Category: Đánh giá phim

  • Top những bộ phim hành động mỹ có thuyết minh cho người xem

    Top những bộ phim hành động mỹ có thuyết minh cho người xem

    Những bộ phim hành động luôn là những sản phẩm điện ảnh có thể thỏa mãn cho những ai là fan của dòng phim hành động gay cấn hấp dẫn . Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những bộ phim hành động mỹ hay nhất có thuyết minh phụ đề tiếng Việt. Chắc chắn những bộ phim này sẽ đáp ứng được nhu cầu của khán giả Việt.

    1. Ocean’s Eight – Băng cướp thế kỷ

    17 năm trước, Hội 11 tên cướp thế kỷ của Ocean đã ghi dấu ấn trong thể loại heist film lẫn trong lòng khán giả. Với những tài tử hot số 1 khi đó như George Clooney và Brad Pitt, Ocean’s Eleven giành được những lời tán thưởng như “thông minh”, “phong cách”, “cool ngầu”… và kéo theo 2 phần sequel thành công. Bẵng đi 11 năm thì phần tiếp theo Ocean’s 8 (tên Việt là Băng Cướp Thế Kỷ: Đẳng Cấp Quý Cô) được vẻ lịch lãm quyến rũ, óc hài hước và tiết tấu nhanh của trilogy đàn anh.

    1

    Ocean’s Eight – Băng cướp thế kỷ

    Bà hoàng trộm cướp Debbie Ocean (Sandra Bullock) đã tái xuất bên cạnh cô bạn Lou (Cate Blanchett) cùng dàn “đả nữ “ gồm Amita (Mindy Kaling) – chuyên gia trang sức, Constance (Awkwafina) – kẻ chuyên móc túi, Tammy (Sarah Paulson) – bà mẹ hoàn lương, Nine Ball (Rihana) – nữ hacker cực đỉnh và Rose (Helena Bonham Carter) – nhà thiết kế nổi tiếng trong vụ cướp có giá trị triệu đô tại buổi tiệc thường niên Met Gala. Liệu những “nữ quái” của chúng ta có thành công trong phi vụ đánh cắp đầy khó khăn này không?

    2. Star Wars: The Last Jedi – Star Wars : Jedi cuối cùng

    Đến hẹn lại lên, phần VIII của Chiến tranh giữa các vì sao đang làm mưa làm gió tại các phòng vé trên khắp toàn cầu sau khi ra rạp hôm 15/12. Tuy nhiên, thành công chung cuộc của The Last Jedi hiện vẫn còn là dấu hỏi bởi không ít tranh cãi về mặt nội dung đang gây ra sự chia rẽ lớn chưa từng thấy giữa giới phê bình, khán giả đại chúng và người hâm mộ trung thành của loạt phim.

    2

    Star Wars: The Last Jedi – Star Wars : Jedi cuối cùng

    Dẫu vậy, khó ai có thể đánh giá thấp mảng hành động của bom tấn. Star Wars: The Last Jedi tiếp tục đem đến cho khán giả hàng loạt trận chiến ngoài không gian hoành tráng, mãn nhãn và rực rỡ.

    Bên cạnh đó, các trận giao đấu bằng lightsaber (gươm ánh sáng) và Thần lực – đặc sản của riêng Star Wars – xuất hiện rất chỉn chu, đẹp mắt. Nhìn chung, đây vẫn là một tác phẩm giải trí đáng giá trong dịp cuối năm nhờ phần hành động lôi cuốn.

    3. Avenger 3 – Biệt đội siêu anh hùng 3 (Trận Chiến Vô Cực)

    Vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua 10 năm “thai nghén” và thành hình. Mở đầu hào hùng với sự ra mắt của Người Sắt Tony Stark, Iron Man 2008 đã tạo tiền đề cho sự ra mắt hoành tráng của series những siêu anh hùng khác như Thor, Captain America hay Người nhện Peter Parker với Spider Man: Home Coming.

    3

    Avenger 3 – Biệt đội siêu anh hùng 3 (Trận Chiến Vô Cực)

    Sau nhiều năm lộ trình chuẩn bị và giới thiệu đến khán giả những gì tinh tuý nhất, nhà Marvel đang đứng trước cơ hội nhận “quả ngọt” với Avenger 3. Trong bối cảnh mà kẻ thù lớn nhất DC vẫn đang loay hoay chật vật tìm hướng đi cho series các siêu anh hùng tiếp theo đằng sau những thất bại ê chề và bẽ bàng với Justice League hay Batman vs Superman không thể đáp ứng được kì vọng từ các fan và đông đảo người xem, đây sẽ là thời cơ để MCU hoàn toàn bứt phá.

    Là phim đánh dấu bước ngoặc lớn của vũ trụ điện ảnh MCU, Avenger 3: Infinity War, với sự xuất hiện của Thanos, kẻ phản diện hùng mạnh nhất đến thời điểm này, Avenger 3: Trận Chiến Vô Cực hứa hẹn sẽ đem đến những trận đánh mãn nhãn, những màn combat đầy ép phê và có lẽ, những sự chia tay đẫm nước mắt được dự liệu từ trước

    Liệu Iron Man của Robert Downey hay Captain America của Chris Evan sẽ bỏ mạng dưới găng tay của Thanos? Hãy ra rạp vào ngày 25/04/2018 để cùng các siêu anh hùng của chúng ta “lăn xả” vào những trận chiến siêu “vũ trụ” đầy mãn nhãn nhé

    4. Wynonna Earp (Season 3) – Quý cô diệt quỷ phần 3

    Phim kể về người cháu gái của Wyatt Earp khi cô kỷ niệm sinh nhật thứ 27 của mình bằng cách miễn cưỡng quay trở lại quê hương chiến đấu với các thế lực ma quỷ và các sinh vật khác. Với khả năng độc đáo của cô, và một đội vũ trang của các đồng minh khác thường, cô là người duy nhất có thể mang lại những điều huyền bí cho công lý…(dựa trên bộ truyện tranh của IDW Publishing tạo ra bởi Beau Smith).

    4

    Wynonna Earp (Season 3) – Quý cô diệt quỷ phần 3

    Sau nhiều năm chạy trốn và bị giam giữ vị thành niên, Wynonna Earp cuối cùng đã được trở về nhà. Vấn đề duy nhất là không có ai muốn cô trở về. Nhưng khi cô trở thành niềm hy vọng duy nhất của thị trấn để tiêu diệt loài quỷ bí ẩn, Wynonna phải chọn một bên là pháp luật, một bên cô muốn chiến đấu để xứng danh với huyền thoại là ông nội mình Wyatt Earp….

    5. Escape Plan 2: Hades – Kế hoạch đào tẩu 2 : Địa ngục

    Bộ phim mang đề tài vượt ngục Escape Plan khi ra mắt tại thị trường Bắc Mỹ cách đây 5 năm phải chịu tình cảnh hết sức hẩm hiu tại phòng vé. Tuy nhiên, nhờ yếu tố ngôi sao, tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt tại Trung Quốc. Đó cũng chính là động lực khiến Summit Entertainment tiếp tục “bật đèn xanh” cho phần hai – Escape Plan 2: Hades, và ngôi sao Sylvester Stallone trở lại.

    5

    Escape Plan 2: Hades – Kế hoạch đào tẩu 2 : Địa ngục

    Ở tập trước, Sly có sự phối hợp ăn ý với bạn diễn Arnold Schwarzenegger. Tới Hades, vị trí đó thuộc về cựu đô vật Dave Bautista. Song, những ai mong chờ vào màn liên thủ giữa hai ngôi sao cơ bắp có thể sẽ cảm thấy hụt hẫng bởi họ chủ yếu xuất hiện đơn lẻ trong hầu hết khung hình.

    Có thể thấy rằng Stallone vẫn giữ được thần thái tốt dù đã bước sang tuổi 71. Tất cả là nhờ khuôn mặt cương nghị cùng chất giọng trầm đặc trưng của ông. Song, tuổi tác chắc chắn là yếu tố khiến Sly bị đè nặng và các pha hành động của ông vì thế mà bớt phần máu lửa.

    Về phần Dave Bautista, sau khi gia nhập Vũ trụ Điện ảnh Marvel với vai diễn Drax của đội Vệ binh dải ngân hà, khả năng diễn xuất của tài tử đã cải thiện đáng kể.

    Với nét mặt lạnh lùng cùng dáng hình to lớn, Bautista rất hợp với những vai “nói ít, làm nhiều”. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi Trent DeRosa của anh lại là nhân vật có ít cảnh hành động nhất phim.

    Escape Plan 2: Hades rõ ràng dành nhiều sự ưu ái hơn cho Huỳnh Hiểu Minh. Trên thực tế, ngôi sao Hoa ngữ mới là kép chính của bộ phim khi phần lớn thời lượng tác phẩm xoay quanh hành trình lên kế hoạch đào tẩu của anh.

    Ông xã của Angelababy sở hữu không ít phân cảnh hành động đẹp mắt khi nhân vật Shu của anh được xây dựng là một chiến binh tinh thông võ thuật. Tuy nhiên, điểm yếu chí mạng của Huỳnh Hiểu Minh là khả năng ngôn ngữ tiếng Anh hạn chế, cùng biểu cảm gương mặt đôi khi còn đơ cứng.

