu đến mức sẵn sàng đẩy bản thân vào tình huống nguy hiểm để “săn tin”.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 1.

    Eddie Brock bản điện ảnh là một nhà báo mẫn cán nhưng trông như dân anh chị đòi nợ thuê

    Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa thì Eddie cũng nên là một nhà báo có nhiều kinh nghiệm. Sau khi tình nghi Carlton Drake (Riz Ahmed) – CEO của tập đoàn Life Foundation – mà mình sắp phỏng vấn là kẻ đứng đằng sau cái chết của hàng loạt người vô gia cư, Eddie lại liều mạng đặt ra những câu hỏi rất nhạy cảm cho hắn. Điều này dẫn đến việc anh và cô người yêu Anne Weying (Michelle Williams) bị sa thải, đồng thời mối quan hệ của họ cũng rạn nứt.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 2.

    Việc liều lĩnh không cần thiết đã khiến anh trắng tay

    Lẽ ra, với tư cách một phóng viên từng nhiều năm lăn xả, Eddie phải hiểu là đừng dại gì “chọc tổ ong” nếu không nắm được bằng chứng cụ thể, rõ ràng. Tất cả những gì gã trai có trong tay lúc đó là chút linh cảm, cùng vài tài liệu mà anh đọc trộm từ máy tính của Anne.

    2. Riot – Thủ lĩnh Symbiote đáng sợ hay “phượt thủ” rảnh rỗi nhất hệ mặt trời?

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 3.

    Chân dung ông trùm của các Symbiote

    Khi các thể sống ngoài hành tinh mang tên Symbiote được mang xuống Trái đất, một trong số chúng đã đoạt cơ thể của một nữ cảnh sát để thoát ra ngoài. Sinh vật này có tên gọi là Riot, được biết đến như “trùm sò” mang tham vọng thống trị cả Địa cầu.

    Điều đáng nói là từ Mãi Lai, Riot đã chọn cách… đi bộ để tiếp cận trụ sở của Life Foundation nằm tận San Francisco, Mỹ. Điều này khiến gã Symbiote phải mất tận 6 tháng sống trong thân xác của những con người vô tội. Nhưng, điều khiến người xem “shock” nhất, đó là khi thấy Riot bước ra từ… cửa sân bay San Fran trong hình hài một bé gái. Thế mà chúng ta cứ tưởng “phượt thủ” sẽ lội bộ đến Mỹ để tranh thủ thăm thú quang cảnh thiên nhiên cơ đấy!

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 4.

    Riot áp đảo hoàn toàn Venom

    Nếu tay thủ lĩnh đủ uyên bác, chẳng phải ngay từ đầu hắn nên tìm đến một hãng hàng không hoặc sân bay và nhập ngay vào xác một khách du lịch hay cơ phó tàu bay? Gã có vẻ thông thạo được đi ở Địa cầu mà không cần đến GPS hay thiết bị định vị nào, vậy tại sao lại lãng phí thời gian cho kế hoạch chinh phạt như thế?

    3. Carlton Drake ác một cách… dư thừa

    Ngoài mặt là một doanh nhân thành đạt và quan tâm đến phúc lợi xã hội, nhưng thực chất, giám đốc tập đoàn Life Foundation lại là kẻ sở hữu những quan điểm méo mó, độc địa. Hắn tin rằng con người hiện tại là những sinh vật lỗi thời, còn chủng loài kết hợp giữa người Trái đất và các Symbiote mới là đỉnh cao của sự tiến hóa. Xét theo logic này, không có gì bất hợp lý khi Drake quyết định tiến hành cácc thí nghiệm vô nhân đạo trên thân xác của những người vô gia cư.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 5.

    Từ một kẻ khó lường…

    Nhưng điều đáng nói là ở nửa sau phim, từ một kẻ hai mặt có tính cách thú vị, hắn dần trở thành một kiểu phản diện một chiều, ác đến vô lý. Hắn sẵn sàng sát hại những nhà khoa học làm việc cùng với mình, đồng thời tiến hình săn đuổi Venom – một Symbiote đã trốn thoát khỏi viện nghiên cứu – ngay giữa thanh thiên bạch nhật.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 6.

