Author: xemphim25747

  • Review phim bao giờ hết ế – Phim hài Việt

    Review phim bao giờ hết ế – Phim hài Việt

    Thật khó dùng từ gì để mô tả nếu được yêu cầu nêu ra cảm nhận ban đầu về bộ phim này, không phải vì phim truyền đạt nội dung kỳ vĩ hay sâu sắc gì mà chính là do nó bao gồm quá nhiều thứ trái khoáy, ngược đời, đối chọi nhau chan chát. Có hai thái cực có thể xảy ra khi tôi cảm thấy bối rối vô cùng lúc xem xong một bộ phim, hoặc là nó quá hay làm ‘tê dại’ hết mọi giác quan ngay lúc đó hoặc là dở quá mức chịu đựng. Bao Giờ Hết Ế đáng tiếc lại thuộc về trường hợp sau.

    Theo tóm tắt của các nhà sản xuất thì phim kể về Thiên Kim (Thúy Vân) phải buộc lòng tạo lập một vở kịch yêu nhau cùng một tài xế taxi nghèo tên Hòa (Đình Quân) do cô bị gia đình ép phải lập gia đình. Trớ trêu thay, cô và các thế hệ phụ nữ (bà cố, bà ngoại, mẹ) trong gia tộc chịu một lời nguyền bí ẩn khiến bất kỳ người đàn ông nào kết hôn cùng họ đều không có kết cục tốt đẹp. Liệu Kim có vượt qua được bao thử thách để tìm thấy bến đỗ hạnh phúc của cuộc đời?

    Mới nghe qua ta thấy ý tưởng của bộ phim cũng không đến nỗi quá tệ, nhưng từ ý tưởng đến thành quả cuối cùng là một chặng đường không hề đơn giản, dễ dàng. Muốn kể một câu chuyện cho người khác hiểu bằng ngôn ngữ điện ảnh khác xa việc kể bằng ngôn từ hay âm nhạc, nó phải là sự tổng hợp của các yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là hình ảnh. Để diễn tả một người phụ nữ thành đạt không phải giơ cao tấm biển ghi nghề nghiệp và thành tích mà phải thuyết phục người xem bằng những cảnh về cách hành xử chuyên nghiệp, đỉnh đạt, thông minh trong công việc. Phim thiếu hẳn điều này và lướt qua tất cả nhân vật cùng sự kiện chỉ bằng vài câu thoại hay giới thiệu đơn giản, đây hoàn toàn không phải ngôn ngữ điện ảnh. Đạo diễn Nguyễn Thành Vinh chỉ được biết đến trước đây với vai trò đạo diễn lồng tiếng, lần đầu cầm trịch một dự án điện ảnh có vẻ quá sức với anh. Toàn bộ bối cảnh và các nút thắt then chốt để câu chuyện diễn ra đều bị làm hỏng bét. Nhịp điệu phim quá nhanh mà lại hời hợt đến mức cẩu thả khiến người xem không thể nào hiểu được vì sao câu chuyện lại có thể đi đến bước như thế này. Suốt cả phim là màn “rượt đuổi” hụt hơi giữa người xem và diễn tiến câu chuyện phim. Đây là điều tối kỵ với thể loại tình cảm lãng mạn mà phim hướng đến.

    Không khó để nhận ra những mảng miếng rất quen thuộc trong các phim của Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông được “mượn” dùng trong phim này nhưng không được làm khéo khiến tất thẩy đều rất khiên cưỡng. Quá nhiều thể loại được trộn lẫn nhưng không có cái nào được làm tới. Hài hay tình cảm lãng mạn là thể loại chính? Chút thì cứ tưởng là khoa học viễn tưởng hay thần thoại, chút lại bẻ qua hành động xã hội đen, có những tình tiết làm liên tưởng đến truyện kiếm hiệp Kim Dung nữa chứ. Câu chuyện đã quá nát rồi, đáng lý phải tập trung sức để vá lại cho phim khỏi sụp đổ thì các nhà làm phim còn ghè đá thêm cho nặng. Tự làm khó mình mà cũng làm khó người xem.

