9 phim xác lập tên tuổi tài tử Benedict Cumberbatch
Theo Variety, Cumberbatch là tài tử hiếm có với khả năng diễn xuất ở cả điện ảnh, truyền hình và sân khấu. Ngày 28/2, nghệ sĩ được vinh danh với lễ gắn sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Anh cũng nhận đề cử Nam chính xuất sắc Oscar 2022 với vai trong The power of the dog.
Sinh năm 1976, Benedict Cumberbatch là diễn viên Anh nổi tiếng với vai thám tử Sherlock Holmes trong series Sherlock của BBC. Anh học khoa Diễn xuất Đại học Victoria thuộc Manchester, tích cực tham gia cả ba lĩnh vực sân khấu, điện ảnh lẫn truyền hình. Năm 2014, Benedict Cumberbatch từng được đề cử Oscar “Nam chính xuất sắc” với vai diễn trong The Imitation Game. Ngoài ra, anh được biết đến với vai Doctor Strange thuộc Vũ trụ Điện ảnh Marvel.
Quỳnh Quyên
Benedict Cumberbatch đóng cao bồi
Benedict Cumberbatch tái hợp Claire Foy
Benedict Cumberbatch: ‘Phù thủy Strange là kẻ phi thường’
Tối 25/2, Huỳnh Châu (25 tuổi, quận Tân Bình) cùng bạn xem suất chiếu muộn của Bẫy ngọt ngào tại một rạp trung tâm TP HCM. Nam khán giả cho biết dù phim chiếu đã hai tuần, vẫn thu hút đông người xem. Khán giả đánh giá phim có chất lượng trung bình vì diễn xuất tròn trịa nhưng kịch bản thiếu logic. “Điều làm tôi ngạc nhiên là tác phẩm có nhiều cảnh ‘nóng’ được xử lý táo bạo, như cảnh người vợ bị chồng bạo hành tình dục. Tôi ít thấy các cảnh này ở phim Việt ra rạp trước đây”, Huỳnh Châu nói.
Ra mắt ngày 11/2, Bẫy ngọt ngào thuộc dòng phim chick-flick (dành cho phái nữ), khai thác mặt trái hôn nhân. Trong đó, bạo hành tình dục là yếu tố được đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư chú trọng nhằm bật lên bi kịch của nữ chính. Đạo diễn cho biết phim không bị cắt cảnh nào khi kiểm duyệt, bản công chiếu giống như bản dựng cuối. Uyên Thư nói: “Tôi mừng vì tác phẩm ra rạp đúng như nguyện vọng. Với êkíp, các cảnh ‘nóng’ đều bám sát mạch kịch bản, không bị dư thừa hay chỉ phục vụ mục đích câu khách”.
Bẫy ngọt ngào không phải phim 18+ duy nhất gần đây vượt “ải” Hội đồng duyệt phim quốc gia. Ra mắt hôm 18/2, Người tình (đạo diễn Lưu Huỳnh) – phim Minh Tú đóng chính – tập trung nhiều cảnh “nóng” táo bạo. Phim kể về mối quan hệ tay tư của Diễm Tình cùng chồng, bạn thân chồng và người yêu cũ. Ngoài cảnh quan hệ của các đôi, tác phẩm rải rác hình ảnh nhân vật khỏa thân trong phòng tắm hoặc chỉ mặc nội y, soi mình trước gương. Nhiều câu thoại về tình dục được đạo diễn cài cắm như cách giúp nhân vật bộc bạch nỗi đau.
Chuyện ma gần nhà cũng là tác phẩm 18+ ra rạp thành công mà không bị cắt. Phim gây chú ý với yếu tố ghê rợn, chủ yếu ở khâu tạo hình ma quỷ. Chẳng hạn, ở đoạn minh tinh Ái Như (Khả Như) lột mặt để thay đổi nhân dạng, êkíp chăm chút ở phần hóa trang để khắc họa cảnh nhân vật bóc từng lớp da rướm máu. Hình ảnh ma quỷ cụt đầu lặp đi lặp lại trong phim. Nhiều đoạn mang tính bạo lực vẫn được giữ, như cảnh nhà ngoại cảm Bích (Vân Trang) bị sát hại, đầu cô rơi xuống sau khi hung thủ ra tay.
Ngoài ra, yếu tố “ma giả, ma thật” – vốn là hạn chế của phim kinh dị Việt – cũng được khắc phục ở Chuyện ma gần nhà. Trước đây, do khâu kiểm duyệt, một số phim Việt thường khiến người xem hụt hẫng vì yếu tố ma quỷ không được khai thác đến nơi đến chốn. Sau những màn hù dọa, phim thường kết thúc bằng chi tiết mọi sự việc do nhân vật chính hoang tưởng, hoặc do người khác giật dây. Trong Chuyện ma gần nhà, mọi thế lực đứng sau đều là các thực thể quỷ dị, vong hồn, người biết tà thuật… Đại diện êkíp cho biết: “Nhờ kiểm duyệt cởi mở, chúng tôi không bị cắt cảnh nào, giữ được tinh thần bộ phim đúng như ý tưởng ban đầu”.
Các đạo diễn nhìn nhận việc một số tác phẩm gần đây không bị kiểm duyệt cắt cảnh là dấu hiệu tích cực. Trần Hữu Tấn – đạo diễn Chuyện ma gần nhà – đánh giá điều này giúp các tác phẩm đến với công chúng được trọn vẹn. Anh nói: “Đây cũng là động lực để các nhà làm phim mạnh dạn thực hiện các cảnh quay gai góc hơn, chẳng hạn trong thể loại kinh dị, để phục vụ nhu cầu thưởng thức đa dạng của khán giả”.
Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết gần đây, khâu duyệt phim cởi mở hơn do Hội đồng duyệt phim quốc gia có sự trẻ hóa khi thay đổi một số thành viên trong nhiệm kỳ mới (2021 – 2023). Theo ông Thành, nhiều nhân sự của Hội đồng như nhà văn – nhà biên kịch Nguyễn Thị Thu Huệ, nhà biên kịch Hạnh Lê… có cái nhìn trẻ trung, quan điểm bám sát xu hướng chung của điện ảnh thế giới. Ông thường trao đổi với Hội đồng nên có cái nhìn thoáng hơn khi duyệt phim, đồng thời phải bám sát hai nguyên tắc nội dung bất di bất dịch: đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, và chủ quyền biên giới của Tổ quốc.
“Tôi cũng quán triệt với hội đồng rằng, với điện ảnh, giải trí là yếu tố không thể thiếu được. Ngoài ra, chúng ta cũng đã dán nhãn phim theo độ tuổi, do đó cần nhìn nhận cởi mở hơn với vấn đề tình dục, bạo lực ở mức chấp nhận được”, ông Vi Kiến Thành nói.
Một thời gian dài, nhiều dự án điện ảnh Việt lao đao vì không vượt được kiểm duyệt. Năm 2019, Thất sơn tâm linh (tên cũ là Thiên linh cái, kể về vụ án giết người hàng loạt) phải chỉnh sửa nhiều tháng để được duyệt. Bản chiếu rạp trở nên rời rạc, gây khó hiểu về câu chuyện. Cùng năm, phim Ròm (đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy) bị phạt 40 triệu vì thi ở LHP Busan (Hàn Quốc) khi chưa có giấy phép phổ biến trong nước. Tác phẩm không vượt qua đợt kiểm duyệt vào tháng 9 do Hội đồng duyệt phim quốc gia đánh giá mang góc nhìn tiêu cực về xã hội.
Với Thưa mẹ, con đi (2019), phim được yêu cầu bỏ cảnh nhân vật gây gổ trong đám giỗ, khiến con gà cúng rơi xuống đất, trái phong tục người Việt. Hoặc phim Trái tim quái vật (2020)bị cắt nhiều cảnh máu me dù là phim kinh dị. Nhiều năm qua, Hội đồng duyệt phim bị nhận định lúc nghiêm khắc, lúc nhẹ tay quá mức.
Giới làm phim Việt cho rằng nhiều tác phẩm nội bị “soi” kỹ hơn phim nước ngoài. Anh Nguyễn Cao Tùng – nhà sản xuất phim Thất sơn tâm linh – nói: “Có nhiều cảnh phim ngoại với mức độ nội dung nặng hơn phim Việt nhưng không bị cắt”. Tại tọa đàm trực tuyến Ai góp ý giơ tay lên tháng 9/2021, nhiều nhà làm phim bày tỏ mong muốn khâu kiểm duyệt thông thoáng hơn với tiêu chí rõ ràng.
Liên tiếp xuất hiện trong hai series ăn khách, Lee Yoo Mi được khán giả đặt biệt danh “Con gái Netflix”, “Viên ngọc sáng” của màn ảnh Hàn Quốc. Lượt theo dõi trên Instagram của cô tăng chóng mặt, cán mốc 7,9 triệu. Ảnh hậu trường ghi hình Ngôi trường xác sống (All of us are dead) đăng ngày 19/2 nhận hơn 1,3 triệu lượt like cùng hàng nghìn bình luận từ fan nước ngoài. Cách đây sáu tháng, cô chỉ có 40.000 lượt theo dõi, mỗi bài đăng nhận vài chục bình luận.
Diễn viên được nhiều thương hiệu săn đón. Hồi tháng 1, Yoo Mi trở thành nàng thơ của Miu Miu cùng ngôi sao Hollywood Hailey Bieber. Yoo Mi cũng đang làm đại diện cho nhiều nhãn hàng nội địa như mỹ phẩm, ôtô, trò chơi, ứng dụng… Cô xuất hiện trên những tạp chí nổi tiếng như Cosmopolitan, Vogue, Dazed…
Lee Yoo Mi sinh ngày 17/7/1994, đam mê đóng phim từ nhỏ. Năm 2007, sau một lần xem bộ phim điện ảnh Herb do Kang Hye Jung đóng chính, Lee Yoo Mi quyết tâm theo đuổi nghiệp diễn. Cô ghi danh một khóa học diễn xuất và bước chân vào làng giải trí với tư cách người mẫu quảng cáo hai năm sau đó.
Lee Yoo Mi chật vật tìm chỗ đứng trong nghề suốt 13 năm. Cô đảm nhận vai phụ trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình như The Yellow Sea (2010), Park Hwa Young (2017), Just Dance (2018), 365: Repeat the Year (2020), Young Adult Matters (2021)… Yoo Mi cũng là khách mời (cameo) thoáng qua của một số phim như 20 th Century Boy And Girl (2017), Miss Hammurabi (2018), Voice 2 (2018), Hostage: Missing Celebrity (2021)…
Trong một cuộc phỏng vấn với Newsis năm 2019, Lee Yoo Mi tiết lộ từng mặc cảm ngoại hình khi mới bắt đầu sự nghiệp. Cô đắn đo về việc phẫu thuật thẩm mỹ để có vẻ ngoài thu hút hơn. “Tôi hỏi mẹ, con nên làm gì với cái mũi này đây”, Lee Yoo Mi kể. Sau này, diễn viên vượt qua sự tự ti, yêu thích khuôn mặt bản thân hơn.
Trên Esquire Korea đầu tháng 2, Yoo Mi cho biết cô là một người kiên trì. Khi được hỏi đã thử vai bao nhiêu lần, diễn viên nói: “Tôi đi casting nhiều đến mức không nhớ nổi nữa. Có lẽ là 100 lần. Hoặc 200-300. Hay 400-500 nhỉ? Thật sự là rất nhiều”. Lee Yoo Mi nói thêm về niềm đam mê và động lực diễn xuất: “Mỗi lần đóng phim là một trải nghiệm khác nhau, đó là quá trình học hỏi không có hồi kết”.
Trong quãng thời gian nghỉ ngơi sau khi đóng máy Squid Game, diễn viên tranh thủ làm nhân viên giao hàng cho một ứng dụng gọi đồ ăn. Lee Yoo Mi cho biết trên Cosmopolitan tháng 11/2021: “Tôi từng làm shipper bán thời gian đấy. Bạn tin được không. Và rồi đột nhiên bây giờ tôi lại nổi tiếng. Thật thú vị. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng quên đi sự nổi tiếng này vì bây giờ tôi còn rất nhiều việc phải làm. Tôi sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ để mọi người không quên tôi là ai”.
Yoo Mi được giới phê bình đánh giá diễn tự nhiên, nhập vai ấn tượng. Cô thường lựa chọn những vai tâm lý phức tạp, u ất, chịu hành hạ thể xác lẫn tinh thần. Lee Yoo Mi có gương mặt điện ảnh, biểu cảm tinh tế và khả năng phân tích nhân vật. Tờ Vogue nhận xét: “Những câu chuyện qua các vai diễn của Lee Yoo Mi được truyền tải thông qua đôi mắt đặc biệt. Đôi mắt thâm quầng, giọng nói nhẹ nhàng, nhưng câu chuyện cô ấy kể vẫn trải dài trong tâm trí bạn, ám ảnh ngay cả sau khi nó kết thúc”.
Sau hơn 10 năm kiên trì trau dồi diễn xuất, Lee Yoo Mi nếm “quả ngọt” đầu tiên với danh hiệu “Diễn viên mới xuất sắc” tại Buil Film Awards tháng 10/2021. Cô nhận giải nhờ vai nữ chính trong phim Nổi loạn tuổi 18 (Young Adult Matters), một tác phẩm đề cập vấn đề phá thai và các mối quan hệ độc hại. Lần đầu cầm cúp, Lee Yoo Mi cho biết đó là “một cảm giác rất lạ”. “Nó là sự công nhận đầu tiên cho những nỗ lực mà tôi đã bỏ ra”, cô nói.
Trong phim của đạo diễn Lee Hwan, Lee Yoo Mi vào vai Se Jin, nữ sinh 18 tuổi đang mang thai con với giáo viên chủ nhiệm. Bị gia đình và trường học bỏ rơi, Se Jin đối mặt bi kịch cuộc sống và những tổn thương tâm lý sâu sắc. Câu chuyện “trải nghiệm sự tàn nhẫn của thế giới” nhận được đồng cảm từ khán giả. Tờ Chosun nhận xét Lee Yoo Mi thể hiện một cách tinh tế vai Se Jin dù nhân vật này rất ít thoại. “Đôi mắt trống rỗng, tiếng cười vô nghĩa và dáng vẻ lầm lì, cô ấy tạo nên một bức tranh chân thực: những cuộc đời u tối như vậy vẫn tồn tại trong thực tế chúng ta”.
Nổi loạn tuổi 18 giúp khán giả Hàn bắt đầu chú ý đến Lee Yoo Mi, còn Squid Game (Trò chơi con mực) là bước ngoặt giúp diễn viên vụt sáng, nổi danh quốc tế. Trong bom tấn Netflix ra mắt hồi tháng 8/2021, Lee Yoo Mi chỉ xuất hiện ba trên chín tập, nhưng là một trong những cái tên được nhắc nhiều nhất.
Yoo Mi đóng Ji Yeong, người chơi số 240, cô gái trẻ ra tù sau khi trả thù người cha bạo hành. Ít đất diễn, ít lời thoại, Yoo Mi vẫn thể hiện được nội tâm phức tạp của một người đang mất phương hướng trong cuộc đời. Mái tóc cắt ngắn cùng ánh mắt bất cần, Ji Yeong chiếm sự chú ý của khán giả mỗi lần xuất hiện. Cảnh quay Ji Yeong nhường cơ hội sống cho Sae Byeok (Jung Hyo Yeon) ở vòng chơi bi được nhiều người xem khen xúc động.
Ở phim mới nhất – Ngôi trường xác sống, cô hóa thân Na Yeon, nhân vật phản diện có tính cách ích kỷ. Na Yeon là học sinh nhà giàu hợm hĩnh, luôn coi thường những bạn kém may mắn. Nhiều người xem nhận xét nhân vật Na Yeon đáng ghét vì những hành động ác độc. Khán giả cũng ghi nhận tài nhập vai của Lee Yoo Mi. Cô biến hóa thành công hai hình mẫu nhân vật khác biệt, từ Ji Yeong đáng thương đến Na Yeon đáng ghét, chỉ trong một thời gian ngắn.
Diễn viên nói: “Tôi đã quay hai bộ phim cùng lúc. Khi đóng Ji Yeong, tôi kìm nén mọi cảm xúc. Khi đóng Na Yeon, tôi cố gắng thể hiện nhiều góc độ, bao gồm cả định kiến. Thật vui khi có thể diễn cùng lúc hai nhân vật đối lập”.
Đạo diễn Lee Jae Kyoo nói thêm về lý do mời Lee Yoo Mi casting vai Na Yeon: “Chúng tôi cần một diễn viên thể hiện được câu chuyện phức tạp cũng như hành động độc ác của nhân vật. Yoo Mi thực sự đã hóa thân Na Yeon”.
Thời gian tới, người hâm mộ có thể gặp lại Lee Yoo Mi trên màn ảnh nhỏ. Cô đang thảo luận tham gia bộ phim chủ đề thể thao Mental Coach Je Gal Gil và phim We Can’t Go to Heaven, But We Can Love của đạo diễn Han Jae Yi.
Fishbowl Wives (Người vợ cá vàng) lên sóng Netflix ngày 14/2, gồm tám tập phim chuyển thể từ bộ truyện tranh nổi tiếng Kingyo Tsuma của tác giả R Kurosawa. Phim do Toshiyuki Nakano và Kaata Sakamoto chỉ đạo sản xuất. Kịch bản xoay quanh sáu phụ nữ sống tại chung cư cao cấp cùng những cuộc tình ngoài hôn nhân của họ. Fishbowl Wives đứng đầu Netflix Nhật Bản hôm 23/2, nhận phản ứng tích cực từ khán giả một số nước châu Á.
Phần lớn thời lượng phim tập trung vào nhân vật chính Sakura – cô gái xinh đẹp, có mục tiêu riêng nhưng không thể thực hiện vì gặp tai nạn bảy năm về trước. Cô kết hôn với Takuya Hiraga (Masanobu Ando đóng) – người điều hành chuỗi tiệm làm tóc thành công. Bề ngoài, hôn nhân của Sakura và Takuya có vẻ hoàn hảo: một cô vợ ngoan hiền, một người chồng thành đạt trong xã hội, nhưng đằng sau đó là những góc tối.
Tai nạn ảnh hưởng đến bàn tay khiến Sakura không thể làm nhà tạo mẫu tóc. Cô bị coi là người thừa trong việc kinh doanh của chồng lẫn hôn nhân. Họ sống trên danh nghĩa và lợi ích còn tình cảm đã nguội lạnh. Takuya gọi vợ là “đồ vô dụng” vì không thể sinh con. Anh ngoại tình với một phụ nữ sống cùng chung cư, thường xuyên bạo hành vợ.
Hôn nhân bất hạnh nhưng Sakura vẫn nhẫn nhịn diễn cảnh hạnh phúc trước mặt mọi người. Một ngày, Sakura rơi vào tiếng sét ái tình với Haruto Toyota (Takanori Iwata đóng) – chàng trai trẻ quản lý cửa hàng bán cá vàng. Giống hiệp sĩ trong bộ áo giáp, Haruto trở thành nơi trú ẩn an toàn để Sakura trốn thoát khỏi chồng. Mặc dù biết nên kết thúc cuộc tình sai trái, Sakura và Haruto tin rằng họ được sinh ra dành cho nhau. Sakura quyết tâm ly hôn chồng nhưng Takuya chắc chắn không dễ dàng để cô ra đi, còn Haruto cũng có những bí mật của anh.
Hình ảnh cá vàng bơi trong bể nước là phép ẩn dụ cho câu chuyện của Sakura. Cô nuôi cá do yêu thích vì màu sắc đẹp, nhưng theo Haruto giải thích, màu của cá sẽ nhạt dần khi sống trong bể nước bẩn. Những chi tiết về cá vàng góp phần vào mạch truyện. Từ ẩn ý về cuộc sống bế tắc cho đến tình yêu giữa Sakura và Haruto dần nảy nở khi cùng chăm sóc chú cá bị thương, hay phản ứng tức giận của Takuya khi đập vỡ bể cá.
Fishbowl Wives có đề tài hấp dẫn nhưng khai thác hời hợt. Tác phẩm liệt kê một số lý do ngoại tình, nhưng khó lý giải sâu hơn nội tâm nhân vật do mỗi tập chỉ 38-50 phút. Phim tiếp cận chủ yếu qua cảnh giường chiếu dễ đoán, thay vì giải quyết từng vấn đề đặt ra. Theo trang Leisurebyte, Fishbowl Wives có nhiều cảnh làm tình và bạo lực, vì vậy khán giả “cần xem một cách thận trọng và nhớ điều chỉnh tai nghe”. Thecinemaholic nói cảnh nóng trong phim được khai thác trực diện, một số phân đoạn táo bạo khiến người xem đỏ mặt.
Một vài nhân vật thú vị song thiếu thời lượng kể chuyện, như Hisako – người vợ bị chứng đau đầu sống tại căn hộ 4103 – xuất hiện ở tập 5-6, theo Thereviewgeek. Trong lần đi dạo công viên, Hisako gặp chàng trai tên Baba. Baba đưa Hisako về căn hộ chật chội, Hisako cũng tiết lộ chồng cô phải đi làm xa. Cuộc gặp gỡ tự nhiên của hai người khiến khán giả chuẩn bị tinh thần đi sâu vào quá khứ của Hisako. Câu chuyện gây bất ngờ bằng cú twist, tuy nhiên phim chưa khai thác hết chiều sâu cảm xúc trong nhân vật Hisako.
Câu chuyện về Yuriha – nhân tình của Takuya – cũng gây hụt hẫng cho người xem. Cô gặp vấn đề phổ biến: mối quan hệ vợ chồng rạn nứt vì sống cùng mẹ chồng. Trong lần sửa căn bếp theo ý mẹ chồng, Yuriha gặp chàng thợ xây có hình xăm và vết sẹo giống cô. Yuriha cố gắng tìm mối liên hệ với người thợ xây, họ đến với nhau trên giường. Có câu chuyện thú vị nhưng nhân vật chỉ xuất hiện lướt qua ở tập một và tập bảy, ít thời lượng khai thác.
Fishbowl Wives không đưa ra quan điểm đúng sai về việc ngoại tình. Thông điệp của phim là ngoại tình có đủ loại biến thể, đủ lý do. Tác phẩm phản ánh thực trạng của xã hội Nhật Bản, nơi phụ nữ – nhất là người đã có gia đình – luôn bị lép vế trước đàn ông. Khán giả sẽ phải đối mặt với câu hỏi về mối quan hệ ngoài hôn nhân, vừa căm ghét vừa thấy được những khía cạnh khác của điều đó.
Khán giả GabwithGwen trên Twitter nói Fishbowl Wives có đề tài hấp dẫn nhưng cách khai thác có phần vội vàng. Nếu ví đây là bữa ăn, phim có thể kích thích sự thèm ăn của người xem, nhưng không đủ sức hấp dẫn để họ nán lại bữa tiệc lâu hơn. Người dùng Annie nói bộ phim có nhiều tầng ý nghĩa nhưng cách tiếp cận nông, dễ tạo cảm giác cổ xúy ngoại tình.
Theo chuyên gia Joel Keller của trang Decider, Fishbowl Wives phản ánh mối quan hệ hôn nhân độc hại như một thực tế của cuộc sống, mà trong đó phương pháp khắc phục là “ông ăn chả bà ăn nem”, chứ không phải các phiên tòa ly hôn. “Đây là cốt truyện khá lạc hậu, có cảm giác như lấy bối cảnh thập niên 1980 chứ không phải những năm 2020”, chuyên gia nhận xét.
Tác phẩm có điểm cộng về màu phim đẹp mắt, nhạc lôi cuốn. Âm nhạc kết hợp giữa những bản ballad, giai điệu guitar acoustic cùng piano. Đoạn trích trong ca khúc Crazy For You (Marina Saito) xuất hiện xuyên suốt, được nhiều khán giả tìm nghe sau khi phim phát sóng. Tác phẩm được chấm 6,2/10 theo thống kê của IMDb.
Lúc 29 tuổi, nhờ phim The Piano, bà bất ngờ có tên trong danh sách đề cử nhưng thua cuộc trước Steven Spielberg. 28 năm sau, bà tái ngộ đạo diễn kỳ cựu. Lần này, bà được kỳ vọng đoạt giải khi The Power of the Dog đang “càn quét” Oscar với 12 đề cử. Tác phẩm này cũng giành hàng loạt giải thưởng, trong đó có Quả Cầu Vàng 2022.
IndieWire nhận định nữ đạo diễn người New Zealand có khả năng thắng cao, lập nên lịch sử hai năm liền phụ nữ thắng giải “Đạo diễn xuất sắc”. Nếu điều này trở thành sự thật, trang báo tin rằng Campion sẽ giúp phá vỡ rào cản bất bình đẳng giới.
The Guardian nói nữ đạo diễn 67 tuổi là hình mẫu cổ vũ những nhà làm phim nữ trên thế giới theo đuổi tượng vàng. Dấu ấn Campion để lại trong đấu trường Oscar khó phai nhòa. Trong 94 năm, phụ nữ có tám suất đề cử và tên Campion được nhắc đến hai lần. Nữ đạo diễn nói trên Variety: “Tôi vừa buồn, vừa vui khi thấy các chị em mạnh mẽ phá vỡ chướng ngại trên đường đua sự nghiệp. Tôi cũng tin rằng những điều mới mẻ tốt đẹp sắp đến”.
Từ khi giải Oscar mở rộng danh sách đề cử từ 5 lên 10, số nữ giới có cơ hội được vinh danh cũng tăng lên. Ở hạng mục “Phim hay nhất”, The Power of the Dog và CODA do phụ nữ đạo diễn. Bốn đề cử khác Belfast, Dune, Licorice Pizza và West Side Story có nhiều nữ tham gia sản xuất. Nếu các tác phẩm này thắng, Oscar 2022 có thể được xem là năm phụ nữ “áp đảo” đàn ông.
Ở hạng mục “Kịch bản chuyển thể hay nhất”, ba đề cử CODA, The Lost Daughter và The Power of the Dog do phụ nữ chấp bút. The Lost Daughter là phim đầu tay của nữ diễn viên Maggie Gyllenhaal. Cô đạo diễn, sản xuất và viết kịch bản. Tác phẩm cũng được đề cử tại BAFTA – giải “Oscar của Anh”, nên được dự đoán có khả năng thắng. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới thắng giải trong hạng mục này không cao. Từ năm 2005 – khi nữ biên kịch Diana Ossana của Brokeback Moutain được gọi tên đến nay, chưa phụ nữ nào cầm tượng vàng. Lý do khác là hai đề cử Dune, Drive My Car được đánh giá khá cao về kịch bản.
Trong năm tác phẩm được đề cử danh hiệu “Phim tài liệu hay nhất”, bốn phim có phụ nữ tham gia sản xuất. Như phim tài liệu hoạt hình Flee có ba nhà sản xuất nữ được đề cử, bên cạnh nam đạo diễn Jonas Poher Rasmussen. Riêng với Ascension, Attica, Writing with Fire, nữ giới tham gia đạo diễn.
Thêm một hạng mục quan trọng nữa phái nữ chiếm sóng là “Phim hoạt hình xuất sắc”, với bốn phim Encanto, Luca, Raya and the Last Dragon,Flee. IndieWire dự đoán Flee chiến thắng và có thể các nhà sản xuất nữ Monica Hellström, Signe Byrge Sørensen và Charlotte De La Gournerie sẽ được vinh danh. Trong khi đó, Variety tin rằng Encanto – công chiếu hồi tháng 11/2021 và có nữ đạo diễn là Charise Castro Smith – giành giải.
Năm nay, tượng vàng “Quay phim xuất sắc” được dự đoán có nữ chủ nhân đầu tiên. Ari Wegner – đạo diễn hình ảnh của The Power of Dog – tranh giải, đánh dấu lần hai phụ nữ có mặt trong hạng mục này. Tác phẩm thể hiện tốt không khí viễn Tây của Mỹ với cảnh đồi núi, cảnh nông trại, dù được quay ở New Zealand. Wegner được trông đợi làm nên kỳ tích, dù cô đối đầu các đối thủ đáng gờm như Greig Fraser, Dan Laustsen.
Ở một số giải khác, phụ nữ cũng tham gia. Pamela Martin – dựng phim King Richard – hai lần nhận đề cử. Các hạng mục như “Âm thanh hay nhất”, “Thiết kế sân khấu hay nhất”, “Trang phục đẹp nhất” có nhiều ứng viên nữ. Trong đó, Germaine Franco – nhà soạn nhạc cho Encanto – là phụ nữ Latin đầu tiên được đề cử hạng mục “Âm nhạc gốc”.
Theo The Wrap, tuy nổi bật ở các hạng mục quan trọng, tổng số nữ giới được đề cử có phần giảm so với hai năm trước. Một số giải thiếu vắng phụ nữ như “Kỹ xảo hay nhất”, “Kịch bản gốc hay nhất”. Giải “Phim quốc tế xuất sắc” không có tác phẩm nào do phụ nữ đạo diễn, dù số lượng phim được giới thiệu trên thị trường quốc tế không ít. Một số tác phẩm gây tiếc nuối là Titane, Petite Maman, Happening, Playground, I’m Your Man.
Trong nhiều năm kể từ lần đầu tổ chức năm 1929, Oscar là sân chơi độc quyền của nam giới. Sau 48 năm, ứng viên nữ cho danh hiệu “Đạo diễn xuất sắc” mới xuất hiện. Viện Hàn lâm mất thêm 33 năm nữa để trao bức tượng danh giá cho nữ đạo diễn Kathryn Bigelow (phim The Hurt Locker). Trong 93 năm, với giải “Phim quốc tế xuất sắc”, Viện Hàn lâm chỉ trao cho ba tác phẩm có đạo diễn là nữ. Hạng mục “Quay phim xuất sắc” đến năm 2017 mới có một ứng viên nữ và sau bốn năm chưa phụ nữ nào chiến thắng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thế cục này đang dần thay đổi, một phần nhờ ảnh hưởng của phong trào chống quấy rối tình dục Me Too.
Theo thông tin đăng tải hôm 28/2, trang Hollywood Reporter đánh giá tác phẩm hay nhất trong số các phim ra rạp cuối tuần qua. Từ ngày 25 đến 27/2, phim thu về mức trung bình ở mỗi rạp là 6.128 USD, vượt qua Thợ săn cổ vật (thu trung bình 5.438 USD, chiếu ở 4.275 rạp).
>>> “Bố già” – phim kinh điển về tội phạm
Tác phẩm đứng số một hoặc số hai ở hơn 70 rạp, trong tổng số 156 rạp chiếu phim, gồm cả ba rạp ăn khách hàng đầu như AMC Lincoln Square (New York), AMC Metreon (San Francisco), AMC Georgetown (Washington). Thành tích góp phần nâng doanh thu toàn cầu của phim lên 248,2 triệu USD, chưa tính lạm phát. Chủ tịch phân phối nội địa của hãng Paramount, ông Chris Aronson, nói: “Kết quả này thật phi thường. Mọi người đều đã xem Bố già, nhưng không phải ở rạp”.
Phát hành năm 1972, Bố già chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Mario Puzo, xoay quanh những vụ ẩu đả, tranh giành quyền lực của các băng đảng tội phạm. Đạo diễn Francis Ford Coppola – khi ấy 29 tuổi – cho người xem bước hẳn vào cuộc sống của những tên trùm mafia, đại diện là nhà Corleone.
Tác phẩm thay đổi quan niệm của khán giả về phim tội phạm, nhất là dòng gangster. Trước đó, cụm từ “mafia” còn xa lạ với Hollywood. Chủ đề tội phạm thường chỉ xoay quanh những vụ án mạng, cuộc điều tra của thám tử, kết thúc bằng việc cái ác được đưa ra ánh sáng.
Bố già – ngược lại – được xây dựng bằng những màn đấu đá của thế giới ngầm, đậm tính bạo lực, với nhiều cảnh quay ở mức R (hạn chế khán giả dưới 17 tuổi). Không dừng ở xây dựng thế giới tội phạm, Coppola và tác giả tiểu thuyết gốc Puzo cùng nhào nặn nên một tác phẩm khiến người xem người phải suy ngẫm bản chất của thiện – ác.
Phim còn lồng ghép thông điệp về giá trị gia đình, nguyên tắc sống. Suốt hành trình lãnh đạo băng tội phạm, Vito Corleono không bao giờ ngừng nghĩ về vợ con. Ông luôn phân biệt rõ chuyện nhà và chuyện làm ăn, dạy các con những bài học về đạo làm người. Tác phẩm từng giành chín giải Oscar cho cả hai phần. Tờ The Guardian đánh giá Corleone là hình tượng tội phạm kinh điển xuyên suốt lịch sử điện ảnh 50 năm.
Họ là hai ngôi sao châu Á đầu tiên được vinh danh tại sự kiện của Hiệp hội Diễn viên Mỹ. Khi phát biểu, Lee Jung Jae nói: “Xin cảm ơn rất nhiều. Thực sự quá lớn lao. Tôi đã chuẩn bị bài phát biểu, nhưng tôi không nghĩ có thể đọc nó. Cảm ơn khán giả toàn cầu đã dành tình yêu cho Squid Game và cảm ơn êkíp phim”. Tài tử được báo chí Hàn dự đoán tiến vào thị trường Âu Mỹ sau thành công với Squid Game. Hồi tháng 1, anh đứng đầu top diễn viên nổi tiếng ở quê nhà.
Jung Ho Yeon nói: “Tôi từng theo dõi rất nhiều nghệ sĩ ở đây qua màn hình tivi, với tư cách khán giả, mơ ước được trở thành một diễn viên. Cảm ơn mọi người đã gieo ước mơ và mở cánh cửa ấy cho tôi. Tôi yêu êkíp phim Squid Game“. Xuất thân người mẫu, cô nhanh chóng nổi tiếng sau vai Sae Byeok trong phim. Tuy nhiên, trên Instagram, Twitter, nhiều người nhận xét cô không xứng đáng giải thưởng vì diễn xuất một màu, biểu cảm kém.
Ngoài ra, phim chiến thắng hạng mục hành động xuất sắc dành cho dàn diễn viên đóng thế. Đạo diễn Hwang Dong Hyuk xúc động khi tác phẩm được vinh danh. Ông nhớ lại những ngày vất vả tuyển chọn diễn viên, thử vai, tập kịch bản trên trường quay. Đoàn phim đang lên kế hoạch thực hiện phần hai.
Squid Game ra mắt hồi giữa tháng 9, trở thành series thành công nhất lịch sử của Netflix với 111 triệu người xem sau 25 ngày phát sóng. Phim thuộc thể loại chiến đấu sinh tồn, xoay quanh Gi Hun (Lee Jung Jae đóng), một đàn ông trung niên bị vợ bỏ, thất nghiệp, nghiện cờ bạc và nợ hàng trăm triệu won. Một ngày, chủ nợ bắt được anh và ép ký giấy hiến thận để xóa nợ. Gi Hun đồng ý tham gia trò chơi sinh tử với cơ hội kiếm 456 tỷ won để đổi đời. Kịch bản phim lồng ghép nhiều thông điệp về xã hội, tôn giáo và chính trị. Giới phê bình kỳ vọng tác phẩm chiến thứng các hạng mục quan trọng của Quả Cầu Vàng. Tuy nhiên, phim chỉ thắng giải nam phụ, giành cho O Yeong Su.
Trang Full Circle nhận xét: “Hiếm bộ phim nào gây chấn động thế giới như Squid Game năm qua. Dự án có những cảnh bạo lực không dành cho người yếu tim và nhiều phân đoạn mang tính bình luận xã hội sâu sắc. Những yếu tố này tạo nên sự tương phản tinh tế và hấp dẫn”.
Giải thưởng Hiệp hội Diễn viên Mỹ (The Screen Actors Guild Award, viết tắt là SAG Award) tôn vinh diễn xuất nổi bật trong lĩnh vực phim truyền hình và điện ảnh. Tượng vàng là một nam giới nude, một tay nắm mặt nạ hài kịch và tay còn lại cầm mặt nạ bi kịch – người đàn ông này gọi là “Diễn viên”. Tổ chức từ năm 1995, SAG Award là một trong những dự báo cho những ngôi sao sẽ bước lên bục vinh quang ở giải Oscar một tháng sau đó.
Hôm 28/2, đại diện nhà sản xuất cho biết phim đạt mốc một triệu lượt người xem sau nửa tháng công chiếu. Tác phẩm vượt qua phim dẫn đầu trước đó là Chìa khóa trăm tỷ – phim Tết do Kiều Minh Tuấn, Thu Trang đóng chính, doanh thu 66 tỷ đồng (theo Box Office Việt Nam).
Minh Hằng cho biết hạnh phúc với thành quả sau nhiều năm lấn sân sản xuất phim. Cô nói: “Hơn hết, khán giả đã dần lấy lại thói quen ra rạp. Đó là niềm khích lệ với những nhà làm phim như tôi”. Ông Nguyễn Hoàng Hải – giám đốc nội dung cụm rạp CGV – nhận định tác phẩm lội ngược dòng trong cuộc đua doanh thu một phần nhờ nội dung thỏa mãn thị hiếu số đông, phần vì rạp Hà Nội mở cửa từ ngày 10/2, kích thích tâm lý khán giả xem phim trở lại.
Ra mắt từ ngày 11/2, Bẫy ngọt ngào ban đầu có hiệu ứng phòng vé kém. Hôm đầu, phim chỉ được xếp 650 suất, bằng 1/3 so với tác phẩm ra rạp cùng ngày là Chuyện ma gần nhà. Doanh thu ngày mở màn của Bẫy ngọt ngào chỉđạt 4 tỷ đồng, kém bốn lần phim kinh dị của đạo diễn Trần Hữu Tấn. Sau một tuần, suất chiếu phim tăng gấp ba lần. Cuối tuần qua (25-27/2), phim thu về gần 10 tỷ đồng, tiếp tục đứng đầu phòng vé, bỏ xa các phim nước ngoài như Trăng rơi (3,7 tỷ), Bồ cũ (3,6 tỷ)…, theo Box Office.
Bẫy ngọt ngào (tên ban đầu là Thoát ế) do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, Minh Hằng đồng sản xuất, kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Tác phẩm là phiên bản điện ảnh của sit-com Chiến dịch chống ế (2015), xoay quanh hội bạn thân gồm bốn người. Sau khi Camy (Bảo Anh) kết hôn với Đăng Minh (Quốc Trường) – một doanh nhân thành đạt, hội bạn nhận ra cô dần khép kín, có nhiều ẩn ức khó nói. Phát hiện Camy bị người chồng gia trưởng bạo hành, họ lên kế hoạch giải thoát cô khỏi cuộc hôn nhân địa ngục. Tác phẩm ghi dấu ở phần hình ảnh thời thượng, bắt mắt nhưng yếu về kịch bản, “twist” dễ đoán. Trên VnExpress, độc giả chấm tác phẩm 5,4/10 điểm.
>>> ‘Bẫy ngọt ngào’: Hôn nhân là mồ chôn ái tình
Làng phim Việt từ đầu năm chứng kiến cuộc cạnh tranh của loạt tác phẩm sau gần một năm rạp phim đóng cửa. Sau Bẫy ngọt ngào và Chìa khóa trăm tỷ, Chuyện ma gần nhà (đạo diễn Hữu Tấn) cũng đạt doanh thu khả quan với 62 tỷ đồng. Các phim còn lại đạt thành tích trung bình, như Nhà không bán (29 tỷ), 1990 (25 tỷ). Một số dự án thất bại trên phòng vé, như Người tình (1,3 tỷ), Mưu kế thượng lưu (1,1 tỷ), theo số liệu của Box Office.