    Hắn bỗng trở thành kẻ liều lĩnh, bất chấp hậu quả

    Nếu đã quá quen thuộc với những dự án mờ ám, hẳn Carlton Drake cũng phải biết cách để giữ hình tượng. Nhưng không, hắn chọn cách “bùng nổ” như những gã phản diện một màu trong phim hoạt hình thiếu nhi, bất chấp hậu quả về sau.

    4. Life Foundation như chốn không người: Ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra?

    Sau khi đã chịu đựng quá đủ những mệnh lệnh phi nhân tính của Carlton Drake, nữ khoa học gia Dora Skirth (Jenny Slate) đã quyết định tiết lộ toàn bộ sự thật cho Eddie Brock. Nhưng thay vì khiến mọi việc dễ dàng hơn bằng cách tự dùng điện thoại của mình để chụp hình làm bằng chứng, cô ta lại mạo hiểm chở Eddie đến viện nghiên cứu.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 7.

    Vào ra như chốn không người

    Điều đáng nói là viện nghiên cứu này có vẻ hoạt động theo phương châm tin nhau là chính, khi ở ngoài cửa lác đác vài ba tay bảo vệ. Còn khi vào trong, Eddie dễ dàng xâm nhập nơi giam cầm những người bị thí nghiệm, và thoải mái chụp ảnh tác nghiệp. Anh chỉ bị “tổ trác” khi một trong những người vô gia cư tại đây lại là cô gái tên Maria mà mỗi tối anh thường bắt chuyện trên đường phố. Sau khi Eddie tìm cách cứu Maria ra khỏi lồng kính, anh đã bị Venom chiếm đoạt.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 8.

    Cách Eddie gặp Venom chưa thuyết phục

    Sau đó, còn ngớ ngẩn hơn khi Riot (vẫn trong hình dạng bé gái) đường hoàng bước vào viện nghiên cứu mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Symbiote này hẳn có tài tiên tri, khi biết luôn Carlton sẽ có mặt tại đây giữa-đêm-hôm-khuya-khoắt. Tiện lợi làm sao, hai gã này tâm địa rắn độc như nhau, nên quá trình “dung hợp” diễn ra khá thuận lợi.

    5. Không phải Symbiote tương thích với vật chủ thì mới cộng sinh được sao?

    Ngay từ lúc đầu, người xem đã chứng kiến Carlton Drake thí nghiệm “symbiosis” lên một người vô gia cư tên Isaac (hoàn toàn không liên quan gì đến thành viên cùng tên của nhóm 365). Sau khi kết hợp cùng một Symbiote màu xanh, cơ thể Isaac đã không thể tương thích với “kẻ lạ” này, dẫn đến việc anh ta chết dần trong đau đớn. Kết luận mà Life Foundation đưa ra là chỉ khi vật chủ và Symbiote là “một nửa của nhau”, họ mới có thể cộng sinh trong yên bình.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 9.

    Mối quan hệ giữa Symbiote và vật chủ không được giải thích rõ ràng

    Thế nhưng, sau đó chúng ta lại thấy Riot thoải mái “nhảy cóc” từ cơ thể người này sang người khác, hoàn toàn không gặp bất kỳ trở ngại gì. Tương tự, Venom có lúc cũng nhập vào Anne, dùng tạm cơ thể của cô để cứu nguy cho Eddie.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 10.

    Gái đẹp cũng thành Venom được

    Có khi thực chất chỉ là do bọn Symbiote này kén chọn, không ưa mắt thì cho chết luôn chứ chẳng liên quan gì đến hòa hợp hay không hòa hợp đâu!

    6. Lý do khiến Venom muốn bảo vệ Trái đất thực sự không hợp lý

    Vừa xuống Trái đất, Venom dường như không trải qua bất kỳ cú shock văn hóa nào, hắn dần quen thói ăn tục nói phét không thua gì dân địa cầu. Nhìn chung kiến thức của bọn Symbiote này rất có vấn đề, khi Venom có thể đọc được mọi suy nghĩ của Eddie, nhưng lại không biết… Anne là ai?