    Một kịch bản nông cạn, rời rạc, ngây ngô lại được diễn bởi một dàn diễn viên trẻ không có thành tích diễn xuất gì nổi bật. Không có một diễn viên vai chính, thứ chính nào trong phim hoàn thành vai diễn của mình tốt, cộng với một câu chuyện tệ hại thì chúng ta cũng đoán trước sự kết hợp này sẽ cho ra đời một sản phẩm như thế nào rồi. Dường như các diễn viên không chịu đầu tư cho vai diễn của mình và không hiểu mình đang diễn cái gì. Suốt cả bộ phim khán giả phải chịu đựng những màn diễn xuất gượng gạo, các diễn viên cứ như đóng khuôn sẵn các biểu cảm rồi cứ thế đeo vào ở các phân đoạn khác nhau. Các diễn biến tâm lý vô lý một cách nực cười và được xếp đặt trong các tình huống không thể nào “kịch” hơn.

    Cộng hưởng với diễn xuất và kịch bản là phần âm nhạc, lồng tiếng âm thanh, quay phim, bố trí bối cảnh phim cũng có rất nhiều điều đáng bàn. Phần nào thì âm nhạc tuy không quá hay nhưng cũng không đến nỗi quá tệ, tuy nhiên nếu suốt cả phim phải chịu đựng hoài một kiểu nhạc phim như vậy thì khán giả phát ngán lên được. Không có chút điểm nhấn vào, những bài nhạc phim hoặc quá sến súa, hoặc quá “chợ”, nó không ăn nhập gì với nhau và cũng chả làm ai nhớ khi bước ra khỏi rạp. Lồng tiếng không tốt dù cho đây là chuyên môn của đạo diễn Nguyễn Thành Vinh. Âm sắc đài từ diễn viên lồng tiếng không hợp, phần âm thanh tiếng động các phân cảnh quá giả tạo, lệch tiếng và không tạo cảm giác được đầu tư cẩn thận, nó cứ như một bài tập về nhà làm vội để kịp giờ đem nộp. Quay phim và bố trí cảnh cũng không ổn. Nhiều cảnh lạm dụng các cảnh quay chậm không cần thiết, lúc thì thiếu những góc quay gần để bắt được diễn biến tâm trạng của các diễn viên, có vẻ đạo diễn cũng không tự tin lắm về diễn xuất của dàn diễn viên trẻ trong phim.

    Một điều hơi tế nhị nhưng cũng cần góp ý với đơn vị sản xuất là khách mời tham gia phim. Dù biết nhà sản xuất có ý tốt khi mời các nghệ sĩ có tên tuổi trong các lĩnh vực nghệ thuật khác (cải lương, kịch nói…) vào vai khách mời nhưng các ngành nghệ thuật khác nhau có những điều khó mà trung hòa được. Không thể ngay lập tức bắt những nghệ sĩ đó thay đổi hẳn phong cách quen thuộc trong môn nghệ thuật đã gắn bó lâu năm để vào một vai trong phim điện ảnh, họ vẫn mang hơi hướng quen thuộc vào phim và điều này không tốt chút nào cho tác phẩm điện ảnh. Dẫu không phải diễn viên điện ảnh họ cũng trong ngành nghệ thuật mà còn gặp nhiều trở ngại thì việc mời các bạn trẻ không có chút nghiệm diễn xuất phim nào chỉ nổi lên qua các chương trình truyền hình thực tế hay các hotgirl, hotboy thì còn thảm họa đến mức nào nữa.

    Người viết rất buồn khi phải chê một phim do người Việt thực hiện nhưng nếu muốn nền điện ảnh Việt Nam phát triển thì tự bản thân những người làm nghề phải nghiêm khắc với chính mình gấp bội. Chúng ta đang phải cạnh tranh trực tiếp với các nền điện ảnh khổng lồ, nếu không quyết lòng cố gắng thì đừng mong kéo được khán giả đến rạp. Sâu xa hơn nữa là niềm tin với điện ảnh Việt, cho ra đời các tác phẩm không xứng đáng thì lấy gì nuôi dưỡng nguồn khán giả sẵn sàng ủng hộ các sản phẩm văn hóa nội địa trong tương lai?

    Xem thêm:

  • Đánh giá phim App War: Tình yêu hay tiền tỷ?

    Nhà sản xuất TMoment của Thái Lan – tiền thân của GTH, là hãng phim đã từng cho ra nhiều tác phẩm thành công như Tuổi Nổi Loạn, Tình Người Duyên Ma, ATM: Lỗi Tình Yêu, I Fine…Thank You…Love You… App War (Tình Yêu Hay Tiền Tỷ?) là sản phẩm tiếp theo của hãng phim này, nhưng đáng tiếc là nó lại không thể tạo được dấu ấn như những tác phẩm trước đó. Tuy khai thác đề tài khá mới lạ là start-up kết hợp với tình cảm hài, nhưng kịch bản lại khá dài dòng, không có nhiều chi tiết hài hước hay kịch tính và nhiều tình tiết chưa được logic cho lắm khiến App War chỉ dừng lại ở mức tạm được, không phải là một bộ phim tệ nhưng cũng không để lại cho người xem ấn tượng gì.

    Phim xoay quanh Bomb (Nat Kitcharit) và June (Warisara Yu), hai nhà sáng lập của hai công ty start-up về app điện thoại vô tình gặp nhau trên con đường loay hoay tìm kiếm chỗ đứng trong giới. Họ trở thành bạn và “cảm nắng” nhau sau khi nhận ra có nhiều điểm tương đồng. Cuộc gặp gỡ định mệnh đó đã vô tình truyền cảm hứng cho cả hai người về một app điện thoại có thể tìm kiếm và kết nối những người có cùng sở thích cá nhân. Sau khi ra mắt, cả hai app đều nhận được sự ủng hộ từ đại đa số người dùng, nhưng vì quá giống nhau từ ý tưởng đến chức năng, Bom và June đã chuyển từ bạn sang địch thủ trên thương trường. Cả hai công ty không từ bỏ bất cứ kế hoạch nào, thậm chí là… cài gián điệp vào trong công ty đối thủ để giành được số tiền đầu tư lên đến 100 triệu baht. Càng về sau, kế hoạch này càng đi quá xa và khiến cả đôi bên cùng gặp những thiệt hại dở khóc dở cười.

    Không thể phủ nhận là đề tài start-up khá độc đáo và mới lạ, chưa có nhiều phim khai thác đề tài này ngoài series Silicon Valley của Mỹ. Trong phim, kịch bản ở tuyến truyện về start-up được đầu tư cũng khá chỉn chu và chi tiết chứ không hề qua loa. Từ cái cách mà cả hai đội lên ý tưởng thiết kế app, sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành cho đến  phần thuyết trình để giành được số tiền đầu tư ở cuối phim. Tuy nhiên, kịch bản phim tập trung quá mức vào phần chiêu trò đấu đá giữa hai công ty, không chú trọng vào việc truyền cảm hứng start-up cho khán giả khiến phim giảm giá trị hơn hẳn.

    Nhiều đoạn đấu đá khá “lố” như lúc cả hai cố đội chặn đường nhau để không đến kịp buổi thuyết trình, thậm chí ở đoạn gần cuối, cô nàng Fai (Ticha Wongthipkanont) – đồng nghiệp của June, bắt ép cô thực tập sinh Mild (Patchanan Jiajirachote) ăn cắp máy tính của Bomb để lấy toàn bộ bản thiết kế app, và cô nàng Mild này cũng chấp nhận làm ngay lập tức, và Bomb cũng không hề làm gì sau đó. Thiết nghĩ thay vì đưa vào chiêu đấu đá vô lý và khá…tiểu nhân này thì biên kịch nên thêm vào chi tiết nào đó ý nghĩa hơn để truyền cảm hứng cho những người trẻ.

    Song song với tuyến truyện về cuộc chiến giữa hai công ty start-up là tuyến tình cảm của Bomb và June. Thế nhưng, người viết lại thấy tuyến truyện này khá mờ nhạt, mối quan hệ giữa hai người không có khoảnh khắc nào lãng mạn hay ấn tượng cho lắm. Ngoài những màn đấu đá và cạnh tranh lẫn nhau thì người viết không hề thấy được chemistry giữa hai người. Cái kết ban đầu nhìn có vẻ lãng mạn và cảm động khi Bomb quyết định nghỉ việc, từ bỏ công ty start-up để đi làm freelancer, sau đó gặp lại June, thế nhưng nếu suy ngẫm kĩ thì sẽ thấy kết thúc này đi ngược lại toàn bộ tinh thần của phim từ đầu đến cuối. Cảm hứng để start-up thì không thấy đâu, chỉ thấy một chàng trai trẻ cố gắng thật nhiều cho sự nghiệp để rồi từ bỏ tất cả và theo đuổi cô gái hiếu thắng và từng “chơi xấu” công ty của mình.

    Nhìn chung, App War là bộ phim có mọi thứ chỉ dừng lại ở mức tạm được, từ nội dung, cách xây dựng nhân vật cho đến diễn xuất của dàn diễn viên, xét về mặt giải trí cũng khá ổn. Nhưng cái kết phim đã cho thấy phim nghiêng về phần tình cảm hơn là start-up, thế nên đừng trông chờ App War sẽ là bộ phim tràn đầy cảm hứng về start-up như series Silicon Valley.

    Xem thêm:

     

  • Review phim Con Nhà Siêu Giàu Châu Á (Crazy Rich Asians)

    Review phim Con Nhà Siêu Giàu Châu Á (Crazy Rich Asians)

    Con Nhà Siêu Giàu Châu Á là bộ phim đầu tiên của Hollywood sau hơn 20 năm quy tụ một dàn diễn viên đều là người Mỹ gốc Á và rõ ràng bộ phim đã tạo được tiếng vang khi đứng đầu doanh thu phòng vé Bắc Mĩ 3 tuần liên tiếp từ khi được ra mắt. Tưởng chừng như khán giả Việt Nam đã không thể biết được lý do vì sao bộ phim lại làm mưa làm gió đến như vậy khi nó bị hoãn chiếu, thế nhưng cuối cùng cả nhà phát hành và chính bản thân bộ phim đã không làm người xem phải thất vọng với những gì mà nó mang lại: một bộ phim hài hước, lãng mạn, đầy tính giải trí nhưng cũng chứa đựng những giá trị ý nghĩa và thông điệp mà nhà làm phim muốn gửi đến khán giả, dù cho họ là người phương Tây hay người phương Đông.

    Đạo diễn và dàn diễn viên của bộ phim (Ảnh: The New York Times)

    Con Nhà Siêu Giàu Châu Á kể về câu chuyện tình yêu giữa nữ tú Rachel Chu (Ngô Điềm Mẫn/Constance Wu) và nam thanh Nick Young (Henry Golding). Nữ tú và nam thanh đều học chung trường đại học New York ở thành phố New York và đem lòng yêu nhau kể từ đó. Nữ tú trở thành giáo sư kinh tế học ở chính ngôi trường này và không hề biết rằng gia đình của nam thanh siêu siêu giàu và có thể nói là gia đình quyền lực nhất ở Singapore. Một ngày nọ, nam thanh muốn cùng nữ tú trở về quê nhà của anh để dự đám cưới của một người bạn thân và ra mắt cô với gia đình siêu siêu giàu của anh mà cô vẫn không hề hay biết. Nữ tú đồng ý nhưng lại không lường trước được những rắc rối đến từ gia đình siêu giàu của nam thanh sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của hai người.

    Bộ phim, cũng như cuốn sách được chuyển thể của tác giả Kevin Kwan, đều có tên là Con Nhà Siêu Giàu Châu Á. Khán giả đã được chứng kiến vô số nhân vật phải nói là siêu giàu trên màn ảnh rộng, ví dụ như Bruce Wayne khi anh mua lại toàn bộ ngân hàng mà gia đình Clark Kent đã mắc nợ trong Liên Minh Công Lí hay khi T’Challa mua toàn bộ khu dân cư ở Oakland để xây dựng Trung tâm Hỗ trợ Quốc tế đầu tiên của Wakanda trong Chiến Binh Báo Đen, và dĩ nhiên sự siêu siêu giàu của các nhân vật trong Con Nhà Siêu Giàu Châu Á cũng được thể hiện ở một mức độ vô cùng hài hước và cũng rất sáng tạo.

    Mở đầu bộ phim người xem đã được nhắc nhở rằng gia đình nhà Young của nhân vật nam chính Nick Young giàu có như thế nào với màn trình diễn rất mạnh mẽ và sắc sảo của Dương Tử Quỳnh/Michelle Yeoh trong vai người mẹ Eleanor của Nick. Sự giàu có không chỉ dừng lại ở đó mà còn được tiếp nối xuyên suốt bộ phim qua nhiều tình tiết hài hước khác nhau. Các tình tiết hài không quá lố, không quá dồn dập đến mức khiến người xem phải mệt mỏi mà chúng khiến khán giả phải bật cười bởi sự duyên dáng của các diễn viên và sự bất ngờ đến từ việc xây dựng nên các tình tiết đó.

    Một bữa tiệc độc thân trước đám cưới (Ảnh: IMDB)

    Cây hài của bộ phim chắc chắn phải là nhân vật Goh Peik Lin (Awkwafina), bạn thân của nữ tú Rachel Chu. Sau khi xuất hiện trong vai cô nàng Constance hay thực hiện các màn ảo thuật để lừa đảo trong Băng Cướp Thế Kỷ: Đẳng Cấp Quý Cô hè vừa qua, nữ diễn viên Awkwafina đã trở lại và khiến người xem phải ấn tượng với khả năng diễn hài rất đạt của cô nàng này. Từ giây phút đầu tiên khi cô xuất hiện, khán giả đã không thể ngừng cười khi nhìn thấy khuôn mặt dí dỏm và sự tương tác vô cùng hài hước, ngộ nghĩnh của cô với những nhân vật khác trong bộ phim. Các nhân vật phụ khác như người nhà của Nick Young hay của Peik Lin hầu hết đều được sử dụng cho các tình tiết hài của bộ phim, và mặc dù không phải tình huống nào cũng khiến người xem phải bật cười nhưng có thể nói mỗi nhân vật đều để lại một khoảnh khắc hài hước ấn tượng của riêng mình.

    Thế nhưng Con Nhà Siêu Giàu Châu Á đâu chỉ là một bộ phim hài thuần tuý mà nó còn là một bộ phim tình cảm, và nếu muốn một bộ phim tình cảm trở nên hấp dẫn thì phải có drama, phải có yếu tố kịch tính và những nhân vật mang lại yếu tố kịch tính đó không ai khác chính là người nhà của Nick, cụ thể là người mẹ Eleanor của anh.

    Awkwafina là cây hài của bộ phim (Ảnh: IMDB)

    Như đã nói Dương Tử Quỳnh (thủ vai chính trong Ngoạ Hổ Tàng Long, một bộ phim đã đoạt 4 giải Oscar vào năm 2001) đã hoá thân xuất sắc thành một người phụ nữ cứng rắn, lạnh lùng khi là người quản lí của một gia đình vô cùng quyền lực với những trách nhiệm nặng nề mà bà phải gánh vác nhưng cũng là một người rất yêu thương gia đình, nhất là đứa con trai duy nhất của bà. Eleanor là một người phụ nữ mang quan điểm truyền thống của người phương Đông đó là phụ nữ phải biết hy sinh những mong muốn cá nhân để dồn toàn tâm toàn ý cho gia đình, những quan điểm trái ngược hoàn toàn với tinh thần tự do và theo đuổi đam mê của nước Mỹ. Gia đình của bà nếu muốn tồn tại, phát triển thì phải có nề nếp, kỷ cương, phải tuân theo những gì đã được định sẵn, và khi một người nào đó trong gia đình đi lệch hướng thì phải được uốn nắn ngay lập tức. Ánh mắt đầy nghiêm nghị như hai viên đạn của Dương Tử Quỳnh đã thể hiện nhân vật của bà là một người như thế nào, nhưng đâu đó vẫn tồn tại sự mềm yếu trong tâm hồn của người phụ nữ cứng rắn này, và đó là khi bà đối diện với Rachel, một người mà dường như khiến bà thấy được con người lúc trẻ của mình khi phải đối mặt với những trách nhiệm, áp lực đến từ một gia đình vô cùng giàu có và quyền lực.

    Dương Tử Quỳnh trong vai người mẹ Eleanor (Ảnh: SFGate)

    Rachel và Nick là hai thế hệ người Hoa khác nhau. Một người thì mang gốc Hoa nhưng đã sống ở Mỹ từ lúc mới sinh ra còn một người thì là người gốc Hoa sống ở Singapore và đi du học ở nước Mỹ. Nữ diễn viên Ngô Điềm Mẫn đã thể hiện một Rachel đúng theo kiểu một người phụ nữ được nuôi dạy và lớn lên ở xứ sở Cờ Hoa: độc lập, thông minh và mạnh mẽ. Rachel là một người rất thông minh, thậm chí vô cùng thông minh khi là giáo viên kinh tế học trẻ nhất của NYU và còn dạy môn lý thuyết trò chơi bằng cách chơi Poker với học viên nữa chứ.

    Và dĩ nhiên sự thông minh đó còn được thể hiện qua những tình huống đối mặt với những người nhà của Nick khi cô luôn bình tĩnh phân tích sự việc chứ không có hấp tấp mà chạy theo để giải quyết từng vấn đề một. Đỉnh điểm của sự thông minh của cô nàng nằm ở phân cảnh cuối của bộ phim, khi cô chơi mạt chược cùng với mẹ của Nick. Phân cảnh này có thể nói là thể hiện tất cả những phẩm chất của Rachel và bà Eleanor xuyên suốt bộ phim và nó đòi hỏi bạn cần phải có sự hiểu biết về luật chơi của mạt chược hoặc nếu không thì phải để ý rất kỹ các chi tiết thì bạn mới có thể hiểu rõ ý nghĩa của phân cảnh này. Không yếu mềm, không khóc nhè và vô cùng mạnh mẽ, quyết đoán cũng như sở hữu một khuôn mặt xinh tươi và sắc sảo không kém, Ngô Điềm Mẫn đã thể hiện vai diễn của mình một cách tuyệt vời.

    Ngô Điềm Mẫn trong vai Rachel

    Thế nhưng Rachel đâu thể nào mạnh mẽ vượt qua những rắc rối nếu không có sự hiện diện của Nick. Rachel và Henry trong bộ phim này rất xứng đôi với nhau và các màn tỉnh củm cũng được thể hiện rất tốt, cụ thể trong phân cảnh đám cưới bạn thân của Nick khi sự lãng mạn của mình, phần lớn nhờ vào bài hát Can’t Help Falling In Love kinh điển của Elvis. Câu chuyện vươn ra khỏi cái bóng của gia đình giàu có của mình không mới nhưng Henry Golding cũng đã thể hiện rất tốt vai diễn của anh, không mang lại cảm giác gượng ép cho người xem mà rất tự nhiên, chân thật.

    Bất ngờ thay đây lại là bộ phim đầu tiên của chàng trai này bởi vì người làm kế toán cho đoàn làm phim đã vô tình phát hiện anh ở Maylaysia khi anh còn là host của một số chương trình truyền hình ở đất nước này. Nhắc tới Maylaysia thì bộ phim tuy lấy bối cảnh ở Singapore nhưng nhiều cảnh lại được quay ở Malay, ví dụ như khu biệt thự của gia đình nhà Young được quay ở Malaysia còn phần khung cảnh đằng sau ngôi biệt thư lại được ghép từ cảnh quay ở Singapore. Dù vậy thì phần hình ảnh trong bộ phim xứng đáng được khen ngợi với những cảnh quay lộng lẫy, hoành tráng và đầy màu sắc khiến người xem phải trầm trồ, kết hợp với phần nhạc phim với những bài hát tiếng Hoa nghe rất vui tai, điển hình là bài Wo Yao Ni De Ai được phát đi phát lại đã tạo nên một trải nghiệm đậm chất châu Á cho khán giả xem phim.

    Khu biệt thự thực chất được quay ở Malaysia (Ảnh: Vanity Fair)

    Con Nhà Siêu Giàu Châu Á không chỉ là một bộ phim thương mại, giải trí thông thường bởi vì nó muốn gửi gắm một thông điệp đó là cho dù bạn có là người Mĩ hay người Châu Á hay bất cứ người gì khác đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất đó là việc xác định con người mà bạn muốn trở thành, và đó là lý đo đơn giản để lôi kéo khán giả đến với bộ phim này.

    Xem thêm:

  • Đánh giá phim quái thú vô hình – thực tế không như mong chờ

    Đánh giá phim quái thú vô hình – thực tế không như mong chờ

    Trái với nhiều dự đoán ban đầu của người hâm mộ và mong đợi sự trở lại sau 8 năm của Quái Thú Vô Hình (The Predator) do đạo diễn Shane Black, người từng xuất hiện trong phần đầu tiên ra mắt năm 1987, thực hiện đã không thể đem lại thành công hay thậm chí phải nói là thất bại trong cách xây dựng hình tượng một nhân vật vô cùng nổi tiếng.

    Quái Thú Vô Hình không đạt được thành công như kỳ vọng (Ảnh: IMDb)

    Phim mở đầu với cảnh rượt đuổi của 2 yautja ngoài không gian và một trong số chúng đã đáp xuống Trái Đất để lẩn trốn. Quinn McKenna (Boyd Holbrook), một tay lính bắn tỉa kỳ cựu, cùng đồng đội của anh ta đã tìm thấy xác con tàu và bên trong đó là một chiếc mũ giáp cùng một vòng tay to lớn. Tuy nhiên, họ nhanh chóng bị ám sát bởi một sinh vật vô hình, chỉ còn lại Quinn sống sót và anh đã mang những món đồ ấy đem giấu ở một nơi “vô cùng khó hiểu”. Yautja còn lại sau cùng cũng đến được Trái Đất để tìm diệt kẻ phản bội cũng như bất cứ ai ngáng đường hắn.

    (Ảnh:IMDb)

    Điểm đáng khen của phim đó tạo hình của cả hai yautja đều rất đẹp và ấn tượng.Tuy nhiên bộ giáp chiến đấu vẫn dù được thay đổi thiết kế nhỏ gọn hơn nhưng vẫn giữ được độ ngầu cần thiết. Quái thú siêu cấp (Ultimate Predator) vô cùng đồ sộ với chiều cao lên đến 3,4m, to lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ Predator nào từng xuất hiện trên màn ảnh. Người viết cũng đã hy vọng phiên bản nâng cấp toàn diện này sẽ đem đến cơn ác mộng cho bất cứ đối thủ nào mà hắn chạm trán thế nhưng những gì đã xảy ra với hắn lại gần như đi ngược lại hoàn toàn.

    Tạo hình của cả hai quái thú đều rất ấn tượng (Ảnh: IMDb)

    Phim cũng sở hữu một tông màu dù tươi sáng hơn (dù phần lớn thời lượng phim diễn ra vào buổi tối) nhờ vào một loạt những tình tiết chọc cười khán giả của các anh cựu chiến binh “tưng tửng” (một phần đã được thể hiện trên trailer, vào phim sẽ còn lầy lội hơn nhiều). Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, ban đầu xem còn thấy vui vui nhưng càng về sau xem càng thấy nhàm, cười không nổi. Nói một cách nào đó, Shane Black đã biến một phim vốn trung thành với phong cách hồi hộp, kịch tích pha lẫn kinh dị thành một phim hài “thiếu muối”.

    (Ảnh:IMDb)

    Nhiều người hâm mộ sẽ trông chờ một màn so găng đẫm máu giữa hai Predator như phần 2010 thì họ sẽ phải thất vọng nặng vì trận đấu tay đôi, dù là có, nhưng diễn ra một cách chớp nhoáng, đầy hụt hẫng, có lẽ còn chưa đến 2 phút. Nguyên do là vì Ultimate Predator quá mạnh và sức mạnh ấy đã không cho yautja kia một cơ hội phản kháng nào. Hơi thiếu kịch tính nhưng không sao, khán giả sẽ thầm nghĩ có lẽ gã Predator này đã được chọn làm trùm cuối của phim nên phải cho hắn một màn ra mắt ấn tượng nhất có thể để cuối phim chúng ta sẽ có một trận đánh ra trò và thật mãn nhãn giữa người và quái thú. Nhầm to! Đó là những gì tốt nhất hắn có thể thể hiện vì nửa sau của phim hắn không khác nào một gã vai u thịt bắp đần độn, chẳng thể hiện được kỹ năng của một kẻ săn mồi. Một điều thú vị là dù phim có tựa là Quái Thú Vô Hình nhưng dường như trong phim, người tàng hình còn nhiều hơi cả quái thú. Vậy ai mới là quái thú thật sự?

    (Ảnh:IMDb)

    Cũng cần phải nói luôn là thời lượng trận đánh cuối không cần để ý kỹ cũng dễ dàng nhận ra đã bị cắt te tua (có lẽ phải đến 20-30%) gần hết những cảnh máu me (dù đã được dán nhãn R). Hậu quả là những phút cao trào ít ỏi còn lại của phim trở nên thật buồn cười và khó hiểu. Mọi thứ diễn ra đều theo hướng một chiều và dường như cả quái thú siêu cấp không là gì so với loài người thật “mạnh mẽ”.

    Xây dựng hình tượng nhân vật kém, phim còn sở hữu luôn cả cốt truyện cũng tệ nốt. Đối với một phim thuần hành động giải trí như thế này thì khán giả sẽ không yêu cầu một cốt truyện thật “hack não” hay những plot twist “khủng” để làm họ bất ngờ. Tất cả những gì bộ phim này cần là một câu chuyện đơn giản, dễ hiểu đi kèm với những pha hành động mãn nhãn, thế là đủ. Nhưng đáng buồn là nội dung phim lại đơn giản đến mức nhạt nhẽo và lại còn chứa một đống tình tiết dư thừa khiến người xem phán ngán. Cái cần thì thì bị cắt, cái không cần thì được khai thác quá nhiều.

    (Ảnh:IMDb)

    Nghĩ đi nghĩ lại thì đây là phần có nội dung chán nhất và màn trình diễn tệ nhất của các quái thú trong tất cả những phần có sự xuất hiện của Predator. Mất 8 năm để trở lại nhưng các Predator đã không có đất thể hiện đủ để vực dậy một thương hiệu gần như đã bị lãng quên. Càng mong đợi bao nhiêu, Quái Thú Vô Hình càng làm người ta thất vọng bấy nhiêu.

    Xem thêm:

  • Cộng Hòa: Xem phim nhận ngay voucher

    Địa Điểm: Lotte Cinema Cộng Hòa

    Thời gian: 03/09 – 31/10/2018

    – Khách hàng mua 2 vé xem phim nhận ngay voucher giảm 10% tại NAMBENTô.
    – Vào ngày thứ ba hằng tuần, khách hàng mua 2 vé xem phim sẽ nhận được voucher mua 1 tặng 1 tại NAMBENTô.
    – Đối với khách hàng có hóa đơn của NAMBENTô từ 100.000vnđ sẽ nhận được voucher miễn phí 1 phần bắp smile tại Lotte Cinema Cộng Hòa.

    Nambento_A3-Ngang-(1).jpg
    Xem thêm:

  • Tuyên Quang: Xem phim vui trọn hè

    Thời gian: 20.08.2018 – 30.09.2018

    Địa điểm : Lotte Cinema Tuyên Quang
    Nội dung:

    – Khách hàng là HSSV khi mua 01 vé xem phim sẽ nhận được 01 phần bắp smile miễn phí
    – Vào các ngày cuối tuần Khách hàng mua 2 vé xem phim sẽ nhận được 01 vòng quay may mắn trúng các phần quà hấp dẫn.

    backto-school-02.jpg
    spin-A3-(1).jpgXem thêm:

     

  • Khuyến mãi khai trương rap lotte cinema Phủ Lý

    Địa điểm áp dụngLotte Cinema Phủ Lý.

    KHAI TRƯƠNG LOTTE CINEMA PHỦ LÝ, VỚI NHIỀU ƯU ĐÃI HẤP DẪN.

    + Mua 01 vé (15.09 – 17.09) được tặng ngay 01 vé xem phim 2D miễn phí cho lần xem phim tiếp theo, hạn sử dụng 18.09- 17.10.2018.

    + Mua 01 vé (15.09 –  17.09) được tặng ngay 01 voucher mua bắp (bỏng) 45k với giá ưu đãi chỉ 20k.
    + Với hóa đơn trên 40k tại quầy bắp (bỏng) nước (15.09 – 17.10) nhận ngay các phần quà dễ thương như túi Canvas, sổ ghi chú, ly phim,…
    + Nhanh tay đăng ký thẻ thành viên, trúng ngay: khoai tây Poca , đậu phộng Tân Tân, nước ngọt Pepsi, quạt USB L.Point,…
    + Tham gia Check-in tại rạp, nhận ngay bắp (bỏng) giòn ngon.

    **Lưu ý: số lượng quà tặng có giới hạn.

    1920x1080-(6).jpg
    1920x1080-1-(1).jpg

    1920x1080-2-(3).jpg
    1920x1080-3-(3).jpgXem thêm:

  • Khuyến mãi mua 2 tặng 1 tại Lotte Cinema

    Địa điểm: Lotte Cinema NSG, Diamond, Phú Thọ, Nowzone,Long Biên, Vinh, Huế.

    Thời gian: 31.08.2018 – 03.09.2018

    Nội Dung: 

    Khách hàng mua 2 vé xem phim sẽ nhận được 1 vé xem phim miễn phí.
    Lưu ý:
    + Số lượng vé có giới hạn.
    + Vé tặng được áp dụng từ: 04.09.2018 – 16.09.2018
    + Khách hàng nhận vé ở rạp nào thì xem tại rạp đó
    + Vé tặng không áp dụng cho suất chiếu sớm.

    Xem thêm:

  • Đổi điểm nhận quà tại Lotte Cinema Phan Thiết

    Thời gian: Chỉ áp dụng vào các ngày Thứ 7, Chủ Nhât  từ  ngày18.08.2018 – 14.10.2018
    (không áp dụng ngày 01 và 02/09)
    Nội dung:
    – Khách hàng sử dụng điểm L.point để trừ tiền mua vé xem phim tại Lotte Cinema Phan Thiết  sẽ được tham gia vòng quay may mắn trúng thưởng 100% các phần quà có giá trị như.
      + Hộp bắp Kungfu Panda.
      + Hộp bắp Peanut.
      + Hộp bắp Antman

      + Trà Ô long

    A3.jpgXem thêm: