Author: xemphim25747

  • Ẩn ý thời trang trong ‘Em và Trịnh’

    Tác phẩm của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đang gây chú ý với công chúng sau một tuần công chiếu. Bên cạnh âm nhạc, phục trang là điểm cộng của phim khi tái hiện cách ăn vận của người Việt trong những năm 1960-1990.

    Trailer chính của phim 'Em và Trịnh'

     
     

    Trailer “Em và Trịnh”. Video: Galaxy

    Giám đốc sáng tạo Hà Đỗ đảm nhận vai trò thiết kế sản xuất Em và Trịnh, phụ trách sáng tạo nghệ thuật về màu sắc, bố cục khuôn hình và thời trang. Cô cho biết êkíp đã sử dụng khoảng 1.000 bộ trang phục cho tuyến nhân vật chính cùng khoảng 3.000 diễn viên quần chúng.

    Thế giới hình ảnh trong phim được xây dựng phần nhiều qua các cuộc trò chuyện của êkíp với Trịnh Vĩnh Trinh – em gái nhạc sĩ – cùng người thân trong gia đình ông. Trịnh Công Sơn luôn ăn vận tươm tất, một Dao Ánh tinh nghịch gắn liền những bảng màu tươi sáng, Khánh Ly phóng khoáng, biến hóa đa dạng, Michiko năng động, đầy sức sống.

    Mỗi trang phục trong phim không chỉ mang hơi thở của thời đại mà còn gắn liền với tính cách nhân vật, mang ẩn ý trong từng phân đoạn.

    Sinh thời, Trịnh Công Sơn nổi tiếng ăn vận lịch thiệp, trang nhã. Từ đầu tới cuối phim, nhân vật do Avin Lu và Trần Lực thủ vai luôn áo quần phẳng phiu, sơ mi đóng thùng quần vải thụng, thắt lưng chỉnh tề, cặp kính đồi mồi ngay ngắn.

    Chàng Trịnh thời trẻ gắn liền với trang phục đơn sắc, gồm áo trắng, quần nâu, giày lười. Mỗi phân cảnh bên Dao Ánh, nhạc sĩ luôn mặc đồ sáng màu đồng điệu với cô, ngụ ý về tình yêu trong sáng, lãng mạn. Khi lên B’Lao dạy học, sống trong căn nhà gỗ, nhân vật được chọn áo nâu, xanh lục, phù hợp với căn nhà và những ngọn đồi xanh của Bảo Lộc. Đến thành phố Đà Lạt, với phân cảnh gặp Khánh Ly (Bùi Lan Hương đóng) ở cà phê Tùng, Trịnh Công Sơn mặc áo len màu cam nhạt cùng tông với màu áo của nữ ca sĩ, ngụ ý giữa họ có sự tương đồng, ăn ý trong âm nhạc.

    Thời trang giàu ẩn ý trong Em và Trịnh

    Trịnh Công Sơn, Dao Ánh mặc quần áo màu sắc giống nhau khi cùng đi chơi ở Huế, thể hiện họ đã là một cặp. Ảnh: Galaxy

    Các nàng thơ được khắc họa hình ảnh đa dạng, ứng với từng giai đoạn buồn vui trong đời nhạc sĩ. Dao Ánh (Hoàng Hà đóng) là mối tình sâu đậm nhiều day dứt nhất của Trịnh Công Sơn. Trang phục của cô luôn gắn liền với màu sắc tươi sáng, trong trẻo như trắng, hồng, xanh nhạt thể hiện trên váy xếp ly, áo thêu tay pha chút tinh nghịch đúng tính cách ngoài đời.

    Khi gặp nhạc sĩ lần đầu, Ánh mới chỉ là cô bé 14 tuổi. Là con của gia đình người Bắc khó tính, cô cũng như chị gái – Diễm “Xưa” – đều để tóc ngang lưng, mặc áo dài truyền thống. Khi Trịnh Công Sơn từ bỏ mối tình với Diễm, Dao Ánh xuất hiện với diện mạo mới thể hiện cho sự trưởng thành: Tóc ngắn ngang vai, sơ mi cộc tay và quần vải đồng điệu với nhạc sĩ. Điều đó cho thấy cô đã sẵn sàng đón nhận tình cảm của chàng nhạc sĩ, báo hiệu một tình yêu đẹp sắp chớm nở.