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 11.

    Chỉ vì là kẻ thất bại của hành tinh mình và tình yêu với Eddie mà Venom muốn bảo vệ trái đất?

    Nhưng thôi, điều đó không quan trọng, quan trọng là lý do Venom từ một kẻ chinh phạt bỗng trở thành người bảo vệ hành tinh xanh thực sự chưa thuyết phục. Khi Eddie hỏi hắn “Vì lý do gì mà ngươi thay đổi?”, thì Venom chỉ trả lời gọn lỏn “Vì ngươi đấy!” Đằng sau câu nói đậm mùi đam mỹ này là một sự phi logic không hề nhẹ, khi khoản thời gian mà Venom ở trong cơ thể Eddie chỉ tầm 2 ngày, và gần hết thời gian đó họ đã bị lính của Carlton rượt cho chạy trối chết. Như vậy, lấy đâu thời gian để Venom cảm nhận được điều tốt đẹp bên trong Eddie, và khiến hắn bị cảm hóa?

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 12.

    7. Tại sao Riot phải làm loạn ở cảnh cao trào cuối phim?

    Nếu thành công, kế hoạch phóng tàu không gian ra ngoài vũ trụ sẽ giúp Carlton Drake và Riot trở lại hành tinh của các Symbiote. Theo kế hoạch, Riot sẽ kêu gọi các đồng bào của hắn xuống Trái đất “nghỉ dưỡng”. Thế thì lẽ ra, để âm mưu thành công, Riot nên kiềm chế sát ý bên trong hắn lại.

    Venom: 7 hạt sạn logic khó đỡ bị khán giả bỏ quên - Ảnh 13.

    Nhưng không, gã thản nhiên lộ mặt và sát hại một nhà khoa học đang có ý định ngăn chặn quá trình phóng tàu. Sau đó do bị phát hiện, hắn quyết định giết hại toàn bộ những người có mặt trong phòng, dẫn đến việc khung cảnh trở nên vô cùng hỗn độn. Lẽ ra, Carlton Drake chỉ cần vỗ vai cấp dưới của mình, là nhà khoa học đã sợ hãi hùng rồi. Kế hoạch của chúng lẽ ra đã có thể diễn tiến trong im lặng, nhưng không, bỗng nhiên đạo diễn nhận ra là cuối phim mà không đánh nhau thì chán chết nên mới làm loạn thế thôi!

    Venom dù tới 12/10 mới chiếu nhưng người hâm mộ tại Việt Nam có thể thưởng thức bộ phim từ ngày 10/10 với các suất chiếu sớm.

    Xem thêm:

  • Đánh giá phim Venom – phim khá ổn mặc dù không xuất sắc

    Venom là phim siêu anh hùng được chuyển thể từ truyện tranh Marvel, xoay quanh nhân vật Eddie Brock – một phóng viên đang điều tra về những vụ việc mờ ám của một tổ chức có tên Life Foundation – đứng đầu là Carlton Drake. Trong một lần đang thu thập các chứng cứ quan trọng tại phòng thí nghiệm của Life Foundation, Eddie Brock vô tình bị nhiễm một loại ký sinh ngoài hành tinh gọi là symbiote. Symbiote này có tên Venom, liên tục thôi thúc và điều khiển Eddie làm những việc mà anh không hề muốn. Vậy là anh vừa phải vật lộn để giành quyền kiểm soát cơ thể, vừa phải chạy trốn khỏi sự truy đuổi của Life Foundation.