    6. John Wick: Chapter 2

    Mùa thu 2014, John Wick lặng lẽ ra mắt, nhưng sau đó mau chóng trở thành một trong những tác phẩm gây bất ngờ lớn nhất năm. Sở hữu câu chuyện tối giản có phần kỳ cục về gã sát thủ đã giải nghệ (Keanu Reeves) nhưng quyết định trở lại giang hồ để trả thù cho… chó cưng, bộ phim mở ra cho khán giả thế giới ngầm đầy sáng tạo, cùng nhiều trường đoạn hành động nhanh gọn, tàn bạo, không khoan nhượng.

    6

    John Wick: Chapter 2

    Sau ba năm, John Wick: Chapter 2 trình làng và không phụ lòng tin yêu của người hâm mộ. Gần như mọi thứ trong phim đều vượt trội so với tập trước: thế giới ngầm hoành tráng hơn, nhân vật chính bá đạo hơn, cùng những pha hành động mãn nhãn, ác liệt, và dài hơi hơn.

    Keanu Reeves tiếp tục nâng tầm nhân vật John Wick lên đẳng cấp mới, biến đây trở thành biểu tượng hiếm hoi của dòng phim  hành động ở thời điểm hiện tại. Với kết thúc mở đầy kịch tính, sát thủ John Wick sẽ còn trở lại với phần ba vào năm 2019.

    7. Justice League – Liên minh công lý

    Justice League (Liên minh Công lý) là bộ phim siêu anh hùng của hãng Warner Bros, phim dựa theo các nhân vật nổi tiếng cùng tên của hãng truyện tranh DC Comics. Bộ phim do Zack Snyder làm đạo diễn, đây cũng là bộ phim sau Batman V Superman: Dawn of Justice và Man Of Steel, nằm trong việc thiết lập cho vũ trụ phim của DC với tên gọi DC Extended Universe. Theo như thông báo trước đó từ Warner Bros Pictures, phim Justice League sẽ được chia ra làm hai phần tính từ đợt công chiếu lần đầu vào năm 2017 và phần cuối vào năm 2019. Tuy nhiên vào ngày 21/6/2016 thì Warner Bros lại xác nhận lại với cánh báo chí rằng đây là bộ phim duy nhất và phần tiếp theo của nó sẽ có một tên khác chứ không nhất thiết là bộ phim sẽ được chia ra làm hai phần.

    7

    Justice League – Liên minh công lý

    Bộ phim được bấm máy vào ngày 11 tháng 4 năm 2016 và dự kiến được lên rạp vào năm 2017. Được thúc đẩy bởi niềm tin đã được khôi phục vào nhân loại và được truyền cảm hứng bởi sự hy sinh của Superman, Bruce Wayne nhờ sự trợ giúp của đồng minh mới, Diana Prince, để đối mặt với một kẻ thù khủng khiếp. Batman và Wonder Woman nhanh chóng tìm và chiêu mộ một nhóm metahuman để chống lại mối nguy mới hiện diện này. Mặc cho sự hình thành của liên minh vô tiền khoáng hậu các siêu anh hùng – Batman, Wonder Woman, Aquaman, Cyborg và The Flash – có lẽ đã quá muộn để có thể cứu hành tinh khỏi cuộc tấn công thảm khốc.

    8. Rampage – Siêu thú cuồng nộ

    Được chuyển thể từ tựa game thùng cùng tên cực kỳ ăn khách ra mắt năm 1986, Rampage là câu chuyện về Davis Okoye (The Rock thủ vai), một nhà động vật học sống tách biệt với mọi người. Người bạn duy nhất của anh là Geogre, một chú khỉ đột được Davis nuôi từ lúc còn nhỏ xíu. Không may, một sai sót trong thí nghiệm di truyền đã biến Geogre thành một con quái vật khổng lồ.

    8

    Rampage – Siêu thú cuồng nộ

    Bộ phim kể về nhà sinh vật học Davis Okoye có mối liên kết khăng khít với George – một chú gorilla lưng bạc được anh chăm sóc từ nhỏ. Một thí nghiệm đột biến ngoài ý muốn đã làm biến đổi gorilla thành quái vật khổng lồ hung hăng. Gorilla cùng những sinh vật bị biến đổi khác đã tấn công con người và đẩy nhân loại đứng trước hiểm họa diệt vong. Liệu Davis Okoye sẽ làm gì để giành chiến thắng, không chỉ để ngăn chặn một thảm họa toàn cầu, mà còn để cứu gorilla đã từng là bạn tốt của mình?

    9. Logan – Người sói

    Wolverine của Hugh Jackman là nhân vật được khán giả yêu thích bậc nhất trong thương hiệu phim X-Men. Nhưng phải chờ tới “chuyến đi cuối cùng của Jackman” ở Logan, người hâm mộ mới có cơ hội chứng kiến “người chồn” trổ tài hành động đậm chất bạo lực như trong nguyên tác truyện tranh.

    9

    Logan – Người sói

    Nhận vô số lời khen ngợi bởi câu chuyện đầy cảm xúc cùng phần diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên, Logan đồng thời mang đến phần hành động ấn tượng. Nếu kỳ vọng đây là một tác phẩm hoành tráng với kỹ xảo hoa mỹ như nhiều phim siêu anh hùng khác, người xem có thể sẽ cảm thấy thất vọng.

    Logan ghi điểm theo một hướng khác: trần trụi và tàn bạo, đầy máu me và những cái chết. Hàng loạt đòn đánh xuất ra từ bộ móng của Logan và cô bé Laura (Dafne Keen) đều mang mục đích đoạt mạng, qua đó giúp khắc họa rõ nét thế giới tàn bạo của các dị nhân. Đây chính là điểm giúp Logan trở nên khác biệt so với nhiều tác phẩm siêu anh hùng khác.

    10. Wonder Woman – Nữ siêu nhân

    Một đại diện khác của dòng phim siêu anh hùng trong năm nay đến từ DC. Ra rạp hồi tháng 6, bộ phim riêng đầu tiên về một nhân vật nữ hùng với ngôi sao Gal Gadot đã gặt hái thành công vang dội. Wonder Woman không chỉ lấy lòng giới phê bình và khán giả, mà còn thắng lớn tại phòng vé với doanh thu trên 800 triệu USD.

    10

    Wonder Woman – Nữ siêu nhân

    Bên cạnh khả năng chỉ đạo tài tình của nữ đạo diễn Patty Jenkins, diễn xuất ăn ý giữa Gal Gadot và Chris Pine, Wonder Woman còn sở hữu mảng hành động chất lượng. Bộ phim thành công trong việc miêu tả sức mạnh và năng lực của “nữ thần chiến binh” thông qua hàng loạt trường đoạn chiến đấu ấn tượng, dài hơi và đầy cảm xúc.

    Có thể kể tới cảnh Wonder Woman giải phóng “No Man’s Land”, hay trận chiến bùng nổ giữa nhân vật chính với vị thần chiến tranh Ares (David Thewlis). Bom tấn chính là minh chứng rõ ràng cho việc các bóng hồng không hề thua kém phái mạnh trong dòng phim siêu anh hùng.

    Xem thêm:

  • Đánh giá phim Venom – phim khá ổn mặc dù không xuất sắc

    Venom là phim siêu anh hùng được chuyển thể từ truyện tranh Marvel, xoay quanh nhân vật Eddie Brock – một phóng viên đang điều tra về những vụ việc mờ ám của một tổ chức có tên Life Foundation – đứng đầu là Carlton Drake. Trong một lần đang thu thập các chứng cứ quan trọng tại phòng thí nghiệm của Life Foundation, Eddie Brock vô tình bị nhiễm một loại ký sinh ngoài hành tinh gọi là symbiote. Symbiote này có tên Venom, liên tục thôi thúc và điều khiển Eddie làm những việc mà anh không hề muốn. Vậy là anh vừa phải vật lộn để giành quyền kiểm soát cơ thể, vừa phải chạy trốn khỏi sự truy đuổi của Life Foundation.

    Venom giải trí khá ổn, mặc dù không xuất sắc. (IMDb)
    Venom giải trí khá ổn, mặc dù không xuất sắc. (IMDb)

    Tổng thể thì Venom là phim giải trí tốt, hành động đã mắt, dẫn dắt ổn, dễ hiểu, chẳng có thông điệp gì sâu sắc lắm. Một bộ phim thuần giải trí và thỏa mãn những ai muốn được nhìn thấy anti-hero Venom trên màn ảnh, chỉn chu, nhưng không có gì mới mẻ. Venom bắt đầu và kết thúc cũng như nhiều phim có nội dung tương tự về chủng loài ngoài hành tinh, thí nghiệm mờ ám nói chung và các phim siêu anh hùng nói riêng. Thực ra chẳng cần phải vào rạp xem phim, ngay từ trailer bạn có thể cũng đã đoán được cả phim thế nào rồi. Nhưng điều này không đồng nghĩa là chúng ta không thể tạm quên đi những gì mình đã biết để thưởng thức Venom bởi diễn biến phim mới là điều thực sự thú vị.

    Mối quan hệ giữa Venom và Eddie Brock khá thú vị. (Youtube)
    Mối quan hệ giữa Venom và Eddie Brock khá thú vị. (Youtube)

    Venom có một số phân đoạn hơi đen tối và điều này càng khiến việc phim không có rating R là điều cực kỳ, cực kỳ đáng tiếc. Như thông tin trước đó thì phim bị cắt mất 30-40 phút, đặc biệt đây lại là những cảnh tâm đắc của Tom Hardy vậy nên nếu có những cảnh này thì bộ phim chắc chắn sẽ hấp dẫn hơn nữa. Vài đoạn chuyển cảnh, cắt cảnh khá thô và khiến người xem chưng hửng, chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nhưng nhìn chung không làm ảnh hưởng đến mạch phim là mấy. May mắn là các phân đoạn thế này cũng không phải quá nhiều, nên nếu dễ tính bạn hoàn toàn có thể bỏ qua.