    Trong phim, hình ảnh hoa hướng dương trên kẹp tóc của Dao Ánh, trên tranh vẽ và ký ức về mối tình được lấy cảm hứng từ bức ảnh Trịnh Công Sơn hội ngộ Dao Ánh khi cô từ Mỹ về Việt Nam thăm ông. Ảnh tư liệu

    Trong phim, hình ảnh hoa hướng dương trên kẹp tóc của Dao Ánh, trên tranh vẽ và ký ức về mối tình được lấy cảm hứng từ bức ảnh Trịnh Công Sơn hội ngộ Dao Ánh khi cô từ Mỹ về Việt Nam thăm ông. Ảnh tư liệu

    Trong phim, Dao Ánh luôn cài kẹp tóc hoa hướng dương – loài hoa cô yêu thích. Khán giả tinh ý có thể nhận ra loài hoa này luôn xuất hiện trong phòng hay trên tranh của nhạc sĩ thời trẻ lẫn khi về già. Khi cuộc tình của họ đứng trước nguy cơ tan vỡ, Trịnh Công Sơn thấy ông đang đi giữa một vườn hoa hướng dương, nhưng rồi chúng nhanh chóng héo úa và biến thành những nấm mồ, báo hiệu tình yêu này đã kết thúc và khiến ông ám ảnh suốt cuộc đời. Khi nhạc sĩ cùng Michiko trở lại Đà Lạt, ngang qua một khu rừng, hình ảnh Dao Ánh đứng giữa hàng hoa hướng dương trong nắng lại về trong ông.

    Khác Dao Ánh, Khánh Ly phóng khoáng, bất cần và bản năng vì trải đời từ sớm. Ban đầu, là ca sĩ quán bar, cô hào nhoáng cùng váy ngắn đính gương lấp lánh, bốt cao phong cách disco, phù hợp với ca khúc sôi động. Sau khi gặp Trịnh, để phù hợp với ca khúc của ông, Khánh Ly mặc nền nã hơn, chuyển sang phong cách mang hơi hướng bohemian, phối sơ mi, quần jeans ống loe, váy ngắn kiểu thập niên 1960 tông nâu, vàng, cam. Hát tại Quán Văn ở Sài Gòn, cô mặc áo dài, kẻ mắt đậm, tóc bob bới phồng.

    Áo dài của Khánh Ly khi hát ở Quán Văn, Sài Gòn ngoài đời (trái) và trong phim có sự tương đồng về họa tiết, kiểu dáng. Ảnh: Tài liệu, Galaxy

    Áo dài của Khánh Ly khi hát ở Quán Văn, Sài Gòn ngoài đời (trái) và trong phim có sự tương đồng về họa tiết, kiểu dáng. Ảnh: Tài liệu, Galaxy

    Tương tự, sự biến chuyển trong trang phục của Michiko (Nakatani Akari đóng) ứng với từng diễn biến tâm lý. Là cô gái trẻ trung năng động, mang làn gió mới đến cuộc đời nghệ sĩ, cô gây ấn tượng ban đầu với quần áo sporty, quần jeans, áo kẻ sọc – thể hiện sự khô cứng. Khi yêu Trịnh Công Sơn, Michiko đổi sang mặc váy, thể hiện vẻ nữ tính, mềm mại. Ngày về Nhật, cô trở lại với hình ảnh ban đầu trong bộ đồ phom cứng cáp màu xám, đội mũ đỏ – gợi nhớ tới chiếc áo len đỏ trong ngày đầu tới Việt Nam. Trang phục ngụ ý Michiko đã từ bỏ mối tình với nhạc sĩ, trở lại cuộc sống trước kia.

    Để tái hiện thế giới thời trang phong phú trên phim, Hà Đỗ và các cộng sự đã dành nhiều tháng nghiên cứu, tìm hiểu về đời tư của Trịnh Công Sơn qua các tư liệu như bản ghi chép, ảnh, video… Họ lăn lộn ở các chợ đồ cũ trong và ngoài nước để tìm kiếm trang phục vintage ứng với bối cảnh thập niên 1960 và 1990.

    Michiko và Trịnh Công Sơn

    Michiko mặc váy nhiều hơn từ khi yêu Trịnh Công Sơn. Các thiết kế trơn không họa tiết, tông trầm đồng điệu với quần áo tối màu của nhạc sĩ. Ảnh: Galaxy

    Êkíp cũng thường xuyên trao đổi với gia đình nhạc sĩ nhằm tạo ra những thiết kế sát đời thực nhất. Khi may áo bà ba cho nhân vật mẹ Trịnh Công Sơn, Hà Đỗ bàn bạc với nhà thiết kế Trịnh Hoàng Diệu – em gái Trịnh Công Sơn, tìm hiểu về kiểu áo của bà thường mặc như dáng cúc áo, màu sắc, chất liệu. Theo Hà Đỗ, chỉ cần một chi tiết nhỏ sai lệch sẽ khiến bộ phim không thật, khán giả không còn tin vào câu chuyện đạo diễn muốn kể.

    Toàn bộ áo dài trong phim do nhà thiết kế Liên Hương và Thủy Nguyễn thực hiện, mang phom áo truyền thống của những năm 1960 với tà ngắn, chiết eo sâu. Nhiều trang phục phải nhuộm xuống màu để phù hợp với ánh sáng, nước phim. Với những cảnh mưa, êkíp sản xuất nhiều bộ đồ giống nhau để diễn viên thay khi đóng lại nhiều lần. Cuối ngày quay, trang phục đều được giặt, sấy khô và sửa cấp tốc, chuẩn bị cho cảnh quay tiếp theo.