    Venom giải trí khá ổn, mặc dù không xuất sắc. (IMDb)
    Venom giải trí khá ổn, mặc dù không xuất sắc. (IMDb)

    Tổng thể thì Venom là phim giải trí tốt, hành động đã mắt, dẫn dắt ổn, dễ hiểu, chẳng có thông điệp gì sâu sắc lắm. Một bộ phim thuần giải trí và thỏa mãn những ai muốn được nhìn thấy anti-hero Venom trên màn ảnh, chỉn chu, nhưng không có gì mới mẻ. Venom bắt đầu và kết thúc cũng như nhiều phim có nội dung tương tự về chủng loài ngoài hành tinh, thí nghiệm mờ ám nói chung và các phim siêu anh hùng nói riêng. Thực ra chẳng cần phải vào rạp xem phim, ngay từ trailer bạn có thể cũng đã đoán được cả phim thế nào rồi. Nhưng điều này không đồng nghĩa là chúng ta không thể tạm quên đi những gì mình đã biết để thưởng thức Venom bởi diễn biến phim mới là điều thực sự thú vị.

    Mối quan hệ giữa Venom và Eddie Brock khá thú vị. (Youtube)
    Mối quan hệ giữa Venom và Eddie Brock khá thú vị. (Youtube)

    Venom có một số phân đoạn hơi đen tối và điều này càng khiến việc phim không có rating R là điều cực kỳ, cực kỳ đáng tiếc. Như thông tin trước đó thì phim bị cắt mất 30-40 phút, đặc biệt đây lại là những cảnh tâm đắc của Tom Hardy vậy nên nếu có những cảnh này thì bộ phim chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn nữa. Vài đoạn chuyển cảnh, cắt cảnh khá thô và khiến người xem chưng hửng, chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng nhìn chung không làm ảnh hưởng đến mạch phim là mấy. May mắn là các phân đoạn thế này cũng không phải quá nhiều, nên nếu dễ tính bạn hoàn toàn có thể bỏ qua.

    Michelle Williams không thể hiện được gì nhiều trong phim. (IMDb)
    Michelle Williams không thể hiện được gì nhiều trong phim. (IMDb)

    Nói một chút về nhân vật Eddie Brock của Tom Hardy. Tôi không phải fan truyện tranh nên cũng không rõ thực sự Eddie trong truyện gốc là người thế nào. Nhưng trong phim thì đây quả là nhân vật hơi “trẻ trâu”, du côn và thường hành động thiếu suy nghĩ. Nếu đây chủ ý của các nhà làm phim nhằm tạo điều kiện để các sự việc tiếp theo xảy ra, thì thế này vẫn có phần hơi… nghiệp dư. Eddie Brock vẫn có thể giữ nguyên tính cách như thế nếu muốn, nhưng đáng lẽ hành động của nhân vật này đã có thể hợp lý và hay hơn.

    Các phân đoạn trong phòng thí nghiệm của Life Foundation lộ rõ nhược điểm phi lý. (IMDb)
    Các phân đoạn trong phòng thí nghiệm của Life Foundation lộ rõ nhược điểm phi lý. (IMDb)

    Các phân đoạn trong phòng thí nghiệm và một số chi tiết liên kết sự kiện nhiều khi rất thiếu logic hoặc bị lướt đi khá nhanh. Tôi không muốn phải kể ra vì sợ spoil nhưng tôi nghĩ nếu xem phim và để ý kỹ thì chắc bạn cũng sẽ nhận ra những chi tiết đó thôi. Mối quan hệ giữa Eddie Brock và Venom khá thú vị. Venom rất tâm lý, bựa và chắc chắn sẽ càng thu hút nhiều fan sau bộ phim này. Tuy nhiên, tôi có cảm giác Venom hơi “hiền” bởi đã mong đợi một Venom quỷ quyệt hơn, làm Eddie phải chật vật nhiều hơn. Nếu so với Venom trong Spider-Man 3 thì có khi người ta lầm tưởng 2 nhân vật này khác biệt hoàn toàn.

    Venom là symbiote tâm lý lắm nhé, tư vấn tình cảm hay phết. (IMDb)
    Venom là symbiote tâm lý lắm nhé, tư vấn tình cảm hay phết. (IMDb)

    Ngoài mối quan hệ giữa Eddie và Venom thì các mối quan hệ giữa các nhân vật còn lại trong phim cũng tạm gọi là ổn, không có gì hấp dẫn lắm và bóng hồng Anne Weying do Michelle Williams thủ vai cũng giống như bao người phụ nữ khác đứng sau các siêu anh hùng mà thôi. Ngoài phân đoạn nho nhỏ giữa Anne, Eddie và Venom làm điểm sáng cho nhân vật này thì còn lại không có gì đáng nói.

    Phản diện Carlton Drake cũng thuộc dạng thường, không ấn tượng và có thể dễ dàng quên ngay khi phim kết thúc, ấn tượng hơn chính là symbiote Riot đối đầu với Venom. Đáng tiếc là 2 symbiote còn lại không được khai thác nhiều và có vẻ hơi uổng phí.

    Ngôi sao của bộ phim là Tom Hardy và đương nhiên Tom Hardy cân phim. Tuy nhiên, thực sự nếu so với các nhân vật khác anh từng đóng thì Eddie Brock không nằm trong số các nhân vật hay nhất anh từng hóa thân. Các phân đoạn hài hước thực sự duyên dáng, một số đoạn không tồi đến độ nhìn rõ là chọc cười khán giả, nhưng không cần thiết lắm và nếu bỏ đi thì vẫn không ảnh hưởng gì đến phim. Kỹ xảo ổn, hoành tráng và hấp dẫn nếu nhìn từ xa, nhưng lộ rõ nhược điểm không mượt mà khi zoom cận mặt symbiote hoặc khi Venom hay Riot nói chuyện. Âm nhạc của phim rất hấp dẫn, làm không khí phim thực sự gay cấn.

    Eddie Brock được xây dựng có phần hơi du côn. (IMDb)
    Eddie Brock được xây dựng có phần hơi du côn. (IMDb)

    Một lần nữa, thật tiếc là Sony quyết định để phim này rating PG-13, phim đáng lẽ đã có thể làm tốt hơn, đã có thể hay hơn và ấn tượng hơn thế này. Venomnhìn chung không phải phim xuất sắc nhưng tròn trịa và giải trí tốt, đáng tiền. Số điểm 30% trên Rotten Tomatoes dành cho Venom có vẻ không công bằng với bộ phim cho lắm. Trừ phi bạn là một khán giả cực kỳ khó tính và đòi hỏi Venom phải cao siêu hơn, không thì hãy cứ an tâm ra rạp mà thưởng thức thôi, nhớ nán lại xem 2 after-credit của phim nữa nhé.

  • Quảng cáo mới tiết lộ sự liên kết giữa Ant-Man and the Wasp với Infinity War

    Quảng cáo mới tiết lộ sự liên kết giữa Ant-Man and the Wasp với Infinity War

    Ant-Man and the Wasp (Người Kiến và Chiến binh Ong) đã bắt đầu mở bán vé đặt trước trên Fandago. Nếu các bạn còn chần chừ và muốn có thêm động lực để đi xem, có lẽ đoạn quảng cáo truyền hình (TV spot) cho phần hậu truyện mới về siêu anh hùng của đạo diễn Peyton Reed sẽ giúp bạn có thêm hứng thú. Đoạn clip đưa ra lời giải thích cho lí do vì sao các nhân vật chính không xuất hiện trong Avengers: Infinity War và các chi tiết cho thấy sự liên kết giữa hai bộ phim. Nội dung clip vẫn được xây dựng bởi phong cách phóng to/thu nhỏ độc đáo chỉ riêng thương hiệu phim này mới có.

    Được chấp bút bởi Chris McKenna và Erik Sommers, Paul Rudd, Andrew Barrer cùng Gabriel Ferrari, bộ phim có sự tham gia diễn xuất của Rudd và Evangeline Lilly, Michael Douglas, Michelle Pfeiffer, Michael Peña, Walton Goggins, Hannah John-Komen, Bobby Cannavale, Judy Greer, Tip “T.I.” Harris, David Dastmalchian, Abby Ryder-Fortson, Randall Park và Laurence Fishburne. Ant-Man and the Wasp sẽ chính thức ra rạp vào 6/7.

    Kevin Feige và Stephen Broussard là các nhà sản xuất, trong khi Louis D’Esposito, Victoria Alonso, Charles Newirth và Stan Lee sẽ là các nhà điều hành sản xuất. Chris McKenna & Erik Sommers, Paul Rudd & Andrew Barrer & Gabriel Ferrari chịu trách nhiệm viết kịch bản.

    Sau đây là đoạn quảng cáo truyền hình cho Ant-Man and the Wasp:

    Sau đây là tóm tắt cốt truyện chính thức:

    Đến từ Vũ trụ Điện ảnh Marvel, chúng ta có một chương truyện mới về những vị anh hùng với khả năng thay đổi kích thước cơ thể với tựa đề Ant-Man and the Wasp. Sau những sự kiện xảy ra trong Captain America: Civil War, Scott Lang phải đối mặt với những hậu quả  do các lựa chọn anh đưa ra, dưới tư cách là siêu anh hùng và một người bố. Khi đang cố gắng cân bằng lại cuộc sống gia đình với những trách nhiệm của Ant-Man, Hope van Dyne và Dr. Hank Pym tìm đến anh với một nhiệm vụ khẩn cấp mới. Một lần nữa, Scott phải mặc lên bộ giáp Ant-Man và học cách hợp tác chiến đấu như một đội với The Wasp để vén màn những bí mật từ quá khứ.

    Nguồn: Collider

    Tin liên quan: 

     

  • Ant-Man and the Wasp – Hannah John-Kamen (Ghost) chia sẻ về vai phản diện nữ tiếp theo của MCU

    Hannah John-Kamen có cơ hội tuyệt vời để thể hiện với vai Ghost trong Ant-Man and the Wasp. Thế nhưng cơ hội vẫn luôn đi cùng thử thách. John-Kamen bước vào MCU với vai phản diện trong Ant-Man and The Wasp – Ghost. Trong truyện, nhân dạng thật của hắn rất khó nhận biết. Hắn là một siêu hacker với bộ đồ giúp hắn và tất cả những gì hắn chạm vào trở nên tàng hình.

    Trong Ant-Man and the Wasp của Peyton Reed thì nhân vật này có nhân dạng là nữ, và mặc dù John-Kamen rất hào hứng về vai diễn, cô không thể tiết lộ gì nhiều. Nhưng thông qua những gì cô đưa ra trong một bài phỏng vấn, chúng ta phần nào cũng đã có cái nhìn rõ hơn một chút về Ghost.

    Theo John-Kamen thì Ghost là nhân vật rất bí ẩn và là phản diện nữ trong phim. Trong truyện gốc, nhân vật này là nam, nhưng trong thế giới hiện đại ngày nay thì việc thay đổi giới tính nhân vật, biến Ghost của Marvel thành nhân vật nữ quả thật rất tuyệt.

    Khi được hỏi liệu truyện tranh vẫn đóng vai trò giúp cô tìm cảm hứng không hay cô vẫn theo sát kịch bản, John-Kamen nói rằng mặc dù cô là fan của truyện tranh, nhưng cô vẫn theo sát kịch bản và đang rất hào hứng để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa truyện và phim.

    Việc dựng nên phiên bản Ghost của riêng cô trong khi gần như không có thông tin gì cả về nhân vật này, thậm chí trong truyện, cũng là một thử thách. Tuy vậy, John-Kamen không cho đấy là việc gì to tát bởi cô nghĩ rằng bất cứ nhân vật nào trước khi được diễn viên thể hiện, truyền tải, cũng ở trạng thái như thế, cho dù trong truyện có thông tin gì về họ hay không.

    Cô cũng tự mình thực hiện các cảnh hành động 100%, đây là một trải nghiệm tuyệt vời bởi nếu cứ để diễn viên đóng thế làm hết mọi thứ thì bạn sẽ không thể điều khiển chuyển động của chính nhân vật mình khắc họa. Chúng ta hiện vẫn chưa rõ mối liên hệ giữa Ghost và công nghệ trong phim sẽ được thể hiện như thế nào, liệu có giữ nguyên trạng thái là một hacker hay không.

    John-Kamen là fan “bự” của Marvel, tất cả các phim như Avengers, Captain America… cô đều xem hết. Và phần đầu tiên của Ant-Man theo cô thực sự rất tuyệt và hài hước. Cô cũng đã nghiên cứu và xem xét kỹ việc mình nên thể hiện như thế nào.

    Quá trình làm việc với mọi người đều rất cởi mở và các diễn viên được phép ứng biến lời thoại. Peyton luôn có mặt để bàn luận về mọi thứ, thoại, nhân vật, cảnh quay… và cô thực sự cảm thấy mình là một phần không thể thiếu của bộ phim, chứ không phải một diễn viên đến chỉ để diễn và rồi kết thúc.

    Nguồn: Collider

  • Evangeline Lilly vô tình tiết lộ phản diện tiềm năng của Ant-Man and The Wasp

    Vũ trụ điện ảnh Marvel vốn nổi tiếng là bí mật. Marvel Studios đang làm tất cả mọi thứ để giữ cho nội dung phim kín nhất có thể để giữ cho cảm xúc trên phim được trọn vẹn. Không may, một vài diễn viên khiến việc này trở thành nhiệm vụ khá khó khăn, bởi các bài phỏng vấn và hoạt động truyền thông có thể vô tình tiết lộ nội dung phim. Trong khi Mark Ruffalo và Tom Holland là những “kẻ tội đồ” ghê gớm nhất của MCU, nữ diễn viên Evangeline Lilly trong Ant-Man and the Wasp có thể đã “lỡ lời” tiết lộ phản diện tiềm năng trong phần phim tiếp theo này, khả năng cao là Goliath, trong một bài đăng trên trang Instagram cá nhân:

    “Với những ai còn đang thắc mắc – chúng ta phải thắng được thượng viện trước khi thắng được hạ viện. Chúng ta đã thắng được thượng viện và điều đó thật TUYỆT VỜI, giờ thì cùng làm lại nào. Đấy là Goliath, và giờ thì chúng ta đang đối mặt với Thanos. Đừng để họ áp chế chúng ta. Mạnh mẽ lên. Hãy cùng nhau tiếp tục chiến thắng.”

    Có thể cô chỉ đang đơn giản là nói đến truyện David vs. Goliath, nhưng khả năng cao hơn là Evengeline Lilly đang nói đến 2 phản diện mà cô đối mặt trong MCU. Ant-Man and The Wasp có thể đưa phản diện Goliath lên màn ảnh, trước khi Hope cross-over trong Avengers 4 và giúp biệt đội siêu anh hùng đánh bại Thanos.

    Bài đăng Instagram của Evangeline Lilly dạo gần đây khiến người ta chú ý nhiều, khi Ant-Man and The Wasp đang càng lúc càng gần ngày công chiếu. Từ trailers và những hình ảnh hậu trường đầu tiên, có vẻ như cặp đôi siêu anh hùng có khả năng phóng to hay thu nhỏ sẽ đối đầu với Ghost của Hannah John-Kamen trong suốt bộ phim. Nhưng mâu thuẫn không chỉ đơn giản như thế, vậy nên người hâm mộ có thể trông chờ một nhân vật phản diện khác, có thể là Janet Van Dyne của Michelle Pfeiffer hoặc Bill Foster của Laurence Fisburne.

    Bill Foster xuất hiện ngắn ngủi trong trailer Ant-Man and The Wasp, và là đồng minh tiềm năng cho Scott và Hope trong hành trình của họ. Anh và Scott so “kích cỡ” với nhau, cho thấy công nghệ của họ trong phim đã phát triển đến mức nào. Điều này không có nghĩa là phần tiếp theo sẽ nhanh chóng ra mắt và đưa Goliath lên màn bạc. Dự án G.O.L.I.A.T.H. đã được nhắc đến, vậy nên người hâm mộ có thể hi vọng nhân vật này sẽ xuất hiện đâu đó trong phim.

    Ant-Man and The Wasp sẽ ra rạp vào ngày 6 tháng 7 năm 2018.

    Nguồn: Cinemablend