Trong những năm gần đây điện ảnh Hàn liên tục cho ra những bộ phim điện ảnh chất lượng về cả nghệ thuật và giải trí. Tiếp nối những thành công, Đại Chiến Thành Ansi là bom tấn với kinh phí đầu tư khủng được công chiếu tại các rạp Việt trong tuần này. Cùng Góc Điện ảnh review đánh giá phim The Great Battle: Đại Chiến Thành Ansi sau xuất chiếu sớm đầu tiên.
Nội dung phim The Great Battle: Đại Chiến Thành Ansi:
kể vể cuộc chiến đấu vĩ đại kéo dài 88 ngày giữa quân đội Goguryeo chống lại 20 vạn quân xâm lược nhà Đường vào năm 645. Trận chiến không hề dễ dàng với quân đội Goguryeo khi thế trận chênh lệch quá lớn, một bên là 5 ngàn người lính Goguryeo và một bên là 20 vạn quân Đường. Quá thất thế về quân số và vũ khí khiến thành Ansi có nguy cơ thất thủ. Tuy nhiên, bằng sự lãnh đạo thông minh của Tướng Yan Man Chung và ý chí của quân đội thành Ansi thế trận dần xoay chuyển.
Trailer phim:
Phim Đại Chiến Thành Ansi thuộc dòng phim hành động lịch sử với những trận đánh gây cấn và nghẹt thở. Hai điểm cộng lớn nhất và cũng là yếu tố hút được khán giả ra rạp chính là những chiến lược thông mình của tướng Yang Man Chung với plot twis hấp dẫn cuối phim và những màn chiến đấu vô cùng mãn nhãn.
Với sự chênh lệch về thế trận thì để có thể giữ thành Ansi, tướng Yang Man Chung phải trổ hết mưu lược đó là điều dễ dàng đoán được nhưng cách điều quân và dàn trận như thế nào mới là cái hay. Sự khéo léo cài cắm các tình tiết hành động, đan xen với tâm lý kèm theo nhịp trống dồn dập khiến người xem vừa hồi họp, vừa tò mò không thể dứt khỏi màn ảnh được.
Choáng ngợp là từ diễn tả trọn vẹn nhất cảm xúc khi xem phim. Từ việc xây dựng bối cảnh, các trận chiến, cho đến diễn biến tâm trạng các nhân vật đều được trau chuốt. Đại Chiến Thành Ansi cho thấy một kịch bản và đạo diễn phim quá tốt có thể vượt xa nhiều phim Hollywood cùng với cùng mức đầu tư kinh phí.
Chỉ trong vòng vài năm, điện ảnh Hàn cho thấy sự nhảy vọt về chất lượng. Trước Đại Chiến Thành Ansi, không ít những phim Hàn ở nhiều thể loại để lại tiếng vang lớn như Train To Busan, Thử thách thần chết, Siêu lơn Okja,…
Xứng đáng với kinh phí 21 triệu USD, The Great Battle: Đại Chiến Thành Ansi có những cảnh quay vô cùng hoành tráng khiến khán giả choáng ngợp. Những đại cảnh dàn quân đông như kiến không thua kém những phim cổ trang Trung Quốc. Kỹ xảo trong phim cũng khá tốt, phần hình ảnh trong phim được xử lý mượt mà. Phim có vẻ hơi lạm dụng hiệu ứng slow motion cho những pha hành động nên có một vài chổ dùng hiệu ứng này chưa hợp lý.
Điểm cộng nữa chính là là phục trang và đạo cụ, phim được đầu tư rất kĩ về trang phuc; cũng như cách tạo hình các nhân vật đúng với những năm 645; góp phần mang lại cảm giác chân thực cho phim.
Xem thêm:
Leave a Reply