    Ý Ly

  • Phim hoạt hình lấy cảm hứng từ hình ảnh con nghê

    Phim hoạt hình lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam

     
     

    Trailer phim.

    Phim dài gần tám phút chiếu trên nền tảng YouTube, lấy bối cảnh một khu phố, nơi có nhà hàng của ông heo Trư An chuyên món bún cá. Nôi dung về chú nghê Leng Keng ham chơi, thích tự làm theo ý mình. Một lần, Leng Keng rượt bắt Phi Bộc Hấp Huyết – sinh vật có hình dáng giống loài ếch ở nhân giới – vì trộm tiền nhà Leng Keng. Cậu đuổi theo tên trộm đến nhà hàng Trư An. Hai nhân vật vô tình lao vào chỗ các thực khách, làm hỏng bữa ăn của mọi người.

    Qua tìm hiểu về các linh thú trong văn hóa dân gian, êkíp lựa chọn nghê trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong đời sống tín ngưỡng dân gian, nghê là linh vật xua đuổi ma quỷ và canh giữ cho chủ nhà. Nghê được dựng lên trước mỗi cổng làng, cổng đình, cổng nhà… ở nhiều thời kỳ.

    Hình ảnh Leng Keng được các họa sĩ sáng tạo dựa trên khoảng 400 bản phác thảo con nghê trong dân gian. Tạo hình của cha con nghê được thiết kế với thần thái đối lập. Ông Rầm (cha Leng Keng) oai nghiêm, còn cậu lém lỉnh. Đạo diễn Leo Đinh cho biết vì loài nghê trong phim có khả năng phun lửa nên anh và cộng sự chọn màu đỏ đại diện cho chúng.

    U linh tích ký: Bột thần kỳ là tập phim giới thiệu bối cảnh, nhân vật xuất hiện trong dự án hoạt hình Hành Trình Nhân Quả. Tên phim ám chỉ những câu chuyện vui, diễn ra hàng ngày tại Linh Giới (thế giới nơi các sinh vật trong phim sinh sống). Nhà làm phim không đặt nặng thông điệp, chủ yếu phô diễn kỹ thuật làm hoạt hình.

    Phim không có lời thoại, nội dung được thể hiện thông qua chuỗi hành động của nhân vật. Món bún cá được mô tả là nét ẩm thực đặc trưng của thành phố. Thực khách kéo đến nhà hàng của Trư An để thưởng thức món ăn này bởi hương vị của “bột thần kỳ” thêm vào tô bún.

    Đạo diễn nói về việc đưa ẩm thực Việt Nam vào tác phẩm: “Những món ăn truyền thống Việt bên cạnh phở còn phải kể đến bún. Bún trong phim có nguyên liệu dễ thấy trong món bún miền Trung và các món canh chua Nam bộ.

    Phim hoạt hình lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam

     
     

    Món bún cá xuất hiện trong phim “U linh tích ký: Bột thần kỳ”.

    Không gian bối cảnh được pha trộn từ nhiều nền văn hóa. Hội An là nguồn cảm hứng lớn cho các họa sĩ xây dựng thế giới trong phim ngắn. Phố cổ Hội An lưu giữ dấu ấn lịch sử, có sự kết hợp kiến trúc của các dân tộc Chăm, Hoa, Việt, Nhật.

    U linh tích ký: Bột thần kỳ kể về Leng Keng (trái), chú nghê ham chơi, thích tự làm theo ý mình.

    Phim kể về Leng Keng (trái), chú nghê ham chơi.

    U linh tích ký: Bột thần kỳ là dạng phim hoạt hình “ý tưởng” (Proof of Concept), giúp khán giả hình dung về những mô tả ban đầu về thế giới, nhân vật, hình ảnh, đồ họa, kỹ thuật diễn xuất ứng dụng cho các dự án tiếp theo. Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nhận xét: “Tôi thích cách các bạn trẻ kết hợp văn hóa truyền thống dân gian với những yếu tố hiện đại. Êkíp đã chứng tỏ phim hoạt hình Việt Nam không thua kém với quốc tế. Khó khăn của các bạn là làm sao có đủ kinh phí để thực hiện những dự án tiếp theo mang tinh thần”.

    Phim hoạt hình lấy cảm hứng từ văn hóa Việt Nam

     
     

    Các công đoạn làm chuyển động cho một phân cảnh trong phim phim.

    Hồi tháng 4, tác phẩm được chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Stuttgart International Festival of Animated Film (ITFS) lần thứ 29 tại Đức. Tháng 5, phim tham dự liên hoan phim Seattle International Film Festival (SIFF) lần thứ 48 (Mỹ). ITFS và SIFF là hai liên hoan phim hoạt hình lâu đời trên thế giới. Hai sự kiện này được Oscar cho vào danh sách các liên hoan phim đạt tiêu chuẩn (qualified festival) trên thế giới.

    Leo Đinh (tên thật là Đinh Kiều Anh Tuấn) sinh năm 1990, sống và làm việc ở TP HCM. Anh có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tạo và hoạt hình. Leo từng đạo diễn cho các dự án quảng cáo cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Năm 2012, anh mở công ty Red Cat Motion, chuyên làm phim hoạt hình. Anh từng thực hiện phim hoạt hình ngắn Con Rồng Cháu Tiên, chuyện chưa kể (2017).

    Quế Chi (Ảnh, video: Sun Wolf Studio)

  • Phim Em và Trịnh ‘cháy vé’

    Theo đại diện Galaxy – đơn vị phát hành, một tuần qua, phim ghi nhận hiện tượng tăng dần về lượt khán giả lẫn suất chiếu trong ngày.

    “Thông thường, các phim đạt doanh thu cao nhất vào những ngày chiếu đầu tiên, giảm dần sau đó. Với Em và Trịnh, phim có đà tăng liên tục, ngày sau doanh thu cao hơn ngày trước”, người đại diện cho biết. Dịp cuối tuần, nhiều rạp ở Hà Nội bố trí thêm suất chiếu Em và Trịnh lúc 0h để phục vụ khán giả.

    Khán giả Cần Thơ giao lưu cùng êkíp Em và Trịnh hôm 17/6. Ảnh: Thanh Huyền

    Khán giả Cần Thơ giao lưu cùng êkíp “Em và Trịnh” hôm 17/6. Ảnh: Thanh Huyền

    Trên Box Office – đơn vị quan sát phòng vé độc lập, hôm 19/6, phim đạt 4,2 tỷ đồng (tính trong ngày), gấp ba lần Jurassic World: Dominion – bom tấn Hollywood về thế giới khủng long. Sau gần 10 ngày công chiếu, tác phẩm thu về hơn 60 tỷ đồng, kinh phí làm phim được công bố là 50 tỷ. Theo đại diện CGV, phim đang có lượng suất chiếu áp đảo các phim ra mắt cùng dịp, như Jurassic World: Dominion, Lightyear…

    * Review phim “Em và Trịnh”

    Trên các nền tảng mạng xã hội, phim cũng nhận được quan tâm. Tên bộ phim lọt vào danh sách các từ khóa nổi bật trên Goolge. Ở TikTok, hashtag về phim hiện thu hút hơn 245 triệu lượt xem.

    Hậu trường phục dựng thập niên 1960 của phim 'Em và Trịnh'

     
     

    Hậu trường bối cảnh thập niên 1960 của “Em và Trịnh”. Video: Galaxy

    Chiếu sớm từ ngày 10/6, tác phẩm của Phan Gia Nhật Linh thu hút sự chú ý của công chúng và giới văn nghệ sĩ. Em và Trịnh bắt đầu với sự kiện Trịnh Công Sơn lần đầu gặp nữ sinh Nhật Michiko Yoshii (Nakatani Akari đóng) cuối thập niên 1980. Theo đuổi luận văn cao học đề tài âm nhạc phản chiến, cô sang Việt Nam để tìm hiểu về cuộc đời và con người nhạc sĩ tài hoa. Từ dòng hồi tưởng của Trịnh Công Sơn, từng lớp ký ức được lần giở, làm sống dậy một thời hoa mộng bên những nàng thơ. Ở hiện tại, ông và Michiko cũng nảy sinh những rung động nhờ mối giao cảm trong âm nhạc.

    * ‘Em và Trịnh’ gây tranh cãi về hình tượng Trịnh Công Sơn

    Phim ghi điểm ở phần âm nhạc, hình ảnh song nhận nhiều lời chê trong khâu kịch bản. Tác phẩm cũng gây tranh cãi về hình tượng Trịnh Công Sơn, khi nhiều khán giả cho rằng phim phác thảo chân dung nhạc sĩ không như họ biết qua tư liệu, sách báo. Câu chuyện Trịnh Công Sơn bên các “nàng thơ” bị cho khắc họa không đúng đời thực, biến nhạc sĩ thành người hời hợt khi yêu. Mảng sáng tác của Trịnh Công Sơn cũng chưa được khai thác kỹ. Trong phim, trừ ca khúc Diễm Xưa được giới thiệu chi tiết hoàn cảnh sáng tác, các nhạc phẩm còn lại chỉ vang lên nhằm tăng hiệu ứng cảm xúc.

    Khán giả xếp hàng mua vé xem Em và Trịnh ở một rạp tại quận 10, TP HCM giữa tuần qua. Ảnh: Đỗ Thanh

    Nhiều khán giả mua vé suất chiếu “Em và Trịnh” ở một rạp tại quận 10, TP HCM, giữa tuần qua. Ảnh: Đỗ Thanh

    Hôm 16/6, trong buổi gặp gỡ truyền thông khi về nước thực hiện show kỷ niệm 60 năm ca hát, danh ca Khánh Ly cho biết sẽ không đi xem Em và Trịnh vì không hứng thú thưởng thức hình tượng hư cấu về Trịnh Công Sơn. Bà cho rằng khán giả nếu có thể nên đi xem để cổ vũ điện ảnh nước nhà.

    Từ ngày 17/6, nhà phát hành rút khỏi rạp phim Trịnh Công Sơn – bản dài 95 phút, xoay quanh thời thanh xuân của nhạc sĩ. Đơn vị cho biết muốn tập trung quảng bá Em và Trịnh – bản dài 136 phút, do phiên bản này được khán giả đón nhận hơn. Trước khi ngừng chiếu, bản Trịnh Công Sơn đạt doanh thu khoảng 1,6 tỷ đồng.

    Trailer chính của phim 'Em và Trịnh'

     
     

    Trailer chính “Em và Trịnh”. Video: Galaxy

    Mai Nhật

  • Hậu trường Trần Hiểu đấu võ trong ‘Mộng hoa lục’

    Hậu trường Trần Hiểu đấu võ trong 'Mộng hoa lục'

     
     

    Trần Hiểu (vai Cố Thiên Phàm) đu dây diễn cảnh rượt đuổi. Video: QQ

    Trên Sina, tài tử nói thách thức lớn nhất với anh khi quay tác phẩm là cảnh hành động. Lúc mới đọc kịch bản, Trần Hiểu nghĩ phim không có quá nhiều đoạn đấm đá, tới lúc vào đoàn phim, đạo diễn và chỉ đạo võ thuật mới thêm vào.

    Hầu hết cảnh hành động của Trần Hiểu quay vào ban đêm, anh cùng tổ võ thuật làm việc từ đầu tối tới rạng sáng trong khoảng nửa tháng. Vì thế, ở tác phẩm, một số đoạn Trần Hiểu lộ quầng thâm ở mắt do thiếu ngủ.

    Hậu trường Trần Hiểu đấu võ trong 'Mộng hoa lục'

     
     

    Cảnh rượt đuổi, đấu kiếm của Trần Hiểu trên phim. Video: QQ

    Khi chạy trên mái nhà, Trần Hiểu liên tục vấp ngã, bị va vào đạo cụ. Ở những cảnh đấu kiếm, không ít lần tài tử sơ suất đánh vào bản thân. Khi quay, Trần Hiểu không hình dung các cảnh võ thuật lên phim như thế nào. Anh bất ngờ vì qua biên tập, cắt ghép của đạo diễn, những đoạn hành động nhận phản hồi tích cực từ khán giả.

    Trần Hiểu nói anh ngày càng “nhát gan”, những năm gần đây ít nhận phim cổ trang vì nhiều cảnh đánh đấm, dễ bị thương. Diễn viên bị thuyết phục bởi kịch bản Mộng hoa lục, nhận lời đóng tác phẩm. Anh sinh năm 1987, đóng phim từ năm 10 tuổi, nổi tiếng qua Tiếu ngạo giang hồ 2013, Lục Trinh truyền kỳ, Thần điêu đại hiệp 2014, Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn, Bác sĩ nhi khoa tài ba

    Tạo hình Cố Thiên Phàm. Ảnh: QQ

    Tạo hình Cố Thiên Phàm. Ảnh: QQ

    Mộng hoa lục lấy bối cảnh thời Tống, xoay quanh chuyện tình của cô gái quê Triệu Phán Nhi (Lưu Diệc Phi đóng) và Cố Thiên Phàm – quan ngũ phẩm triều đình. Từ khi ra mắt hồi đầu tháng 6, phim được giới chuyên môn, khán giả đánh giá cao ở diễn xuất của dàn sao, bối cảnh, nội dung.

    Như Anh (theo Sina)

  • Diễn viên 21 tuổi đóng học sinh tiểu học

    Diễn viên 21 tuổi đóng vai học sinh tiểu học

     
     

    Kim Yoon Hee đóng vai cô bé trong “Tôi bị mất thị lực khi cố gắng cứu bạn tôi”. Video: Cheese Film

    Trong tập phim phát hôm 18/6, diễn viên đóng Yoon Hee – học sinh tiểu học thường xuyên bị bạn cùng lớp trêu chọc là kẻ ăn mày. Yoon Hee được Jae Hyeok (Choi Jae Hyeok đóng) giúp đỡ, cả hai quý mến nhau.

    Theo Insight, sau khi phim lên sóng, Kim Yoon Hee thu hút sự quan tâm của công chúng. Diễn viên ghi điểm ở đôi mắt to tròn, gương mặt bầu bĩnh và thân hình nhỏ nhắn. Cô được khen diễn tự nhiên.

    Nhiều người bày tỏ ngạc nhiên khi biết tuổi thật của Kim Yoon Hee. Trên YouTube, tài khoản Kim Yeon Woo bình luận: “Khuôn mặt, hình thể, diễn xuất như một đứa bé. Quá tuyệt vời”. Khán giả Jeongyeon viết: “Có thật không vậy, Yoon Hee không phải là một diễn viên nhí?”.

    Kim Yoon Hee sinh năm 2001, từng là diễn viên của Cheese Film. Cô đóng nhiều dạng vai trong các web-drama như: 187cm vs 185 cm, A Short Friend, Pepero Was Taken Away on Pepero Day…

    Kim Yoon Hee hiện hoạt động tự do. Ảnh: Instagram unis_xx

    Kim Yoon Hee hiện hoạt động tự do. Ảnh: Instagram unis_xx

    Tôi bị mất thị lực khi cố gắng cứu bạn tôi chuyển thể từ truyện tranh, xoay quanh Yoon Hee – cô bé có tính cách khép kín. Yoon Hee thường xuyên bị cha bạo hành, bạn bè xa lánh. Một người bạn vì giúp đỡ cô mà bị tổn thương ở mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Khi lên cấp ba, Yoon Hee luôn cố gắng tìm kiếm bạn để trả ơn. Cả hai sau đó nảy sinh tình yêu học đường.

    Hiểu Nhân

  • Phim về Marilyn Monroe hé lộ bi kịch hậu trường

    "Blonde" - phim về Marilyn Monroe hé lộ bi kịch hậu trường

     
     

    Teaser “Blonde”. Video: Netflix

    Teaser mở màn với cảnh Marilyn Monroe khóc trong hậu trường với lời cầu xin ai đó đừng bỏ rơi cô. Nhiều khoảnh khắc kinh điển của minh tinh được tái hiện, như cảnh hàng trăm ký giả săn đón Marilyn Monroe, màn tung váy lấy cảm hứng từ phim The Seven Year Itch… Video khép lại khi nhân vật chính gượng cười trước bàn trang điểm như che giấu nỗi đau.

    Theo đơn vị sản xuất, phim tái hiện cuộc đời Marilyn Monroe từ thời thơ ấu – lúc còn là cô bé Norma Jeane – đến khi trưởng thành, đạt đỉnh cao, trải qua nhiều mối tình. Phim do đạo diễn Andrew Dominik thực hiện, phát hành trực tuyến, dán nhãn NC-17 (cấm khán giả dưới 17 tuổi).

    Theo Variety, Ana de Armas hạnh phúc khi được đạo diễn chọn đóng vai huyền thoại Hollywood. Cô mất chín tháng tập luyện với huấn luyện viên giọng nói, kết hợp thêm kỹ thuật ADR (lồng tiếng hậu kỳ) để có chất giọng như cố minh tinh. Cô được tiểu thuyết gốc, xem hàng trăm cuộn băng, ghi âm tư liệu về Marilyn Monroe. “Tôi suy nghĩ nhiều về số phận phụ nữ trong ngành công nghiệp này. Qua bộ phim, tôi thấy nhiều vấn đề trong các thập niên 1930, 1950 vẫn còn tồn tại tới ngày nay. Nếu không có nền tảng vững chắc như sự ủng hộ của gia đình, bạn khó sống được ở Hollywood”, cô nói với The Times of London.

    Ana de Armas trong tạo hình Marilyn Monroe. Ảnh: Screenrant

    Ana de Armas trong tạo hình Marilyn Monroe. Ảnh: Screenrant

    Những năm gần đây, Ana de Armas nổi lên thành gương mặt triển vọng tại Hollywood. Diễn viên Cuba gây chú ý với vai phụ trong Blade Runner 2049 (2017) trước khi nhận đề cử Quả Cầu Vàng cho Knives Out (2019). Năm 2021, Armas gây ấn tượng với vai “Bond girl” trong No Time To Die, phần phim thứ 25 của thương hiệu 007, tác phẩm đạt doanh thu 774 triệu USD.

    Blonde dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Joyce Carol Oates, lần đầu phát hành năm 2000. Nội dung sách và phim đều thuộc thể loại giả tưởng, lấy cảm hứng từ cuộc đời minh tinh Marilyn Monroe thay vì đi theo hướng tác phẩm tiểu sử. Phim dự kiến ra mắt vào tháng 9, được dự đoán là ứng viên cho mùa giải thưởng sắp tới.

    Marilyn Monroe sinh năm 1926 tại Mỹ, là diễn viên, ca sĩ, biểu tượng nhan sắc mọi thời. Cô nổi tiếng với các phim All About Eve, Monkey Business, Gentlemen Prefer Blondes, How to Marry a Millionaire, The Seven Year Itch… Năm 1999, Viện phim Mỹ xếp Monroe ở vị trí thứ sáu trong danh sách Những minh tinh màn ảnh vĩ đại nhất Hollywood thời kỳ hoàng kim (thập niên 1940-1960). Marilyn Monroe đột ngột qua đời rạng sáng 5/8/1962 trong biệt thự ở California (Mỹ), bên cạnh nhiều chai thuốc ngủ rỗng. Cái chết của cô vẫn là điều bí ẩn đến ngày nay.

    Tam Kỳ

  • Mỹ nhân Pháp gia nhập thương hiệu ‘Dune’

    Theo Variety, êkíp Dune 2 chọn Léa Seydoux cho vai quý bà Margot – một thành viên thuộc tổ chức Bene Gesserit. Bà được huấn luyện để đạt tới cảnh giới phi phàm về cả tinh thần và thể chất. Các Bene Geserit đều là nữ, có tư duy nhạy bén, khả năng cảm nhận và phân tích, đồng thời sở hữu khả năng chiến đấu không thua kém gì những chiến binh tinh nhuệ.

    Lea Seydoux trong No Time To Die. Ảnh: Universal

    Lea Seydoux trong “No Time To Die”. Ảnh: Universal

    Theo nguyên tác, Margot Fenring lần đầu xuất hiện qua mô tả của nhân vật Feyd-Rautha Harkonnen. Bà là người có nhan sắc hoàn hảo cùng mái tóc vàng. Nhân vật giữ vai trò quan trọng trong mạch của Prelude to Dune, tiền truyện của Dune.

    Léa Seydoux sinh năm 1985 tại Paris, là cháu gái của Jérôme Seydoux, chủ tịch tập đoàn Pathé nổi tiếng của Pháp. Người đẹp gia nhập nghệ thuật thứ bảy năm 2006 với một vai trong bộ phim hài Mes copines. Các phim cô đóng gồm: La Belle personne, Belle Épine, Les Adieux à la reine, Beauty and the Beast, The Grand Budapest Hotel. Trong đó, Seydoux được biết đến nhiều nhất với vai “Bond girl” Madeleine Swann trong loạt phim 007 của Daniel Craig.

    Dune chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên (xuất bản trong nước với tên Xứ cát) của nhà văn Frank Herbert. Kịch bản theo chân công tước Paul Atreides (Timothée Chalamet đóng) trong hành trình sinh tử bảo vệ vận mệnh của cả thiên hà. Dự án quy tụ dàn sao đình đám như Zendaya, Charlotte Rampling, Jason Momoa… Phần một ra rạp năm 2021, thu hơn 400 triệu USD và thắng sáu giải Oscar.

    Trailer "Dune"

     
     

    Trailer “Dune”. Video: CGV

    Đạt Phan (theo Variety)

  • Phim ‘Em và Trịnh’ vượt mốc một triệu lượt khán giả

    Đại diện Galaxy – nhà phát hành – cho biết tác phẩm là phim Việt vượt mốc này nhanh nhất tính từ đầu năm đến nay. Phim hiện thu về hơn 70 tỷ đồng – theo Box Office Việt Nam, đơn vị quan sát phòng vé độc lập. Nhà sản xuất ước tính sau tuần thứ ba công chiếu, phim sẽ đạt 100 tỷ đồng, trở thành phim điện ảnh Việt đầu tiên trong năm chinh phục mốc này.

    Hoàng Hà (giữa) - vai Dao Ánh và Nakatani Akari (trái) - vai Michiko Yoshii - giao lưu khán giả Huế cuối tuần qua. Ảnh: Huyền Đỗ

    Từ trái qua: các “nàng thơ” Nakatani Akari – vai Michiko Yoshii, Hoàng Hà – vai Dao Ánh, Lan Thy – vai Diễm Xưa giao lưu khán giả Huế cuối tuần qua. Ảnh: Huyền Đỗ

    Sau 11 ngày công chiếu, tác phẩm vẫn dẫn đầu bảng xếp hàng các phim ăn khách tại thị trường nội địa. Ngày 21/6, phim đạt gần 1,9 tỷ đồng (tính trong ngày), gấp ba lần so với Jurassic World: Dominion – phim Hollywood về thế giới khủng long. Trên website các cụm rạp khác như CGV, Lotte…, phim đang có lượng suất chiếu áp đảo các phim ra mắt cùng dịp, như Jurassic World: Dominion, Lightyear… Giới làm phim dự đoán doanh thu Em và Trịnh tiếp tục tăng nhanh do không còn nhiều tác phẩm cạnh tranh, cho đến khi các bom tấn như Minions 2, Thor 4… rạp vào đầu tháng 7.

    Dù “cháy vé”, phim gây tranh cãi về kịch bản và diễn xuất. Nhiều khán giả cho rằng phim phác thảo chân dung nhạc sĩ không như họ biết qua tư liệu, sách báo. Câu chuyện Trịnh Công Sơn bên các “nàng thơ” bị cho khắc họa không đúng đời thực, biến nhạc sĩ thành người hời hợt khi yêu. Mảng sáng tác – đặc biệt là dòng nhạc phản chiến – của Trịnh Công Sơn cũng chưa được khai thác kỹ. Hôm 16/6, khi về nước, danh ca Khánh Ly cho biết sẽ không đi xem Em và Trịnh vì không hứng thú thưởng thức hình tượng hư cấu về Trịnh Công Sơn.

    Hậu trường phục dựng thập niên 1960 của phim 'Em và Trịnh'

     
     

    Hậu trường cảnh thập niên 1960 trong phim “Em và Trịnh”. Video: Galaxy

    Phim Em và Trịnh dài 136 phút, bắt đầu với sự kiện Trịnh Công Sơn lần đầu gặp nữ sinh Nhật Michiko Yoshii (Nakatani Akari đóng) cuối thập niên 1980. Theo đuổi luận văn cao học đề tài âm nhạc phản chiến, cô sang Việt Nam để tìm hiểu về cuộc đời và con người nhạc sĩ tài hoa. Từ dòng hồi tưởng của Trịnh Công Sơn (Trần Lực), từng lớp ký ức được lần giở, làm sống dậy một thời hoa mộng bên những nàng thơ. Ở hiện tại, ông và Michiko cũng nảy sinh những rung động nhờ mối giao cảm trong âm nhạc. Ngoài Em và Trịnh, đơn vị phát hành còn ra mắt Trịnh Công Sơn – bản dài 95 phút song rút khỏi rạp từ ngày 17/6 do phiên bản này có doanh thu kém.

    Mai Nhật

  • Angelababy phản ứng khi bị nói thiếu chuyên nghiệp

    Trong show The Detectives’ Adventures phát trên Iqiyi cuối tuần qua, người đẹp 34 tuổi lần đầu nói về cảnh quay gây tranh cãi của cô trong phim Vân Trung Ca (2015). Diễn viên kể đạo diễn yêu cầu cô giả vờ ăn một miếng bánh nhỏ vì đây là đạo cụ cuối cùng, nếu ăn mất, sẽ không thể quay cảnh khác.

    Cảnh ăn giả của Angelababy

     
     

    Cảnh ăn của Angelababy trong “Vân Trung Ca”. Video: Iqiyi

    Angelababy nghe lời đạo diễn, kết cục khi phim ra mắt, cô bị vô số khán giả chỉ trích thiếu chuyên nghiệp đến mức không ăn thật. Những năm qua, đoạn phim này thường bị nhiều người chia sẻ lại để chê bai diễn xuất, thái độ của Angelababy trên phim trường. Các khán giả cho rằng cô mắc bệnh ngôi sao, chuyên “làm mình làm mẩy”, bắt êkíp chiều ý cô.

    Diễn viên cho biết ấm ức vì bị hiểu lầm. Cô nói: “Trong nhiều phim và chương trình khác, tôi ăn rất nhiều nhưng không ai nói đến, họ chỉ chăm chăm nhìn vào một cảnh quay để đánh giá tôi”. Angelababy gọi đây là hiểu lầm lớn nhất của khán giả về cô.

    Diễn viên Angelababy (tên thật Dương Dĩnh). Ảnh: QQ

    Diễn viên Angelababy (tên thật Dương Dĩnh). Ảnh: QQ

    Angelababy gia nhập làng giải trí từ thời niên thiếu với vai trò người mẫu. Sau đó, cô lấn sân mảng phim ảnh, đóng chính nhiều tác phẩm như Cô phương bất tự thưởng, Người lái đò… nhưng thường bị giới chuyên môn, khán giả đánh giá diễn xuất tệ. Năm 2017, trang Sohu xếp Angelababy vào danh sách diễn viên “mặt đẹp, diễn đơ”.

    Theo trang On, do nhận quá nhiều chê bai diễn xuất ở các phim trước, hiện người đẹp chú trọng chọn phim chất lượng, êkíp chuyên nghiệp hơn. Cô chấp nhận hạ cátxê để tham gia các dự án được đầu tư chỉnh chu, trong đó có Phong khởi lũng tây, ra mắt hồi tháng 4. Phim được chấm 8,1/10 điểm ở Douban – diễn đàn phim lớn nhất Trung Quốc.

    Angelababy từng trải qua cuộc hôn nhân với diễn viên Huỳnh Hiểu Minh, có một con trai. Họ thông báo ly hôn hồi tháng 1.

    Như Anh (theo Sina, On)