    Michelle Williams không thể hiện được gì nhiều trong phim. (IMDb)
    Michelle Williams không thể hiện được gì nhiều trong phim. (IMDb)

    Nói một chút về nhân vật Eddie Brock của Tom Hardy. Tôi không phải fan truyện tranh nên cũng không rõ thực sự Eddie trong truyện gốc là người thế nào. Nhưng trong phim thì đây quả là nhân vật hơi “trẻ trâu”, du côn và thường hành động thiếu suy nghĩ. Nếu đây chủ ý của các nhà làm phim nhằm tạo điều kiện để các sự việc tiếp theo xảy ra, thì thế này vẫn có phần hơi… nghiệp dư. Eddie Brock vẫn có thể giữ nguyên tính cách như thế nếu muốn, nhưng đáng lẽ hành động của nhân vật này đã có thể hợp lý và hay hơn.

    Các phân đoạn trong phòng thí nghiệm của Life Foundation lộ rõ nhược điểm phi lý. (IMDb)
    Các phân đoạn trong phòng thí nghiệm của Life Foundation lộ rõ nhược điểm phi lý. (IMDb)

    Các phân đoạn trong phòng thí nghiệm và một số chi tiết liên kết sự kiện nhiều khi rất thiếu logic hoặc bị lướt đi khá nhanh. Tôi không muốn phải kể ra vì sợ spoil nhưng tôi nghĩ nếu xem phim và để ý kỹ thì chắc bạn cũng sẽ nhận ra những chi tiết đó thôi. Mối quan hệ giữa Eddie Brock và Venom khá thú vị. Venom rất tâm lý, bựa và chắc chắn sẽ càng thu hút nhiều fan sau bộ phim này. Tuy nhiên, tôi có cảm giác Venom hơi “hiền” bởi đã mong đợi một Venom quỷ quyệt hơn, làm Eddie phải chật vật nhiều hơn. Nếu so với Venom trong Spider-Man 3 thì có khi người ta lầm tưởng 2 nhân vật này khác biệt hoàn toàn.

    Venom là symbiote tâm lý lắm nhé, tư vấn tình cảm hay phết. (IMDb)
    Venom là symbiote tâm lý lắm nhé, tư vấn tình cảm hay phết. (IMDb)

    Ngoài mối quan hệ giữa Eddie và Venom thì các mối quan hệ giữa các nhân vật còn lại trong phim cũng tạm gọi là ổn, không có gì hấp dẫn lắm và bóng hồng Anne Weying do Michelle Williams thủ vai cũng giống như bao người phụ nữ khác đứng sau các siêu anh hùng mà thôi. Ngoài phân đoạn nho nhỏ giữa Anne, Eddie và Venom làm điểm sáng cho nhân vật này thì còn lại không có gì đáng nói.

    Phản diện Carlton Drake cũng thuộc dạng thường, không ấn tượng và có thể dễ dàng quên ngay khi phim kết thúc, ấn tượng hơn chính là symbiote Riot đối đầu với Venom. Đáng tiếc là 2 symbiote còn lại không được khai thác nhiều và có vẻ hơi uổng phí.

    Ngôi sao của bộ phim là Tom Hardy và đương nhiên Tom Hardy cân phim. Tuy nhiên, thực sự nếu so với các nhân vật khác anh từng đóng thì Eddie Brock không nằm trong số các nhân vật hay nhất anh từng hóa thân. Các phân đoạn hài hước thực sự duyên dáng, một số đoạn không tồi đến độ nhìn rõ là chọc cười khán giả, nhưng không cần thiết lắm và nếu bỏ đi thì vẫn không ảnh hưởng gì đến phim. Kỹ xảo ổn, hoành tráng và hấp dẫn nếu nhìn từ xa, nhưng lộ rõ nhược điểm không mượt mà khi zoom cận mặt symbiote hoặc khi Venom hay Riot nói chuyện. Âm nhạc của phim rất hấp dẫn, làm không khí phim thực sự gay cấn.

    Eddie Brock được xây dựng có phần hơi du côn. (IMDb)
    Eddie Brock được xây dựng có phần hơi du côn. (IMDb)

    Một lần nữa, thật tiếc là Sony quyết định để phim này rating PG-13, phim đáng lẽ đã có thể làm tốt hơn, đã có thể hay hơn và ấn tượng hơn thế này. Venomnhìn chung không phải phim xuất sắc nhưng tròn trịa và giải trí tốt, đáng tiền. Số điểm 30% trên Rotten Tomatoes dành cho Venom có vẻ không công bằng với bộ phim cho lắm. Trừ phi bạn là một khán giả cực kỳ khó tính và đòi hỏi Venom phải cao siêu hơn, không thì hãy cứ an tâm ra rạp mà thưởng thức thôi, nhớ nán lại xem 2 after-credit của phim nữa nhé.

  • Review phim Con Nhà Siêu Giàu Châu Á (Crazy Rich Asians)

    Review phim Con Nhà Siêu Giàu Châu Á (Crazy Rich Asians)

    Con Nhà Siêu Giàu Châu Á là bộ phim đầu tiên của Hollywood sau hơn 20 năm quy tụ một dàn diễn viên đều là người Mỹ gốc Á và rõ ràng bộ phim đã tạo được tiếng vang khi đứng đầu doanh thu phòng vé Bắc Mĩ 3 tuần liên tiếp từ khi được ra mắt. Tưởng chừng như khán giả Việt Nam đã không thể biết được lý do vì sao bộ phim lại làm mưa làm gió đến như vậy khi nó bị hoãn chiếu, thế nhưng cuối cùng cả nhà phát hành và chính bản thân bộ phim đã không làm người xem phải thất vọng với những gì mà nó mang lại: một bộ phim hài hước, lãng mạn, đầy tính giải trí nhưng cũng chứa đựng những giá trị ý nghĩa và thông điệp mà nhà làm phim muốn gửi đến khán giả, dù cho họ là người phương Tây hay người phương Đông.

    Đạo diễn và dàn diễn viên của bộ phim (Ảnh: The New York Times)

    Con Nhà Siêu Giàu Châu Á kể về câu chuyện tình yêu giữa nữ tú Rachel Chu (Ngô Điềm Mẫn/Constance Wu) và nam thanh Nick Young (Henry Golding). Nữ tú và nam thanh đều học chung trường đại học New York ở thành phố New York và đem lòng yêu nhau kể từ đó. Nữ tú trở thành giáo sư kinh tế học ở chính ngôi trường này và không hề biết rằng gia đình của nam thanh siêu siêu giàu và có thể nói là gia đình quyền lực nhất ở Singapore. Một ngày nọ, nam thanh muốn cùng nữ tú trở về quê nhà của anh để dự đám cưới của một người bạn thân và ra mắt cô với gia đình siêu siêu giàu của anh mà cô vẫn không hề hay biết. Nữ tú đồng ý nhưng lại không lường trước được những rắc rối đến từ gia đình siêu giàu của nam thanh sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của hai người.

    Bộ phim, cũng như cuốn sách được chuyển thể của tác giả Kevin Kwan, đều có tên là Con Nhà Siêu Giàu Châu Á. Khán giả đã được chứng kiến vô số nhân vật phải nói là siêu giàu trên màn ảnh rộng, ví dụ như Bruce Wayne khi anh mua lại toàn bộ ngân hàng mà gia đình Clark Kent đã mắc nợ trong Liên Minh Công Lí hay khi T’Challa mua toàn bộ khu dân cư ở Oakland để xây dựng Trung tâm Hỗ trợ Quốc tế đầu tiên của Wakanda trong Chiến Binh Báo Đen, và dĩ nhiên sự siêu siêu giàu của các nhân vật trong Con Nhà Siêu Giàu Châu Á cũng được thể hiện ở một mức độ vô cùng hài hước và cũng rất sáng tạo.

    Mở đầu bộ phim người xem đã được nhắc nhở rằng gia đình nhà Young của nhân vật nam chính Nick Young giàu có như thế nào với màn trình diễn rất mạnh mẽ và sắc sảo của Dương Tử Quỳnh/Michelle Yeoh trong vai người mẹ Eleanor của Nick. Sự giàu có không chỉ dừng lại ở đó mà còn được tiếp nối xuyên suốt bộ phim qua nhiều tình tiết hài hước khác nhau. Các tình tiết hài không quá lố, không quá dồn dập đến mức khiến người xem phải mệt mỏi mà chúng khiến khán giả phải bật cười bởi sự duyên dáng của các diễn viên và sự bất ngờ đến từ việc xây dựng nên các tình tiết đó.

    Một bữa tiệc độc thân trước đám cưới (Ảnh: IMDB)

    Cây hài của bộ phim chắc chắn phải là nhân vật Goh Peik Lin (Awkwafina), bạn thân của nữ tú Rachel Chu. Sau khi xuất hiện trong vai cô nàng Constance hay thực hiện các màn ảo thuật để lừa đảo trong Băng Cướp Thế Kỷ: Đẳng Cấp Quý Cô hè vừa qua, nữ diễn viên Awkwafina đã trở lại và khiến người xem phải ấn tượng với khả năng diễn hài rất đạt của cô nàng này. Từ giây phút đầu tiên khi cô xuất hiện, khán giả đã không thể ngừng cười khi nhìn thấy khuôn mặt dí dỏm và sự tương tác vô cùng hài hước, ngộ nghĩnh của cô với những nhân vật khác trong bộ phim. Các nhân vật phụ khác như người nhà của Nick Young hay của Peik Lin hầu hết đều được sử dụng cho các tình tiết hài của bộ phim, và mặc dù không phải tình huống nào cũng khiến người xem phải bật cười nhưng có thể nói mỗi nhân vật đều để lại một khoảnh khắc hài hước ấn tượng của riêng mình.

    Thế nhưng Con Nhà Siêu Giàu Châu Á đâu chỉ là một bộ phim hài thuần tuý mà nó còn là một bộ phim tình cảm, và nếu muốn một bộ phim tình cảm trở nên hấp dẫn thì phải có drama, phải có yếu tố kịch tính và những nhân vật mang lại yếu tố kịch tính đó không ai khác chính là người nhà của Nick, cụ thể là người mẹ Eleanor của anh.

    Awkwafina là cây hài của bộ phim (Ảnh: IMDB)

    Như đã nói Dương Tử Quỳnh (thủ vai chính trong Ngoạ Hổ Tàng Long, một bộ phim đã đoạt 4 giải Oscar vào năm 2001) đã hoá thân xuất sắc thành một người phụ nữ cứng rắn, lạnh lùng khi là người quản lí của một gia đình vô cùng quyền lực với những trách nhiệm nặng nề mà bà phải gánh vác nhưng cũng là một người rất yêu thương gia đình, nhất là đứa con trai duy nhất của bà. Eleanor là một người phụ nữ mang quan điểm truyền thống của người phương Đông đó là phụ nữ phải biết hy sinh những mong muốn cá nhân để dồn toàn tâm toàn ý cho gia đình, những quan điểm trái ngược hoàn toàn với tinh thần tự do và theo đuổi đam mê của nước Mỹ. Gia đình của bà nếu muốn tồn tại, phát triển thì phải có nề nếp, kỷ cương, phải tuân theo những gì đã được định sẵn, và khi một người nào đó trong gia đình đi lệch hướng thì phải được uốn nắn ngay lập tức. Ánh mắt đầy nghiêm nghị như hai viên đạn của Dương Tử Quỳnh đã thể hiện nhân vật của bà là một người như thế nào, nhưng đâu đó vẫn tồn tại sự mềm yếu trong tâm hồn của người phụ nữ cứng rắn này, và đó là khi bà đối diện với Rachel, một người mà dường như khiến bà thấy được con người lúc trẻ của mình khi phải đối mặt với những trách nhiệm, áp lực đến từ một gia đình vô cùng giàu có và quyền lực.

    Dương Tử Quỳnh trong vai người mẹ Eleanor (Ảnh: SFGate)

    Rachel và Nick là hai thế hệ người Hoa khác nhau. Một người thì mang gốc Hoa nhưng đã sống ở Mỹ từ lúc mới sinh ra còn một người thì là người gốc Hoa sống ở Singapore và đi du học ở nước Mỹ. Nữ diễn viên Ngô Điềm Mẫn đã thể hiện một Rachel đúng theo kiểu một người phụ nữ được nuôi dạy và lớn lên ở xứ sở Cờ Hoa: độc lập, thông minh và mạnh mẽ. Rachel là một người rất thông minh, thậm chí vô cùng thông minh khi là giáo viên kinh tế học trẻ nhất của NYU và còn dạy môn lý thuyết trò chơi bằng cách chơi Poker với học viên nữa chứ.

    Và dĩ nhiên sự thông minh đó còn được thể hiện qua những tình huống đối mặt với những người nhà của Nick khi cô luôn bình tĩnh phân tích sự việc chứ không có hấp tấp mà chạy theo để giải quyết từng vấn đề một. Đỉnh điểm của sự thông minh của cô nàng nằm ở phân cảnh cuối của bộ phim, khi cô chơi mạt chược cùng với mẹ của Nick. Phân cảnh này có thể nói là thể hiện tất cả những phẩm chất của Rachel và bà Eleanor xuyên suốt bộ phim và nó đòi hỏi bạn cần phải có sự hiểu biết về luật chơi của mạt chược hoặc nếu không thì phải để ý rất kỹ các chi tiết thì bạn mới có thể hiểu rõ ý nghĩa của phân cảnh này. Không yếu mềm, không khóc nhè và vô cùng mạnh mẽ, quyết đoán cũng như sở hữu một khuôn mặt xinh tươi và sắc sảo không kém, Ngô Điềm Mẫn đã thể hiện vai diễn của mình một cách tuyệt vời.

    Ngô Điềm Mẫn trong vai Rachel

    Thế nhưng Rachel đâu thể nào mạnh mẽ vượt qua những rắc rối nếu không có sự hiện diện của Nick. Rachel và Henry trong bộ phim này rất xứng đôi với nhau và các màn tỉnh củm cũng được thể hiện rất tốt, cụ thể trong phân cảnh đám cưới bạn thân của Nick khi sự lãng mạn của mình, phần lớn nhờ vào bài hát Can’t Help Falling In Love kinh điển của Elvis. Câu chuyện vươn ra khỏi cái bóng của gia đình giàu có của mình không mới nhưng Henry Golding cũng đã thể hiện rất tốt vai diễn của anh, không mang lại cảm giác gượng ép cho người xem mà rất tự nhiên, chân thật.

    Bất ngờ thay đây lại là bộ phim đầu tiên của chàng trai này bởi vì người làm kế toán cho đoàn làm phim đã vô tình phát hiện anh ở Maylaysia khi anh còn là host của một số chương trình truyền hình ở đất nước này. Nhắc tới Maylaysia thì bộ phim tuy lấy bối cảnh ở Singapore nhưng nhiều cảnh lại được quay ở Malay, ví dụ như khu biệt thự của gia đình nhà Young được quay ở Malaysia còn phần khung cảnh đằng sau ngôi biệt thư lại được ghép từ cảnh quay ở Singapore. Dù vậy thì phần hình ảnh trong bộ phim xứng đáng được khen ngợi với những cảnh quay lộng lẫy, hoành tráng và đầy màu sắc khiến người xem phải trầm trồ, kết hợp với phần nhạc phim với những bài hát tiếng Hoa nghe rất vui tai, điển hình là bài Wo Yao Ni De Ai được phát đi phát lại đã tạo nên một trải nghiệm đậm chất châu Á cho khán giả xem phim.

    Khu biệt thự thực chất được quay ở Malaysia (Ảnh: Vanity Fair)

    Con Nhà Siêu Giàu Châu Á không chỉ là một bộ phim thương mại, giải trí thông thường bởi vì nó muốn gửi gắm một thông điệp đó là cho dù bạn có là người Mĩ hay người Châu Á hay bất cứ người gì khác đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất đó là việc xác định con người mà bạn muốn trở thành, và đó là lý đo đơn giản để lôi kéo khán giả đến với bộ phim này.

    Xem thêm:

  • Đánh giá phim quái thú vô hình – thực tế không như mong chờ

    Đánh giá phim quái thú vô hình – thực tế không như mong chờ

    Trái với nhiều dự đoán ban đầu của người hâm mộ và mong đợi sự trở lại sau 8 năm của Quái Thú Vô Hình (The Predator) do đạo diễn Shane Black, người từng xuất hiện trong phần đầu tiên ra mắt năm 1987, thực hiện đã không thể đem lại thành công hay thậm chí phải nói là thất bại trong cách xây dựng hình tượng một nhân vật vô cùng nổi tiếng.

    Quái Thú Vô Hình không đạt được thành công như kỳ vọng (Ảnh: IMDb)

    Phim mở đầu với cảnh rượt đuổi của 2 yautja ngoài không gian và một trong số chúng đã đáp xuống Trái Đất để lẩn trốn. Quinn McKenna (Boyd Holbrook), một tay lính bắn tỉa kỳ cựu, cùng đồng đội của anh ta đã tìm thấy xác con tàu và bên trong đó là một chiếc mũ giáp cùng một vòng tay to lớn. Tuy nhiên, họ nhanh chóng bị ám sát bởi một sinh vật vô hình, chỉ còn lại Quinn sống sót và anh đã mang những món đồ ấy đem giấu ở một nơi “vô cùng khó hiểu”. Yautja còn lại sau cùng cũng đến được Trái Đất để tìm diệt kẻ phản bội cũng như bất cứ ai ngáng đường hắn.

    (Ảnh:IMDb)

    Điểm đáng khen của phim đó tạo hình của cả hai yautja đều rất đẹp và ấn tượng.Tuy nhiên bộ giáp chiến đấu vẫn dù được thay đổi thiết kế nhỏ gọn hơn nhưng vẫn giữ được độ ngầu cần thiết. Quái thú siêu cấp (Ultimate Predator) vô cùng đồ sộ với chiều cao lên đến 3,4m, to lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ Predator nào từng xuất hiện trên màn ảnh. Người viết cũng đã hy vọng phiên bản nâng cấp toàn diện này sẽ đem đến cơn ác mộng cho bất cứ đối thủ nào mà hắn chạm trán thế nhưng những gì đã xảy ra với hắn lại gần như đi ngược lại hoàn toàn.

    Tạo hình của cả hai quái thú đều rất ấn tượng (Ảnh: IMDb)

    Phim cũng sở hữu một tông màu dù tươi sáng hơn (dù phần lớn thời lượng phim diễn ra vào buổi tối) nhờ vào một loạt những tình tiết chọc cười khán giả của các anh cựu chiến binh “tưng tửng” (một phần đã được thể hiện trên trailer, vào phim sẽ còn lầy lội hơn nhiều). Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, ban đầu xem còn thấy vui vui nhưng càng về sau xem càng thấy nhàm, cười không nổi. Nói một cách nào đó, Shane Black đã biến một phim vốn trung thành với phong cách hồi hộp, kịch tích pha lẫn kinh dị thành một phim hài “thiếu muối”.

    (Ảnh:IMDb)

    Nhiều người hâm mộ sẽ trông chờ một màn so găng đẫm máu giữa hai Predator như phần 2010 thì họ sẽ phải thất vọng nặng vì trận đấu tay đôi, dù là có, nhưng diễn ra một cách chớp nhoáng, đầy hụt hẫng, có lẽ còn chưa đến 2 phút. Nguyên do là vì Ultimate Predator quá mạnh và sức mạnh ấy đã không cho yautja kia một cơ hội phản kháng nào. Hơi thiếu kịch tính nhưng không sao, khán giả sẽ thầm nghĩ có lẽ gã Predator này đã được chọn làm trùm cuối của phim nên phải cho hắn một màn ra mắt ấn tượng nhất có thể để cuối phim chúng ta sẽ có một trận đánh ra trò và thật mãn nhãn giữa người và quái thú. Nhầm to! Đó là những gì tốt nhất hắn có thể thể hiện vì nửa sau của phim hắn không khác nào một gã vai u thịt bắp đần độn, chẳng thể hiện được kỹ năng của một kẻ săn mồi. Một điều thú vị là dù phim có tựa là Quái Thú Vô Hình nhưng dường như trong phim, người tàng hình còn nhiều hơi cả quái thú. Vậy ai mới là quái thú thật sự?

    (Ảnh:IMDb)

    Cũng cần phải nói luôn là thời lượng trận đánh cuối không cần để ý kỹ cũng dễ dàng nhận ra đã bị cắt te tua (có lẽ phải đến 20-30%) gần hết những cảnh máu me (dù đã được dán nhãn R). Hậu quả là những phút cao trào ít ỏi còn lại của phim trở nên thật buồn cười và khó hiểu. Mọi thứ diễn ra đều theo hướng một chiều và dường như cả quái thú siêu cấp không là gì so với loài người thật “mạnh mẽ”.

    Xây dựng hình tượng nhân vật kém, phim còn sở hữu luôn cả cốt truyện cũng tệ nốt. Đối với một phim thuần hành động giải trí như thế này thì khán giả sẽ không yêu cầu một cốt truyện thật “hack não” hay những plot twist “khủng” để làm họ bất ngờ. Tất cả những gì bộ phim này cần là một câu chuyện đơn giản, dễ hiểu đi kèm với những pha hành động mãn nhãn, thế là đủ. Nhưng đáng buồn là nội dung phim lại đơn giản đến mức nhạt nhẽo và lại còn chứa một đống tình tiết dư thừa khiến người xem phán ngán. Cái cần thì thì bị cắt, cái không cần thì được khai thác quá nhiều.

    (Ảnh:IMDb)

    Nghĩ đi nghĩ lại thì đây là phần có nội dung chán nhất và màn trình diễn tệ nhất của các quái thú trong tất cả những phần có sự xuất hiện của Predator. Mất 8 năm để trở lại nhưng các Predator đã không có đất thể hiện đủ để vực dậy một thương hiệu gần như đã bị lãng quên. Càng mong đợi bao nhiêu, Quái Thú Vô Hình càng làm người ta thất vọng bấy nhiêu.

    Xem thêm:

  • Review phim bao giờ hết ế – Phim hài Việt

    Review phim bao giờ hết ế – Phim hài Việt

    Thật khó dùng từ gì để mô tả nếu được yêu cầu nêu ra cảm nhận ban đầu về bộ phim này, không phải vì phim truyền đạt nội dung kỳ vĩ hay sâu sắc gì mà chính là do nó bao gồm quá nhiều thứ trái khoáy, ngược đời, đối chọi nhau chan chát. Có hai thái cực có thể xảy ra khi tôi cảm thấy bối rối vô cùng lúc xem xong một bộ phim, hoặc là nó quá hay làm ‘tê dại’ hết mọi giác quan ngay lúc đó hoặc là dở quá mức chịu đựng. Bao Giờ Hết Ế đáng tiếc lại thuộc về trường hợp sau.

    Theo tóm tắt của các nhà sản xuất thì phim kể về Thiên Kim (Thúy Vân) phải buộc lòng tạo lập một vở kịch yêu nhau cùng một tài xế taxi nghèo tên Hòa (Đình Quân) do cô bị gia đình ép phải lập gia đình. Trớ trêu thay, cô và các thế hệ phụ nữ (bà cố, bà ngoại, mẹ) trong gia tộc chịu một lời nguyền bí ẩn khiến bất kỳ người đàn ông nào kết hôn cùng họ đều không có kết cục tốt đẹp. Liệu Kim có vượt qua được bao thử thách để tìm thấy bến đỗ hạnh phúc của cuộc đời?

    Mới nghe qua ta thấy ý tưởng của bộ phim cũng không đến nỗi quá tệ, nhưng từ ý tưởng đến thành quả cuối cùng là một chặng đường không hề đơn giản, dễ dàng. Muốn kể một câu chuyện cho người khác hiểu bằng ngôn ngữ điện ảnh khác xa việc kể bằng ngôn từ hay âm nhạc, nó phải là sự tổng hợp của các yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là hình ảnh. Để diễn tả một người phụ nữ thành đạt không phải giơ cao tấm biển ghi nghề nghiệp và thành tích mà phải thuyết phục người xem bằng những cảnh về cách hành xử chuyên nghiệp, đỉnh đạt, thông minh trong công việc. Phim thiếu hẳn điều này và lướt qua tất cả nhân vật cùng sự kiện chỉ bằng vài câu thoại hay giới thiệu đơn giản, đây hoàn toàn không phải ngôn ngữ điện ảnh. Đạo diễn Nguyễn Thành Vinh chỉ được biết đến trước đây với vai trò đạo diễn lồng tiếng, lần đầu cầm trịch một dự án điện ảnh có vẻ quá sức với anh. Toàn bộ bối cảnh và các nút thắt then chốt để câu chuyện diễn ra đều bị làm hỏng bét. Nhịp điệu phim quá nhanh mà lại hời hợt đến mức cẩu thả khiến người xem không thể nào hiểu được vì sao câu chuyện lại có thể đi đến bước như thế này. Suốt cả phim là màn “rượt đuổi” hụt hơi giữa người xem và diễn tiến câu chuyện phim. Đây là điều tối kỵ với thể loại tình cảm lãng mạn mà phim hướng đến.

    Không khó để nhận ra những mảng miếng rất quen thuộc trong các phim của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông được “mượn” dùng trong phim này nhưng không được làm khéo khiến tất thẩy đều rất khiên cưỡng. Quá nhiều thể loại được trộn lẫn nhưng không có cái nào được làm tới. Hài hay tình cảm lãng mạn là thể loại chính? Chút thì cứ tưởng là khoa học viễn tưởng hay thần thoại, chút lại bẻ qua hành động xã hội đen, có những tình tiết làm liên tưởng đến truyện kiếm hiệp Kim Dung nữa chứ. Câu chuyện đã quá nát rồi, đáng lý phải tập trung sức để vá lại cho phim khỏi sụp đổ thì các nhà làm phim còn ghè đá thêm cho nặng. Tự làm khó mình mà cũng làm khó người xem.

    Một kịch bản nông cạn, rời rạc, ngây ngô lại được diễn bởi một dàn diễn viên trẻ không có thành tích diễn xuất gì nổi bật. Không có một diễn viên vai chính, thứ chính nào trong phim hoàn thành vai diễn của mình tốt, cộng với một câu chuyện tệ hại thì chúng ta cũng đoán trước sự kết hợp này sẽ cho ra đời một sản phẩm như thế nào rồi. Dường như các diễn viên không chịu đầu tư cho vai diễn của mình và không hiểu mình đang diễn cái gì. Suốt cả bộ phim khán giả phải chịu đựng những màn diễn xuất gượng gạo, các diễn viên cứ như đóng khuôn sẵn các biểu cảm rồi cứ thế đeo vào ở các phân đoạn khác nhau. Các diễn biến tâm lý vô lý một cách nực cười và được xếp đặt trong các tình huống không thể nào “kịch” hơn.

    Cộng hưởng với diễn xuất và kịch bản là phần âm nhạc, lồng tiếng âm thanh, quay phim, bố trí bối cảnh phim cũng có rất nhiều điều đáng bàn. Phần nào thì âm nhạc tuy không quá hay nhưng cũng không đến nỗi quá tệ, tuy nhiên nếu suốt cả phim phải chịu đựng hoài một kiểu nhạc phim như vậy thì khán giả phát ngán lên được. Không có chút điểm nhấn vào, những bài nhạc phim hoặc quá sến súa, hoặc quá “chợ”, nó không ăn nhập gì với nhau và cũng chả làm ai nhớ khi bước ra khỏi rạp. Lồng tiếng không tốt dù cho đây là chuyên môn của đạo diễn Nguyễn Thành Vinh. Âm sắc đài từ diễn viên lồng tiếng không hợp, phần âm thanh tiếng động các phân cảnh quá giả tạo, lệch tiếng và không tạo cảm giác được đầu tư cẩn thận, nó cứ như một bài tập về nhà làm vội để kịp giờ đem nộp. Quay phim và bố trí cảnh cũng không ổn. Nhiều cảnh lạm dụng các cảnh quay chậm không cần thiết, lúc thì thiếu những góc quay gần để bắt được diễn biến tâm trạng của các diễn viên, có vẻ đạo diễn cũng không tự tin lắm về diễn xuất của dàn diễn viên trẻ trong phim.

    Một điều hơi tế nhị nhưng cũng cần góp ý với đơn vị sản xuất là khách mời tham gia phim. Dù biết nhà sản xuất có ý tốt khi mời các nghệ sĩ có tên tuổi trong các lĩnh vực nghệ thuật khác (cải lương, kịch nói…) vào vai khách mời nhưng các ngành nghệ thuật khác nhau có những điều khó mà trung hòa được. Không thể ngay lập tức bắt những nghệ sĩ đó thay đổi hẳn phong cách quen thuộc trong môn nghệ thuật đã gắn bó lâu năm để vào một vai trong phim điện ảnh, họ vẫn mang hơi hướng quen thuộc vào phim và điều này không tốt chút nào cho tác phẩm điện ảnh. Dẫu không phải diễn viên điện ảnh họ cũng trong ngành nghệ thuật mà còn gặp nhiều trở ngại thì việc mời các bạn trẻ không có chút nghiệm diễn xuất phim nào chỉ nổi lên qua các chương trình truyền hình thực tế hay các hotgirl, hotboy thì còn thảm họa đến mức nào nữa.

    Người viết rất buồn khi phải chê một phim do người Việt thực hiện nhưng nếu muốn nền điện ảnh Việt Nam phát triển thì tự bản thân những người làm nghề phải nghiêm khắc với chính mình gấp bội. Chúng ta đang phải cạnh tranh trực tiếp với các nền điện ảnh khổng lồ, nếu không quyết lòng cố gắng thì đừng mong kéo được khán giả đến rạp. Sâu xa hơn nữa là niềm tin với điện ảnh Việt, cho ra đời các tác phẩm không xứng đáng thì lấy gì nuôi dưỡng nguồn khán giả sẵn sàng ủng hộ các sản phẩm văn hóa nội địa trong tương lai?

    Xem thêm:

  • Đánh giá phim American Gods – Hành trình của niềm tin

    Đánh giá phim American Gods – Hành trình của niềm tin

    “Thần là gì? Chúng ta có thực sự biết được sự tồn tại của họ? Con người tin tưởng nhiều thứ, có nghĩa các vị thần là có thật. Bởi chúng ta tin rằng họ có thật. Vậy điều gì có trước? Những vị thần hay những con người tin tưởng vào sự tồn tại của họ?” – Mr Wednesday.

    8 tập phim của American Gods – dựa trên tiểu thuyết bán chạy cùng tên của nhà văn Neil Gaiman do Bryan Fuller và Michael Green đạo diễn kiêm sản xuất đưa khán giả đến với cuộc hành trình khám phá đức tin và sức mạnh ẩn sau những tín ngưỡng của con người. Câu chuyện kể về Shadow Moon – một cựu tù nhân đang trên đường trở về nhà sau khi nghe tin vợ và bạn thân của anh đã chết trong một vụ tai nạn giao thông. Trên chuyến bay trở về, anh gặp Mr Wednesday – một nhân vật bí ẩn đã ngỏ lời mời anh làm vệ sĩ cho ông ta. Kể từ đó, Shadow liên tiếp gặp phải những điều vô cùng bí ẩn, hoang đường mà anh không thể nào lý giải nổi. Chính Shadow cũng không biết anh đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến giữa những vị thần cũ và thần mới. Mỗi một tập phim sẽ hé lộ những cựu thần trôi dạt từ thần thoại Bắc Âu, Ai Cập hay các nước Châu Phi theo chân loài người từ đất Mỹ từ xa xưa. Họ đang đứng trước nguy cơ bị lãng quên khi nhân loại đang tôn thờ những vị thần mới đại diện cho toàn cầu hóa, công nghệ, truyền thông, mạng xã hội…

    Mr Wednesday & Shadow Moon (Nguồn: Digital Trends)

    Điểm nổi bật nhất của bộ phim phải kể đến diễn xuất của 2 diễn viên kỳ cựu Ian McShane (John Wick, DeadWood, Cướp Biển Vùng Caribe…) trong vai Mr Wednesday và Gillian Anderson (The X Files) với vai vị thần Media. Từng dáng vẻ, cử chỉ ngôn ngữ của Mr Wednesday khiến ta thấy tò mò bởi dường như ông ta luôn giấu diếm một điều gì đó. Sử dụng sự thông tuệ với những mánh khóe gian xảo, Mr Wednesday luôn có được những thứ mà ông muốn. Thỉnh thoảng những lời châm biếm hài hước của ông ta giống như một chút gia vị làm tăng sức hấp dẫn của bộ phim.

    Nam diễn viên Ian Mcshane (Nguồn: Variety)

    Phải nói Gillian Anderson đã hóa thân một cách quá tài tình trong vai Media. Bản chất của nhân vật này giống như một con tắc kè hoa, luôn biến đổi để hội nhập thông qua những nhân vật hình tượng công chúng. Nói nôm na, Media chính là báo chí, là TV, là những gì chúng ta thấy trên màn ảnh lớn hay nhỏ. Đó là lý do mà Anderson hóa trang thành các nhân vật huyền thoại Hollywood, biểu tượng của văn hoá đại chúng cũng như phần nào thấy được tầm ảnh hưởng của Media như Lucy Ball, David Bowie, Marilyn Monroe. Nếu Mr Wednesday đại diện cho sự thông thái, trí tuệ của những vị thần cũ thì Media là một vị tân thần xinh đẹp, quyền lực có khả năng chi phối “mọi khán giả”.

    Nữ diễn viên Gillian Anderson (Nguồn: IndieWire)

    Tôn giáo luôn là chủ đề hấp dẫn, đầy lôi cuốn đối với nhà văn Neil Gaiman. Đến với American Gods, ông vẽ lên một bức tranh tổng thể về giá trị văn hóa, những tôn giáo đang tồn tại ở một đất nước đa chủng tộc, đầy màu sắc nhưng cũng là hiện thân của toàn cầu hóa. Nhiều người đến từ các quốc gia khác nhau đem theo ước mơ, hy vọng và cả lòng tin khi đặt chân đến vùng đất màu mỡ mang tên Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đó là lý do trong American Gods xuất hiện không chỉ một mà đến hàng chục vị Chúa Jesus. Bởi như nhân vật Wednesday đã nói: chúng ta không chỉ có vị Chúa Jesus da trắng mà còn Mexican Jesus, African American Jesus, Greek Jesus – đại diện cho mỗi một dân tộc, tôn giáo.

    Có lẽ 480 phút của bộ phim cũng chưa đủ để nói hết được vẻ đẹp của tín ngưỡng nhưng American Gods cuốn hút người xem không chỉ bởi những câu chuyện thần thoại đầy ma mị và huyền bí. Nó khiến ta phải đặt câu hỏi thế nào là lòng tin? Và sức mạnh của lòng tin trong mỗi người lớn thực sự lớn đến đâu? Trong thế giới thần thánh của Gaiman phụ thuộc vào đức tin của con người. Ông cho rằng thần thánh không bất tử. Họ được xây dựng từ lòng tin của con người và một khi lòng tin đã mất thì các vị thần cũng dần dần bị lãng quên rồi biến mất.

    Trong thời buổi toàn cầu hóa, con người theo đuổi những thứ tân thời (smartphone, thời trang, mạng xã hội), chạy theo đồng tiền và vật chất chứ đâu còn cầu nguyện để có được miếng ăn như trước. Và rồi những “tân thần” mới nổi lên – hiện thân cho một xã hội năng động và đầy phát triển như công nghệ, truyền thông, mạng xã hội… Họ là mối đe dọa đối với những vị thần cũ. Bản chất của những vị tân thần là tạo lập thương hiệu. Càng nhiều người bỏ thời gian và tin tưởng những gì họ nghe hay đọc được trên Internet, báo chí, TV thì các vị thần mới lại càng mạnh. Ngay cả một nữ thần biểu tượng cho sắc đẹp, quyền năng của nước Ả Rập cũng phải cúi mình trước sự tiến hóa của xã hội. Vì sợ bị lãng quên, bà phải nhờ đến công nghệ để tìm lại sự tôn thờ và “chiêu mộ” những kẻ sùng bái theo một phương thức mới.

    Nhưng trong số các vị thần cũ, cũng có những người không bao giờ chịu sự khuất phục trước một thế giới hiện đại mà con người đang dần bỏ rơi lịch sử. Wednesday – đại diện cho “Old Gods” ấp ủ một kế hoạch, một cuộc chiến để chống lại các vị tân thần. Ông tin rằng con người sẽ hiểu được sức mạnh của lòng tin. Bởi trước khi có smartphone hay những thứ vật chất xa hoa hào nhoáng, loài người từng phải cầu xin các vị thần để có được miếng ăn. Suy cho cùng, trong những giờ khắc tuyệt vọng nhất, họ luôn tìm đến thần thánh để có được sự bình yên và hy vọng.“Thần vĩ đại nhưng con người còn vĩ đại hơn. Từ trái tim con người thần đến và cũng từ trái tim của con người thần sẽ trở về” (trích câu nói của người dẫn truyện trong American Gods – tập 5)

    Ở American Gods, Neil Gaiman không phê phán hay nhận xét bất kỳ tín ngưỡng nào mà ông luôn dành sự tôn trọng cho tất cả các cộng đồng tôn giáo trên khắp nước Mỹ. Ngay cả với những người không quan tâm đến tôn giáo vẫn hoàn toàn thưởng thức được nét đẹp của bộ phim theo nhiều cách khác nhau. Bởi đơn thuần ai cũng có một cuộc hành trình đi tìm niềm tin của riêng mình.

    Xem thêm:

  • Đánh giá phim App War: Tình yêu hay tiền tỷ?

    Nhà sản xuất TMoment của Thái Lan – tiền thân của GTH, là hãng phim đã từng cho ra nhiều tác phẩm thành công như Tuổi Nổi Loạn, Tình Người Duyên Ma, ATM: Lỗi Tình Yêu, I Fine…Thank You…Love You… App War (Tình Yêu Hay Tiền Tỷ?) là sản phẩm tiếp theo của hãng phim này, nhưng đáng tiếc là nó lại không thể tạo được dấu ấn như những tác phẩm trước đó. Tuy khai thác đề tài khá mới lạ là start-up kết hợp với tình cảm hài, nhưng kịch bản lại khá dài dòng, không có nhiều chi tiết hài hước hay kịch tính và nhiều tình tiết chưa được logic cho lắm khiến App War chỉ dừng lại ở mức tạm được, không phải là một bộ phim tệ nhưng cũng không để lại cho người xem ấn tượng gì.

    Phim xoay quanh Bomb (Nat Kitcharit) và June (Warisara Yu), hai nhà sáng lập của hai công ty start-up về app điện thoại vô tình gặp nhau trên con đường loay hoay tìm kiếm chỗ đứng trong giới. Họ trở thành bạn và “cảm nắng” nhau sau khi nhận ra có nhiều điểm tương đồng. Cuộc gặp gỡ định mệnh đó đã vô tình truyền cảm hứng cho cả hai người về một app điện thoại có thể tìm kiếm và kết nối những người có cùng sở thích cá nhân. Sau khi ra mắt, cả hai app đều nhận được sự ủng hộ từ đại đa số người dùng, nhưng vì quá giống nhau từ ý tưởng đến chức năng, Bom và June đã chuyển từ bạn sang địch thủ trên thương trường. Cả hai công ty không từ bỏ bất cứ kế hoạch nào, thậm chí là… cài gián điệp vào trong công ty đối thủ để giành được số tiền đầu tư lên đến 100 triệu baht. Càng về sau, kế hoạch này càng đi quá xa và khiến cả đôi bên cùng gặp những thiệt hại dở khóc dở cười.

    Không thể phủ nhận là đề tài start-up khá độc đáo và mới lạ, chưa có nhiều phim khai thác đề tài này ngoài series Silicon Valley của Mỹ. Trong phim, kịch bản ở tuyến truyện về start-up được đầu tư cũng khá chỉn chu và chi tiết chứ không hề qua loa. Từ cái cách mà cả hai đội lên ý tưởng thiết kế app, sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành cho đến  phần thuyết trình để giành được số tiền đầu tư ở cuối phim. Tuy nhiên, kịch bản phim tập trung quá mức vào phần chiêu trò đấu đá giữa hai công ty, không chú trọng vào việc truyền cảm hứng start-up cho khán giả khiến phim giảm giá trị hơn hẳn.

    Nhiều đoạn đấu đá khá “lố” như lúc cả hai cố đội chặn đường nhau để không đến kịp buổi thuyết trình, thậm chí ở đoạn gần cuối, cô nàng Fai (Ticha Wongthipkanont) – đồng nghiệp của June, bắt ép cô thực tập sinh Mild (Patchanan Jiajirachote) ăn cắp máy tính của Bomb để lấy toàn bộ bản thiết kế app, và cô nàng Mild này cũng chấp nhận làm ngay lập tức, và Bomb cũng không hề làm gì sau đó. Thiết nghĩ thay vì đưa vào chiêu đấu đá vô lý và khá…tiểu nhân này thì biên kịch nên thêm vào chi tiết nào đó ý nghĩa hơn để truyền cảm hứng cho những người trẻ.

    Song song với tuyến truyện về cuộc chiến giữa hai công ty start-up là tuyến tình cảm của Bomb và June. Thế nhưng, người viết lại thấy tuyến truyện này khá mờ nhạt, mối quan hệ giữa hai người không có khoảnh khắc nào lãng mạn hay ấn tượng cho lắm. Ngoài những màn đấu đá và cạnh tranh lẫn nhau thì người viết không hề thấy được chemistry giữa hai người. Cái kết ban đầu nhìn có vẻ lãng mạn và cảm động khi Bomb quyết định nghỉ việc, từ bỏ công ty start-up để đi làm freelancer, sau đó gặp lại June, thế nhưng nếu suy ngẫm kĩ thì sẽ thấy kết thúc này đi ngược lại toàn bộ tinh thần của phim từ đầu đến cuối. Cảm hứng để start-up thì không thấy đâu, chỉ thấy một chàng trai trẻ cố gắng thật nhiều cho sự nghiệp để rồi từ bỏ tất cả và theo đuổi cô gái hiếu thắng và từng “chơi xấu” công ty của mình.

    Nhìn chung, App War là bộ phim có mọi thứ chỉ dừng lại ở mức tạm được, từ nội dung, cách xây dựng nhân vật cho đến diễn xuất của dàn diễn viên, xét về mặt giải trí cũng khá ổn. Nhưng cái kết phim đã cho thấy phim nghiêng về phần tình cảm hơn là start-up, thế nên đừng trông chờ App War sẽ là bộ phim tràn đầy cảm hứng về start-up như series Silicon Valley.

    Xem thêm:

     

  • Sơ lược về những phim Ám ảnh kinh hoàng của đạo diễn James Wan

    Nhắc tới đạo diễn tài ba James Wan, người ta nghĩ ngay đến loạt phim kinh dị của ông, dù bản thân ông cũng đạo diễn cho một số bộ phim hành động khác. Bắt đầu với thể loại kinh dị tàn bạo và tra tấn, giết người đẫm máu, cái tên James Wan bất ngờ nổi lên ở Hollywood với loạt phim Saw từ năm 2004. Nhưng kể từ năm 2010, James Wan chuyển sang thể loại kinh dị siêu nhiên với những hồn ma tà ác, những món đồ bị quỷ ám với tựa phim Insidious, tiếp đó là The Conjuring và Annabelle.

    Tuy bắt đầu với hai bộ phim Insidious, nội dung kể về một gia đình bị hai hồn ma xấu xa đeo bám và phải nhờ tới sự trợ giúp của bà đồng Elise, James Wan lại muốn mở rộng vũ trụ điện ảnh của ông sau loạt phim về The Conjuring và Annabelle. Loạt phim The Conjuring nói về những cuộc phiêu lưu, trừ tà của hai vợ chồng Ed và Lorraine Warren – cặp vợ chồng chuyên nghiên cứu về những món đồ bị ma ám và trục quỷ. Búp bê Annabelle là món đồ bị quỷ ám từng xuất hiện trong The Conjuring phần 1 và có cả một bộ phim riêng; chính vì thế, phần thứ 2 của Annabelle là Annabelle: Creation là bộ phim được chính James chọn để bắt đầu Vũ trụ Ám ảnh kinh hoàng.

    Những nỗi sợ hãi trong Annabelle 2 bắt nguồn khi cặp vợ chồng nọ quyết định chuyển hoá linh hồn bé gái đã mất vì tai nạn xe vào con búp bê Annabelle. Và thảm hoạ bắt đầu khi nhóm bé gái mồ côi của một nữ tu vào tạm trú trong ngôi nhà đấy. Có vẻ như họ đã triệu hồi linh hồn quỷ dữ thay cho cô con gái bé nhỏ. Và rồi số phận của những con người đáng thương ấy sẽ ra sao? Dù là phần 2 nhưng cốt truyện của Annabelle: Creation bắt đầu trước cả The Conjuring, xoay quanh nguồn gốc ghê rợn của con búp bê này, như thế là hoàn toàn hợp lý khi nhà sản xuất không muốn đi theo hướng phát triển như Vũ trụ điện ảnh Marvel và Vũ trụ Kaiju.

    Con búp bê bị quỷ ám trong Annabelle
    Con búp bê bị quỷ ám trong Annabelle

    Tiếp nối Annabelle 2 là bộ phim The Nun, kể về cuộc đời nữ tu ma quái của The Conjuring phần 2, chuyện gì đã xảy ra khi một thiếu nữ quyết tâm dâng trọn cuộc đời để đi tu? Tất cả những bộ phim trên đều có sự liên quan, mà cụ thể nhất là qua những món đồ vật của đôi vợ chồng Ed và Lorraine Warren, vốn được dựa trên những sự kiện có thật.

    Nữ tu ma quái
    Nữ tu ma quái

    Đạo diễn James Wan đã chia sẻ The Crooked Man và The Conjuring 3 sẽ là hai bộ phim tiếp nối The Nun. Với The Crooked Man, ông muốn kể một câu chuyện thần thoại tăm tối và kỳ dị hơn, khác với những bộ phim cùng Vũ trụ:

    “… Tôi rất thích ý tưởng mà trong cùng Vũ trụ Ám ảnh kinh hoàng, mỗi bộ phim đều có tông màu khác nhau để khán giả không phải lầm tưởng tất cả đều là cùng một phim.”

    Nhân vật Crooked Man
    Nhân vật Crooked Man

    Dù không trực tiếp chỉ đạo The Conjuring 3, James Wan vẫn trấn an khán giả:

    “Chúng tôi đang làm việc tích cực với Conjuring 3, bộ phim mà tôi không thể sao lãng được. Chúng tôi đang tiến hành triển khai được một nửa kịch bản và cố gắng kết hợp các tình tiết lại. Chúng tôi muốn kịch bản phải được đầu tư một cách kỹ càng. Vì khán giả yêu cả 2 phần Conjuring trước nên tôi không muốn đẩy nhanh phần thứ 3 mà không đi kèm chất lượng.”

    Trong tất cả các thể loại của phim kinh dị, có thể nói hồn ma là thể loại được nhai đi nhai lại nhiều nhất từ trước đến nay, số bộ phim được sản xuất bởi ngành điện ảnh phương Tây chắc hẳn lên đến hàng trăm trong vòng mấy chục năm gần đây. Nhưng điều khiến thể loại này chưa bao giờ là quá lỗi thời mà vẫn đang rất “ăn nên làm ra” trên các phòng vé chính là việc các nhà làm phim luôn biết cách tạo ra thêm những tình huống bất ngờ và khó đoán trước trong phim, đây là yếu tố quan trọng khiến thể loại phim ma vẫn khá là ăn khách ở nhiều nơi, đó là dựa vào bàn tay nhào nặn của điện ảnh Hollywood.

    Tuy là bổn cũ soạn lại nhưng không thể phủ nhận là các nhà làm phim đã rất tài tình khi biên kịch ngày càng thêm nhiều các bộ phim kinh dị siêu nhiên hút khách. Nhưng do thể loại này đang bị vắt kiệt đề tài nên không biết được nước đi tiếp theo của ngành điện ảnh sẽ như thế nào và quyết định của họ đối với thể loại phim này sẽ ra sao. Hy vọng rằng Annabelle: Creation mở màn thành công vào ngày 11.08 này để trở thành bước đệm hoàn hảo cho Vũ trụ Ám ảnh kinh hoàng.

    Tổng kết Dòng thời gian của Vũ trụ Ám ảnh kinh hoàng bắt đầu từ:

    1. The Nun (2018) – 1952
    2. Annabelle: Creation (11.08.2017) – 1943-1955
    3. Annabelle (2014) – 1967
    4. The Conjuring (2013) – 1971
    5. The Conjuring 2 (2016) – 1976
    6. The Conjuring 3 (?)

     spin off: The Crooked Man (?) vẫn chưa rõ nằm trong thời điểm nào.

    Xem thêm:

  • Review phim Ác Quỷ Ma Sơ – khi sợ hãi là chưa đủ

    Dù được cho là ác ma đáng sợ nhất vũ trụ The Conjuring, thế nhưng hình tượng Valak trong The Nun lại không như mong đợi của khán giả. Bù lại, phim vẫn giữ được sự hấp dẫn nhờ cốt truyện mạch lạc.
    Cuộc chiến giữa thế lực ánh sáng và bóng tối được khéo léo thể hiện qua màu sắc trang phục tương phản của các nữ tu /// Ảnh: Warner Bros.

    Cuộc chiến giữa thế lực ánh sáng và bóng tối được khéo léo thể hiện qua màu sắc trang phục tương phản của các nữ tu

    ẢNH: WARNER BROS.
    Như đạo diễn Corin Hardy đã bật mí, toàn bộ sự kiện trong The Nun là khởi đầu cho hàng loạt tai ương diễn ra xuyên suốt vũ trụ The Conjuring. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1952, khi cha Burke (Demián Bichir) và sơ Irene (Taissa Farmiga) được tòa thánh Vatican cử đến tu viện Cârța ở Rumani để điều tra vụ tự sát của một nữ tu trẻ tuổi. Tại đây, họ nhận ra thế lực ma quỷ đang hoành hành chính là tác nhân đằng sau những cái chết bí hiểm, âm mưu phá hoại sự yên bình của chốn linh thiêng.
    The Nun đánh dấu lần xuất hiện thứ ba của ác ma Valak trong vũ trụ The Conjuring. Câu chuyện về tu viện bị quỷ ám vốn là đề tài không mới trong lịch sử dòng phim kinh dị, thế nhưng The Nun vẫn biết cách khai thác những nỗi sợ phổ quát của số đông.
    'Ác quỷ ma sơ': Valak mờ nhạt trong phim riêng - ảnh 1

    Suốt nửa đầu phim, ác ma Valak vẫn luôn rình rập trong bóng tối, ‘trung thành’ với nguyên tắc không lộ mặt

    ẢNH: WARNER BROS.

    Còn nhớ năm ngoái, Annabelle: Creation gây sốt nhờ sử dụng hiệu quả yếu tố hài hước để tiết chế nỗi sợ, đồng thời biến giai điệu My Sunshine vui tươi trở thành một nỗi ám ảnh thực sự đối với người xem. The Nun lần này không cố khai thác tiếng cười mà chỉ điểm tô vài chi tiết hài hước một cách vừa vặn, thay vào đó, đạo diễn Corin Hardy lại tập trung tạo bầu không khí u tối bằng những khung hình gây ấn tượng về mặt thị giác. Đội ngũ sản xuất đã đến một tu viện cổ kính tọa lạc giữa vùng đất hẻo lánh để quay phim và khai thác tối đa không gian kỳ bí sẵn có tại nơi này.

    Có lẽ vì thế mà tính chân thật của bối cảnh được tăng lên rất nhiều, khiến khán giả dễ dàng hoà mình vào trải nghiệm của nhân vật trên màn ảnh. Khán giả sẽ cảm thấy như lạc vào mê cung hành lang tăm tối, đi qua những phòng ngủ ngột ngạt, những gian phòng cầu nguyện âm u chỉ được thắp sáng bằng ánh nến leo lét, hay dạo bước giữa cánh rừng rộng lớn có nghĩa trang hoang vu. Dường như cái ác đang rình rập khắp nơi giữa cảnh trí vắng lặng. Bóng dáng lặng lẽ của các nữ tu thi thoảng cứ thoắt ẩn thoắt hiện tại những ngóc ngách kín đáo trong tu viện.
    'Ác quỷ ma sơ': Valak mờ nhạt trong phim riêng - ảnh 2

    Những cảnh quay trong tu viện cổ kính nhưng u tối là điểm cộng rất lớn cho phim

    ẢNH: WARNER BROS.
    Ánh sáng và bóng tối, trắng và đen là những yếu tố chủ đạo để xây dựng không gian trong phim. Gương mặt ác ma Valak và trang phục đen của những nữ tu tại Cârța hoà lẫn với bóng tối, trong khi đó, trang phục màu trắng của sơ Irene lại đối nghịch hoàn toàn. Những chi tiết như tượng Chúa sụp đổ, thánh giá ngược cũng góp phần khắc hoạ cuộc chiến không khoan nhượng giữa những con chiên của Chúa chống lại thế lực ma quỷ đang ngày càng lớn mạnh.
    Dù tạo không khí tốt nhưng The Nun vẫn sử dụng yếu tố jumpscare truyền thống để hù doạ khán giả. Đối với một sản phẩm kinh dị hướng đến đại chúng thì cũng không thể mong đợi những phương thức hù dọa sáng tạo, độc đáo hơn. The Nun tiếp tục đi vào vết xe đổ của những phim kinh dị trước đó: mỗi khi “trùm cuối” lộ mặt thì nỗi sợ mà khán giả dành cho nhân vật đó cũng tự dưng biến mất. Trường hợp ác ma Valak cũng không ngoại lệ dù rất nhiều hiệu ứng âm thanh, hình ảnh đã được sử dụng để tăng độ ghê rợn cho trường đoạn về cuối. Có đôi lúc, ta cảm thấy như Valak mờ nhạt trong chính phim riêng của mình.
    'Ác quỷ ma sơ': Valak mờ nhạt trong phim riêng - ảnh 3

    Bộ phim vẫn không thể thiếu “món đặc sản” jumpscare

    ẢNH: WARNER BROS.

    TIN LIÊN QUAN

    • Valak thoắt ẩn thoắt hiện rùng rợn trong ‘Ác quỷ ma sơ’
    • ‘Ác quỷ ma sơ’ tung teaser trailer rợn tóc gáy
    • Nhiều phim kinh dị bị cấm chiếu tại Việt Nam
    Từng góp mặt trong American Horror Story, diễn viên trẻ Taissa Farmiga không gặp khó khăn trong việc hoá thân thành một nữ tu trẻ bị quỷ dữ ám ảnh. Đáng tiếc là nhân vật của cô đơn điệu, một màu hơn mong đợi. Thế nên vai diễn của Taissa Farmiga nhìn chung còn an toàn, lẽ ra có thể đột phá hơn. Thay vào đó, cô tự đóng khung mình với hình ảnh một ma sơ trong sáng thiện lương từ đầu đến cuối. Những khoảnh khắc xuất thần mà vị sơ này để lộ ra thực sự không đáng kể và chẳng còn đọng lại ấn tượng gì trong lòng khán giả.
    Kịch bản phim không quá đột phá nhưng mạch lạc và hấp dẫn hơn rất nhiều so với hai bộ phim về búp bê ma Annabelle, với một cái kết có cài cắm vài chi tiết gây bất ngờ cho khán giả. Nhìn chung, The Nun là một sản phẩm điện ảnh tương đối chỉn chu dù không có nhiều màn hù dọa thót tim. Bộ phim hiện đạt số điểm 34% trên Rotten Tomatoes và 6,6/10 trên IMDb.

    Xem thêm: