Author: xemphim25747

  • ‘Chuyện ma gần nhà’ dẫn đầu mùa phim Valentine

    Đại diện Production Q – đơn vị sản xuất – công bố phim đạt 670.000 lượt người xem trong bốn ngày ra rạp (11-14/2). Tác phẩm hiện dẫn đầu phòng vé Việt về số suất chiếu lẫn doanh thu trong mùa phim Valentine. Chuyện ma gần nhà cũng là phim Việt có thành tích mở màn tốt nhất từ đầu năm. Đại diện cụm rạp CGV cho biết cuối tuần qua, suất chiếu phim này có lúc gấp ba, gấp đôi so với phim khác. Chìa khóa trăm tỷ – quán quân trong cuộc đua mùa Tết – chỉ đạt hơn 40 tỷ sau bảy ngày chiếu.

    Vân Trang (áo hồng) - diễn viên Chuyện ma gần nhà - giao lưu khán giả TP HCM tại rạp trong buổi cine-tour hôm 13/2. Ảnh: Nguyễn Hà

    Vân Trang (áo hồng) – diễn viên “Chuyện ma gần nhà” – giao lưu khán giả TP HCM tại rạp trong buổi cine-tour hôm 13/2. Ảnh: Nguyễn Hà

    Trên Box Office Việt Nam – đơn vị quan sát phòng vé độc lập, phim vượt Bẫy ngọt ngào – tác phẩm xếp thứ hai với 21,8 tỷ đồng. Hai ngày đầu, phim 18+ của Bảo Anh, Quốc Trường bị tuột lại khá xa do suất chiếu thấp. Sau đó do hiệu ứng Valentine, Bẫy ngọt ngào được nâng suất. Trong ngày 14/2, doanh thu hai phim ngang ngửa nhau. Dù đã chiếu gần hai tháng, Spider-Man 3 vẫn giữ sức hút khi đứng thứ ba, phần lớn nhờ rạp Hà Nội mở lại từ ngày 10/2, đạt tổng doanh thu 115 tỷ đồng tại Việt Nam. Chìa khóa trăm tỷ duy trì sức bán vé khá tốt, đứng thứ tư, tổng doanh thu vượt mốc 60 tỷ đồng.

    Vân Trang diễn cảnh bị ma quỷ truy đuổi

     
     

    Phân cảnh Vân Trang trong “Chuyện ma gần nhà”. Video: Production Q

    Chuyện ma gần nhà là chùm ba câu chuyện được sắp xếp theo tuần tự. Chuyện thứ nhất kể về Lan Hương (Lê Bê La), minh tinh ở Sài Gòn nhiều thập niên trước. Sau một tai nạn, cô đột ngột biến mất. Thời gian sau, nữ diễn viên trẻ Ngọc Minh (Như Đan) đến biệt thự của Ái Như (Khả Như) – một minh tinh khác – để tuyển vai mới và được chọn. Sau khi chuyển đến sống cùng Ái Như theo lời đề nghị, cô phát hiện một bí mật.

    Khán giả xem Chuyện ma gần nhà ở một rạp tại TP HCM cuối tuần qua. Ảnh Hà Nguyễn

    Khán giả xem “Chuyện ma gần nhà” ở một rạp tại TP HCM cuối tuần qua. Ảnh: Hà Nguyễn

    Chuyện thứ hai xoay quanh một thanh niên là ảo thuật gia (Huỳnh Thanh Trực). Sống cùng cha già (Mạc Can), anh thường bị ông cấm theo nghề. Một lần, cãi lời cha, anh biểu diễn ảo thuật cho một đứa trẻ, từ đó nhiều hiện tượng quỷ dị xảy ra. Ở chuyện cuối, nhà ngoại cảm Bích (Vân Trang) được gia đình cô Út – một thiếu nữ quá cố – nhờ tìm hài cốt. Khi lần mò tìm hiểu câu chuyện của Út, cô Bích bị một thế lực đeo bám. Dự án của Trần Hữu Tấn (đạo diễn Bắc kim thang, Rừng thế mạng) quy tụ nhiều tên tuổi như Mạc Can, Vân Trang, Khả Như, Huỳnh Thanh Trực, Trần Phong…

    Phim ghi điểm nhờ khâu hóa trang, bối cảnh chăm chút. Không gian Sài Gòn xưa với biệt thự cổ, chung cư cũ góp phần khắc họa không khí u ám. Dù vậy, kịch bản phim gây tranh cãi do thiếu sự liền lạc khi kể ba câu chuyện không liên quan. Sự rối rắm trong cách kể chuyện, nhất ở chương thứ hai và thứ ba, khiến tác phẩm thiếu thuyết phục đối với số đông khán giả. Cách giải thích qua loa làm cái kết bị trôi tuột, khiến phần lớn khán giả khó nắm bắt câu chuyện. Ngoài ba câu chuyện chính, phim còn đặt để một “twist” khác để khép lại tác phẩm, nhưng chi tiết này diễn ra chóng vánh, có phần hời hợt.

    Trailer "Bẫy ngọt ngào"

     
     

    Trailer “Bẫy ngọt ngào”. Video: Live On

    Tam Kỳ

  • Zinaida Kiriyenko – ‘nàng thơ vĩnh cửu’ của điện ảnh Nga

    Theo trang Ria, nghệ sĩ gạo cội qua đời ở tuổi 88 hôm 12/2 vì đột quỵ. Trước đó, bà được đưa vào viện điều trị Covid-19. Sự ra đi của diễn viên để lại khoảng trống lớn trong lòng người hâm mộ. Trong bức thư chia buồn với gia đình, ông Sergei Sobyanin – Thị trưởng Moskva – viết: “Zinaida Kiriyenko – diễn viên có vẻ đẹp, sự quyến rũ tuyệt vời, người đã viết nên những trang tươi sáng, chạm đến trái tim khán giả trong biên niên sử nghệ thuật nước Nga – đã qua đời. Zinaida từng mang đến cho khán giả hàng loạt hình ảnh nữ chính trữ tình khó quên. Những bộ phim tuyệt vời có sự góp mặt của bà là niềm tự hào của điện ảnh nước nhà”.

    Diễn viên Zinaida Kirienko. Ảnh: Listal

    Diễn viên Zinaida Kiriyenko. Ảnh: Listal

    Thủ tướng Nga Mishustin nói: “Zinaida là tấm gương về sự tận tuỵ với nghề. Bà đã kết hợp một cách tự nhiên năng khiếu diễn xuất độc đáo, vẻ đẹp và sự quyến rũ hiếm có, gu thẩm mỹ tinh tế. Bà biết cách tạo ra bầu không khí đặc biệt trong khung hình và trên sân khấu, truyền tải một cách đơn giản, chính xác đến kinh ngạc tính cách, cảm xúc và trải nghiệm của các nhân vật anh hùng mà mình đóng, bà luôn lan tỏa tình yêu thương”. Ông đặc biệt ca ngợi vai diễn của minh tinh trong các phim Sông Đông êm đềm, Số phận một con người, CossacksTình yêu trần thế, được đưa vào quỹ vàng của điện ảnh Nga.

    Không chỉ nổi tiếng trên quê hương, tên tuổi bà phổ biến ở các quốc gia Đông Âu và nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam. Trong bức thư chia buồn, ông Alexander Lukashenko – Tổng thống Belarus – viết: “Một nữ diễn viên sáng giá và tài năng đã đi xa. Những vai diễn phi thường và chân thành của bà đã khiến khán giả thích thú, say mê bởi chiều sâu và sức mạnh của nhân vật. Ký ức tươi đẹp và bà sẽ tồn tại vĩnh cửu trong trái tim mỗi chúng ta”.

    Zinaida Kiriyenko để lại sự nghiệp rực rỡ qua hơn 30 năm cống hiến, đóng hơn 50 vai diễn điện ảnh và truyền hình. Sinh năm 1933 trong một gia đình khá giả, Zinaida từng được mẹ kỳ vọng trở thành nghệ sĩ nổi tiếng. Mẹ bà lúc ấy định đặt tên con là Aida để vinh danh nữ anh hùng trong vở opera của Verdi. Tuy nhiên, cha của bà không thích cái tên này, ông tự đăng ký khai sinh, lấy tên con là Zinaida.

    Zinaida Kirienko trong phim 'Sông Đông êm đềm'

     
     

    Zinaida Kiriyenko trong phim “Sông Đông êm đềm”, đạo diễn Sergei Gerasimov. Video: Youtube Юлия Халилова

    Minh tinh từng thi trượt Viện Điện ảnh Quốc gia, được đạo diễn Sergei Gerasimov khuyên ứng tuyển lại vào năm sau. Thời sinh viên, bà được thầy giáo, cũng chính là Sergei Gerasimov chọn đóng phim ngắn Hy vọng. Sau phim này, đạo diễn cho rằng Zinaida Kiriyenko là diễn viên lý tưởng thể hiện hình tượng Natalia trong Sông Đông êm đềm nên tiếp tục chọn bà.

    Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Văn học Phạm Gia Lâm, nhân vật Natalia nằm trong câu chuyện tam giác tình yêu của tiểu thuyết sử thi Sông Đông êm đềm, gắn với chủ đề tình yêu và trách nhiệm. Khi được gia đình gả cho Grigori, cô đã yêu chàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Về nhà chồng, cô làm trọn nghĩa vụ một người mẹ, người vợ, thủy chung với Grigogi dù biết chàng ngoại tình.

    Ông Phạm Gia Lâm nói: “Cái tài của Sholokhov là cho thấy sự thất bại của Natalia trong việc tìm chỗ đứng trong trái tim Grigogi, dù cô không hề thua kém tình địch. Nhà văn xây dựng hai phụ nữ đẹp, vẻ đẹp bi kịch trong thời đại bão tố của chiến tranh, khi những sự kiện, biến cố làm lung lay nền tảng đạo đức, chính trị của xã hội. Diễn viên Zinaida Kiriyenko, đóng vai Natalia, không có vóc dáng đầy đặn như Yelina Bystritskaya (vai tình địch Aksinya). Đạo diễn chú trọng khắc họa vẻ đẹp nội tâm nhân vật, tất cả thể hiện qua khuôn mặt, ánh mắt luôn chất chứa nỗi buồn sâu thẳm. Đặc biệt, nhân vật thường diện trang phục màu trắng, thể hiện tâm hồn giản dị, trong sáng”.

    Phó Vụ trưởng Bộ Y tế Vũ Mạnh Cường – người từng có thời gian du học tại Nga – nhận xét: “Nghệ sĩ đã thể hiện sinh động biểu tượng phụ nữ Cossack xinh đẹp, chịu thương chịu khó, hết lòng vì gia đình song bất hạnh trong tình yêu và gánh chịu quá nhiều đau thương do chiến tranh. Sau này, nhiều nhà làm phim đã thực hiện những phiên bản Sông Đông êm đềm khác nhau nhưng hình tượng Natalia của Kiriyenko vẫn in đậm trong lòng khán giả”.

    Zinaida Kirienko trong phim 'Số phận một con người'

     
     

    Zinaida Kiriyenko trong phim “Số phận một con người”, đạo diễn Sergey Bondarchuk. Video: Youtube Киноконцерн “Мосфильм”

    Tác phẩm nổi tiếng khác Zinaida Kiriyenko tham gia là Số phận một con người (1959). Bà đóng vai cô gái Irina mồ côi, vợ anh công nhân Sokolov, chàng trai tứ cố vô thân sau cuộc Nội chiến Nga (1917-1922). Họ quây quần đầm ấm bên các con nhưng chẳng bao lâu sau, chiến tranh lại đến, cướp đi mạng sống Irina và những đứa trẻ. Xuất hiện không nhiều nhưng Zinaida Kiriyenko diễn tự nhiên vai người vợ tần tảo, thuần phác, một lòng yêu thương chồng, con, bất chấp cuộc sống còn nhiều khó khăn.

    Với bộ phim Tình yêu trần thế (1975), chuyển thể từ tiểu thuyết Peter Proskurin, Zinaida Kiriyenko tiếp tục thể hiện thành công hình ảnh phụ nữ mạnh mẽ, cô đơn trong đau khổ. Bà đóng Efrosinya Deryugina, vợ chủ một trang trại, có chồng phải lòng một phụ nữ trẻ trong làng. Ngoài ra, bà còn được đánh giá cao với một số phim khác như Two Captains, Pisma k Elze…

    Thường nhập vai những phụ nữ đau khổ vì tình nhưng ngoài đời, Zinaida Kiriyenko tận hưởng cuộc sống hạnh phúc bên người chồng là nhà kinh tế học Valery Tarasevsky (mất năm 2003), có hai con với ông. Những năm cuối đời, bà giữ tinh thần lạc quan, thường xuất hiện trên truyền hình, kể về một thời điện ảnh Nga, những người đồng nghiệp đã khuất.

    Nghệ sĩ Zinaida Kirienko, Ngọc Lan, Trà Giang (hàng trên, từ trái sang) tại thảm đỏ lễ khai mạc Liên hoan quốc tế Hà Nội lần thứ tư (Haniff) năm 2016. Ảnh: Xavier Bourgois

    Nghệ sĩ Zinaida Kiriyenko, Ngọc Lan, Trà Giang (hàng trên, từ trái sang) tại thảm đỏ lễ khai mạc Liên hoan quốc tế Hà Nội lần thứ tư (Haniff) năm 2016. Ảnh: Xavier Bourgois

    Zinaida Kiriyenko là gương mặt quen thuộc với nhiều khán giả Việt Nam thập niên 1950, 1960. Bà từng sang Việt Nam dự lễ khánh thành Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, năm 1959, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nghệ danh Zina Hồng. Nghệ sĩ Trà Giang, Ngọc Lan kể thời ấy, bà là thần tượng của Lớp diễn viên Điện ảnh khóa 1. Riêng nghệ sĩ Ngọc Lan có nhiều kỷ niệm với minh tinh Nga, duy trì tình bạn kéo dài 60 năm,bất chấp cách biệt ngôn ngữ, địa lý. Mối duyên của họ bắt đầu từ năm 1961, khi Ngọc Lan dự Liên hoan phim quốc tế Moskva, còn Kiriyenko được cử đón tiếp, hướng dẫn đoàn.

    Trong ấn tượng của Ngọc Lan, Kiriyenko hồn hậu, thân thiện. Bà mời Ngọc Lan về ngủ qua đêm tại căn nhà tập thể nhỏ, chỉ đủ kê một bộ bàn ghế, một chiếc giường. Năm 2016, Ngọc Lan cùng chồng là họa sĩ Ngô Mạnh Lân sang Nga thăm bạn cũ. Nghe tin, bà Kiriyenko thức cả đêm làm bánh để tiếp đón. Cuối năm ấy, nữ nghệ sĩ sang Việt Nam dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội, được Ngọc Lan dẫn đi thăm phố cổ, may áo dài. Nghe tin bạn mất, Ngọc Lan nhờ Đại sứ quán Việt Nam ở Nga gửi vòng hoa, thiệp chia buồn. “Kiriyenko đã đi xa, nhưng ký ức về bà, một diễn viên đẹp, tài năng, ấm áp, sẽ mãi mãi ở lại”, Ngọc Lan nói.

    Hà Thu (theo Ria, Rg)

  • Phim Tây Ban Nha thắng giải Gấu Vàng

    Theo Variety, Simón nhận giải từ trưởng ban giám khảo M. Night Shyamalan hôm 16/2. Bộ phim là dự án điện ảnh thứ hai của cô, xoay quanh một gia đình nông dân ở Catalan sắp mất nơi canh tác vì thuộc diện giải tỏa mặt bằng. Simón nói muốn dành tặng giải thưởng cho những người nông dân vì đã làm việc chăm chỉ để cung cấp lương thực, thực phẩm cho cộng đồng.

    Đạo diễn Carla Simón nhận giải Gấu Vàng nhờ phim Alcarras. Ảnh: AFP

    Đạo diễn Carla Simón nhận giải Gấu Vàng nhờ phim “Alcarras”. Ảnh: AFP

    Tác phẩm nhận “cơn mưa” lời khen từ giới phê bình sau khi công chiếu ở Berlin. Tạp chí Variety nhận xét Alcarràs “cân bằng các yếu tố chính trị, xã hội và kể một câu chuyện tinh tế, thấu đáo”. Simón cho biết chọn đề tài này vì xuất thân từ một gia đình nông dân. Cô không thuê diễn viên chuyên nghiệp cho dự án, mời người dân thuộc thành phố Lleida đóng phim.

    Carla Simón sinh năm 1986 tại Barcelona, chuyên làm phim tiếng Catalan. Cô từng tốt nghiệp khoa phim ảnh tại đại học ở quê nhà trước khi học thêm khóa sản xuất truyền hình ở London (Anh). Tác phẩm đầu tay Summer 1993 (2017) của cô được chọn đại diện Tây Ban Nha tranh tài tại lễ trao giải Oscar lần 90.

    Đạo diễn Hàn Quốc Hong Sang Soo thắng giải quan trọng thứ hai – Grand Jury Prize – tại Liên hoan phim nhờ tác phẩm The Novelist’s Film. Nhà làm phim người Pháp Claire Denis nhận danh hiệu “Đạo diễn xuất sắc” với dự án Both Sides of the Blade. Laila Stieler thắng giải biên kịch cho tác phẩm của Đức Rabiye Kurnaz vs. George W. Bush. Phim cũng giúp Meltem Kaptan đoạt danh hiệu “Diễn viên chính xuất sắc”.

    trailer Alcarras - Gấu Vàng 2022

     
     

    Trích đoạn phim “Alcarras”. Video: The Upcoming Youtube

    Liên hoan phim Berlin ra đời năm 1951, là một trong ba liên hoan lớn của châu Âu bên cạnh Cannes và Venice. Sự kiện lần 72 diễn ra từ ngày 10/2 đến 20/2, do M. Night Shyamalan làm trưởng ban giám khảo. Vì dịch, ban tổ chức giảm bớt các hoạt động bên lề, tổ chức đêm Gala tối 16/2 tại Berlin. Những ngày cuối, liên hoan chỉ chiếu lại các phim đã đăng ký tham gia. Năm nay, 18 tác phẩm đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tranh giải Gấu Vàng. Miền ký ức của đạo diễn Bùi Kim Quy trình chiếu trong hạng mục phụ – Forum.

    Đạt Phan

  • ‘Chuyện ma gần nhà’ chiếu ở Đài Loan

    Tác phẩm có tên tiếng Anh là Vietnamese horror story. Đơn vị phát hành là Cai Chang International Inc., từng giới thiệu nhiều phim quốc tế tại đây như Along with the gods (Hàn Quốc), Violet evergarden: the movie (Nhật), Molly’s game (Mỹ)…

    Poster phim Chuyện ma gần nhà dành cho thị trường quốc tế. Ảnh: Production Q

    Poster phim “Chuyện ma gần nhà” dành cho thị trường quốc tế. Ảnh: Production Q

    Đạo diễn Trần Hữu Tấn hạnh phúc khi phim được giới thiệu ra thị trường quốc tế. Anh nói kỳ vọng khán giả Đài Loan thấy phim hấp dẫn, bởi tác phẩm là nỗ lực của êkíp trong việc giới thiệu các giai thoại truyền miệng tại Việt Nam. Trước đó, phim Bắc kim thang – tác phẩm đầu tay của Hữu Tấn – cũng từng chiếu ở Đài Loan. Tác phẩm này là phim kinh dị đầu tiên của Việt Nam được chọn tham gia Liên hoan phim quốc tế Busan 2019, hạng mục A Window on Asian Cinema.

    Sau sáu ngày công chiếu, sáng 17/2, Chuyện ma gần nhà đạt gần 60 tỷ đồng – theo công bố của nhà sản xuất, là phim Việt mở màn tốt nhất từ đầu năm. Đạo diễn Trần Hữu Tấn cho biết việc thành công của tác phẩm kinh dị – vốn không dành cho khán giả đại chúng – cho thấy tiềm năng của dòng phim này. Anh nói: “Với tín hiệu lạc quan này, tôi tin thị trường sớm hồi phục như thời điểm trước dịch”.

    Chuyện ma gần nhà là chùm ba câu chuyện được sắp xếp theo tuần tự. Chuyện thứ nhất kể về Lan Hương (Lê Bê La), minh tinh ở Sài Gòn nhiều thập niên trước. Sau một tai nạn, cô đột ngột biến mất. Thời gian sau, nữ diễn viên trẻ Ngọc Minh (Như Đan) đến biệt thự của Ái Như (Khả Như) – một minh tinh khác – để tuyển vai mới và được chọn. Sau khi chuyển đến sống cùng Ái Như theo lời đề nghị, cô phát hiện một bí mật.

    Vân Trang diễn cảnh bị ma quỷ truy đuổi

     
     

    Phân cảnh Vân Trang – vai nhà ngoại ngoại bị ma truy đuổi – trong “Chuyện ma gần nhà”. Video: Production Q

    Chuyện thứ hai xoay quanh một thanh niên là ảo thuật gia (Huỳnh Thanh Trực). Sống cùng cha già (Mạc Can), anh thường bị ông cấm theo nghề. Một lần, cãi lời cha, anh biểu diễn ảo thuật cho một đứa trẻ, từ đó nhiều hiện tượng quỷ dị xảy ra. Ở chuyện cuối, nhà ngoại cảm Bích (Vân Trang) được gia đình cô Út – một thiếu nữ quá cố – nhờ tìm hài cốt. Khi lần mò tìm hiểu câu chuyện của Út, cô Bích bị một thế lực đeo bám. Dự án của Trần Hữu Tấn (đạo diễn Bắc kim thang, Rừng thế mạng) quy tụ nhiều tên tuổi như Mạc Can, Vân Trang, Khả Như, Huỳnh Thanh Trực, Trần Phong…

    Phim ghi điểm nhờ khâu hóa trang, bối cảnh chăm chút. Không gian Sài Gòn xưa với biệt thự cổ, chung cư cũ góp phần khắc họa không khí u ám. Dù vậy, kịch bản phim gây tranh cãi do thiếu sự liền mạch khi kể ba câu chuyện không liên quan. Sự rối rắm trong cách kể chuyện, nhất là ở chương thứ hai và thứ ba, khiến tác phẩm thiếu thuyết phục số đông. Cách giải thích qua loa làm cái kết bị trôi tuột, khiến phần lớn khán giả khó nắm bắt câu chuyện. Ngoài ba câu chuyện chính, phim còn tạo một “twist” khác để khép lại tác phẩm, nhưng chi tiết này diễn ra chóng vánh, có phần hời hợt.

    Chiếu phim Việt ở thị trường quốc tế là hướng đi của nhiều nhà sản xuất thời gian qua. Đầu tháng 6/2021, Bố già của Trấn Thành ra mắt ở một số bang của Mỹ, thu 350 nghìn USD (hơn tám tỷ đồng), xếp thứ 10 trong top doanh thu tuần đầu phát hành, theo Box Office Mojo. Trước đó, phim công chiếu ở Singapore và Malaysia sau khi vượt mốc 400 tỷ đồng trong nước. Tháng 3/2019, Ngô Thanh Vân ra mắt phim hành động Hai Phượng tại Mỹ sau một tháng phát hành trong nước, giúp doanh thu phim đạt hơn 200 tỷ đồng.

    Tam Kỳ

  • Phim ‘Bóng đè’ hé lộ tạo hình ma quỷ

    Trong trailer tung ra sáng 17/2, phim giới thiệu mạch truyện chính. Sau một biến cố, Thành (Quang Tuấn) – người chồng góa vợ – cùng hai chị em Linh (Lâm Thanh Mỹ) và Yến (Mai Cát Vi) dọn về nhà cổ ở một vùng quê sinh sống. Trailer bắt đầu với khung cảnh thanh bình của chốn miệt vườn ban ngày. Đêm đến, loạt hiện tượng kỳ dị xảy ra khi Yến gặp hội chứng bóng đè.

    Phim kinh dị 'Bóng đè' hé lộ tạo hình ma quỷ

     
     

    Trailer “Bóng đè” – khởi chiếu từ ngày 18/3. Video: CGV

    Nhiều thế lực quỷ dị được giới thiệu, như những bóng hình vụt qua trong đêm, người phụ nữ đột ngột xuất hiện trong gương… Diệu Nhi góp mặt với vai bác sĩ tâm lý Hạnh, được mời đến để giúp chị em Linh – Yến vượt qua quãng thời gian khó khăn. Tuy nhiên, chính cô cũng bị liên can, trở thành nạn nhân.

    Diễn viên nhí Mai Cát Vi đảm nhận vai chính. Cát Vi sinh năm 2009, từng đóng các phim: Song Lang (2018), Vợ Ba (2018), Hai Phượng (2019)… Lê Văn Kiệt ấn tượng khả năng diễn xuất của Cát Vi với vai con gái của Hai Phượng (Ngô Thanh Vân) trong phim điện ảnh cùng tên do anh đạo diễn. Anh nói: “Vi là một trong những diễn viên tốt nhất trong lứa. Cô bé phù hợp với nhân vật nhờ nét diễn tự nhiên. Tôi không thể tìm thấy một gương mặt nào hoàn hảo hơn”.

    Quang Tuấn – vai người cha – sinh năm 1985, là gương mặt quen thuộc của làng phim truyền hình, sân khấu, từng đoạt giải Nam chính xuất sắc hạng mục Phim truyền hình tại Cánh Diều Vàng 2016. Lâm Thanh Mỹ – vai người chị – sinh năm 2005, nổi lên sau phim Tôi thấy hoa vàng tên cỏ xanh (2015) của đạo diễn Victor Vũ. Sau thành công của phim, cô đóng thêm một số phim như Siêu trộm (2016), Dạ cổ hoài lang (2017), Tình đầu thơ ngây (2019)…

    Quang Tuấn (phải) bên Diệu Nhi trong phim kinh dị Bóng đè. Ảnh: Quyết Quyết

    Quang Tuấn (phải) bên Diệu Nhi trong phim kinh dị “Bóng đè”. Ảnh: Quyết Quyết

    Đạo diễn cho biết kịch bản được lấy cảm hứng từ chuyện có thật của anh lúc nhỏ. Phim thuộc thể loại tâm lý – kinh dị, xoay quanh hội chứng bóng đè (cảm giác tê liệt toàn thân khi ngủ dù đầu óc vẫn tỉnh táo).

    Lê Văn Kiệt tốt nghiệp ngành Điện ảnh và Truyền hình của Đại học California, Los Angeles (Mỹ). Năm 2019, anh hợp tác với Ngô Thanh Vân thực hiện phim hành động Hai Phượng – kể về người mẹ đi cứu con gái bị bắt cóc. Ra mắt ở Việt Nam từ tháng 2/2019, tác phẩm gây sốt phòng vé với yếu tố hành động, đạt hơn 200 tỷ đồng (tính cả thị trường quốc tế). Phim cũng được trình chiếu ở Mỹ, Trung Quốc và hệ thống Netflix với tên Furie. Trên Rotten Tomatoes, 95% giới phê bình đánh giá phim tích cực.

    Tam Kỳ

  • Son Ye Jin gây chú ý với vai độc thân tuổi 39

    * Bài viết tiết lộ tình tiết phim

    Theo Nielsen Korea, tập đầu lên sóng tối 16/1 đạt tỷ lệ người xem 4,4%, cao thứ hai trong các phim cùng khung giờ. Tờ Hankyung nhận định tỷ suất người xem không đạt mức kỷ lục nhưng là khởi đầu tốt với kênh truyền hình trả phí.

    Son Ye Jin hóa thân Cha Mi Jo – điều hành phòng khám da liễu ở Gangnam, Seoul. Mi Jo tính cách ấm áp, lớn lên trong gia đình khá giả nên cuộc sống luôn tràn ngập màu hồng. Ngoài công việc, cô cùng bạn thân Jeong Chan Young (Jeon Mi Do) và Jang Jo Hee (Kim Ji Hyun) đi ăn, leo núi, làm từ thiện.

    Một lần, khi cả ba đang làm đẹp tại phòng khám, Cha Mi Jo bị nhóm người lao vào đánh ghen. Cô cũng nảy sinh tình một đêm với giáo viên dạy tiếng Anh của cô nhi viện.

    Trích đoạn "Những quý cô tuổi 39" tập 1

     
     

    Trích đoạn “Những quý cô tuổi 39” tập 1. Video: jTBC

    Trên các diễn đàn, mạng xã hội, nhiều khán giả nói thấy mình trong các nhân vật – phụ nữ sống độc thân. Ở tuổi gần 40, Mi Jo, Chan Young, Jo Hee thích được massage, đắp mặt nạ đắt tiền để giữ gìn nhan sắc, tránh đi ăn cưới và tiệc thôi nôi vì không có khả năng thu hồi vốn… Khoảnh khắc nhân vật Chan Young hối hận vì nhỡ tay bấm thích ảnh cưới của bạn trên mạng xã hội khiến nhiều người thích thú.

    Theo Hankyung, tác phẩm mang đến làn gió mới giữa loạt đề tài về tình yêu, hôn nhân thời gian qua. Những niềm vui, nỗi buồn, kỷ niệm của ba cô gái từ thời niên thiếu đến khi sắp bước vào tuổi trung niên gợi đồng cảm sâu sắc. Tài khoản Lee Hoon viết trên Twitter: “Tôi 38 tuổi, cũng chọn cuộc sống độc thân, mỗi ngày xoay quanh công việc, bạn bè và bố mẹ. Tôi thấy được thấu hiểu, sẻ chia và có thêm niềm vui từ những phân cảnh trong phim. Thật thú vị, tôi sẽ theo dõi đến tập cuối cùng”.

    Diễn xuất của ba diễn viên chính được đánh giá cao. Trở lại màn ảnh sau hai năm vắng bóng – từ sau Hạ cánh nơi anh (2020) – Son Ye Jin được khen khắc họa tốt hình tượng cô gái thành đạt, tốt tính. Diễn viên sắp kết hôn với Hyun Bin, dự kiến vào tháng 3. Trong buổi họp báo hôm 16/1, diễn viên cho biết ở tuổi 40, cô cảm nhận bản thân chưa phải phụ nữ trưởng thành, chín chắn. Tuổi tác với cô chỉ là con số, điều quan trọng là vui vẻ, khỏe mạnh, tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

    Jeon Mi Do lột tả vẻ băn khoăn xen lẫn buồn bã của cô gái trót vướng vào mối quan hệ với đàn ông có vợ. Người đẹp sinh năm 1982 được xem là “tài năng nở muộn” của showbiz xứ Hàn. Cô cho biết tuổi tác, kinh nghiệm cuộc sống giúp cô dễ dàng hóa thân.

    Kim Ji Hyun thể hiện được tính cách dịu dàng, nhút nhát đặc trưng của nhân vật Jo Hee. Cô hiện 40 tuổi, là diễn viên thực lực của màn ảnh Hàn.

    Son Ye Jin trong phân cảnh tại cô nhi viện. Ảnh: jTBC

    Son Ye Jin trong phân cảnh tại cô nhi viện. Ảnh: jTBC

    Những quý cô tuổi 39 xoay quanh cuộc sống và tình bạn của Cha Mi Jo, Jang Joo Hee và Jung Chan Young. Họ quen biết từ năm 18 tuổi, trải qua những câu chuyện “dở khóc dở cười” trong tình yêu, công việc. Tác phẩm do Kim Sang Ho đạo diễn, gồm 16 tập, lên sóng từ ngày 16/2 trên jTBC.

    Hiểu Nhân

  • Lương Triều Vỹ sợ bản thân nhàm chán

    Trên tạp chí Harper’s Bazaar (ấn bản Trung Quốc) số tháng 2, nghệ sĩ nói những năm qua anh áp dụng nhiều phương pháp để cuộc sống, công việc không đi vào lối mòn. Được giới chuyên môn công nhận có năng khiếu trời phú song tài tử cho rằng diễn xuất không tự nhiên mà đến. Tài tử cho biết: “Ông trời cho bạn thứ gì đó, bạn không trau dồi, nó không phát triển được. Bạn cần không ngừng kích thích bản thân, ý thức rằng có rất nhiều thứ bạn không biết, như vậy mới thú vị”.

    Lương Triều Vỹ ở tuổi 60. Ảnh: Harper’s Bazaar

    Lương Triều Vỹ ở tuổi 60. Ảnh: Harper’s Bazaar

    Ở tuổi 60, Lương Triều Vỹ học nhiều bộ môn mới, chẳng hạn chơi violin, piano, guitar, đua thuyền buồm, trượt tuyết… Thể dục thể thao giúp anh có động lực tiến bộ, không ngại thử thách. Cũng nhờ vận động, Lương Triều Vỹ thấy bản thân mới mẻ, làm anh biến hóa linh động hơn khi đóng phim, phá vỡ khuôn phép hoặc thoát khỏi một thói quen biểu diễn nào đó.

    Tài tử dự định đóng phim thêm vài năm, sau đó theo đuổi lĩnh vực khác vì “cuộc đời là không ngừng đâm đầu vào con đường gian khó, không ngừng hồi sinh”. Nam diễn viên dự tính làm họa sĩ, theo con đường âm nhạc hoặc nhiếp ảnh.

    Những vai diễn của Lương Triều Vỹ

     
     

    Những phim gây tiếng vang của Lương Triều Vỹ. Video: Marvel, GQ

    Năm nay, Lương Triều Vỹ có nhiều tác phẩm chờ ra mắt, như Vô Danh (hợp tác Vương Nhất Bác), Ngón tay vàng (đóng cùng Lưu Đức Hoa, Nhậm Đạt Hoa), Phong tái khởi thời (đóng cùng Quách Phú Thành)… Anh hoạt động nghệ thuật gần 40 năm, xây dựng loạt tác phẩm kinh điển như Lộc Đỉnh Ký 1984, Happy Together, Trùng Khánh sâm lâm, Tâm trạng khi yêu, Vô gian đạo

    Nghinh Xuân (theo Harper’s Bazaar)

  • Phim Người tình: Cảnh ‘nóng’ lấn lướt kịch bản

    * Bài tiết lộ một phần nội dung phim

    Sau sáu năm ấp ủ, tác phẩm được công chiếu từ ngày 18/2, với sự góp mặt của dàn diễn viên: Minh Tú, Đức Hải, Hà Việt Dũng, Võ Thành Tâm…

    Người tình là dự án tái xuất của Lưu Huỳnh sau hai năm kể từ tác phẩm Tiền nhiều để làm gì. Đạo diễn trở lại thể loại sở trường art-house (phim nghệ thuật) – từng giúp ông làm nên tên tuổi với Áo lụa Hà Đông (2006). Phim khởi quay từ 2016, êkíp từng lên kế hoạch ra mắt nhưng không được Hội đồng trung ương kiểm duyệt.

    Trailer phim "Người tình"

     
     

    Trailer phim “Người tình” – ra mắt từ ngày 18/2. Video: BHD

    Phim có lối kể ngược dòng quá khứ, bắt đầu từ giữa cốt truyện và dẫn dắt người xem về lại mốc thời gian đầu. Hưng (Hà Việt Dũng) – một họa sĩ thành đạt – cùng bạn thân tên Sơn (Đức Hải) gặp Diễm Tình (Minh Tú) ở triển lãm. Hưng và Diễm Tình kết hôn sau khi cảm nhận sự đồng điệu giữa hai tâm hồn yêu nghệ thuật. Sơn tiếp cận Diễm Tình đồng thời vẽ ra kế hoạch phá hoại cuộc hôn nhân của vợ chồng bạn. Hoàng (Võ Thành Tâm) – người yêu cũ của Diễm Tình – xuất hiện, kỷ niệm thuở xưa ùa về khiến cô phản bội chồng. Mối quan hệ tay tư từ đây là một chuỗi mâu thuẫn bùng nổ.

    Như đa số tác phẩm trước của Lưu Huỳnh, Người tình đan xen nhiều cảnh sex. Ông quan niệm yếu tố cảnh “nóng” không đơn thuần để phô trương da thịt mà đôi khi là sự bộc phát những ẩn ức trong tâm lý nhân vật. Đạo diễn khắc họa các cảnh 18+ với lối quay ước lệ. Chẳng hạn, ở phân đoạn nữ chính khỏa thân trong phòng tắm, máy quay lướt qua bức mành trắng thấp thoáng bay sau lưng cô. Có lúc, góc máy tập trung vào những tiểu tiết mang hàm ý, làm mờ hình ảnh đôi vợ chồng ôm ấp nhau trong không gian nhục cảm. Khi Diễm Tình gặp lại người yêu cũ, cảnh làm tình được khơi gợi bằng thủ pháp đối lập sáng – tối, với những vạt nắng hắt lên cơ thể.

    Minh Tú trong một phần cảnh đầu phim Người tình. Ảnh: Ánh Sao

    Minh Tú trong một phân cảnh phim “Người tình”. Ảnh: Ánh Sao

    Lưu Huỳnh giữ phong độ trong lối quay mang ngôn ngữ điện ảnh đặc trưng. Ở đoạn cặp nhân vật lần đầu gặp nhau trong triển lãm, đạo diễn áp dụng kỹ thuật one-shot (quay liên tục, không ngắt), camera lướt quanh gian phòng rồi lấy góc cận ở hai khuôn mặt, ngụ ý tình yêu sét đánh họ dành cho nhau. Khi Sơn và Diễm Tình tựa đầu trong phòng, máy quay lấy toàn cảnh, khắc họa hai bóng hình lẻ loi, dồn nén nhiều tâm sự. Đạo diễn cài cắm những tình tiết giàu tính ẩn dụ, như hình ảnh con ốc mượn hồn lang thang trên bờ cát, cây thánh giá luôn được nhân vật đeo trên ngực…

    Dù vậy, diễn xuất của đa số dàn cast chưa đủ chắc tay để cuốn hút người xem. Từng đóng chính trong phim điện ảnh Hoa hậu giang hồ – ra mắt năm 2019, Diễm Tình lại là vai đầu tay của Minh Tú. Người mẫu ghi dấu với hình thể nóng bỏng, nét đẹp hiện đại nhưng lối diễn thiếu chiều sâu. Khi phát hiện chồng ngoại tình, biểu cảm của Diễm Tình chưa đủ mạnh để đẩy không khí của phân đoạn thành cao trào.

    Minh Tú bên đạo diễn Lưu Huỳnh tại buổi ra mắt phim Người tình ở TP HCM hôm 14/2. Ảnh: Windy

    Minh Tú bên đạo diễn Lưu Huỳnh tại buổi ra mắt phim “Người tình” ở TP HCM hôm 14/2. Ảnh: Windy

    Lúc phát hiện bị lừa gạt, giăng bẫy, cách phản ứng của người đẹp có phần yếu ớt, ngắt giọng chưa hợp lý, khó khiến khán giả cảm nhận nỗi phẫn uất bên trong. Diễm Tình có nhiều câu nói mang tính triết lý nhưng lối thoại của diễn viên lại hời hợt, chẳng hạn: “Đàn ông mạnh mẽ còn có lúc sai lầm, huống hồ là phụ nữ”.

    Các diễn viên phụ dừng ở mức tròn vai. Nhân vật của Hà Việt Dũng là một người chồng độc đoán, gia trưởng. Dù thành đạt, yêu vợ, khi mắc lỗi, anh lại không biết cách giãi bày, khiến mâu thuẫn càng thêm chồng chất. Hoàng (Võ Thành Tâm) là chàng trai mặc cảm gia cảnh nên yếu đuối đến nhu nhược, khao khát tình yêu nhưng không biết cách bảo vệ người mình yêu. Xuân Phúc thể hiện vai đàn em của Sơn – một gã giang hồ lấc cấc, bất cần nhưng giàu tình nghĩa.

    Cảnh Diễm Tình (Minh Tú) gặp lại người yêu cũ Hoàng (Võ Thành Tâm).

    Cảnh Diễm Tình (Minh Tú) gặp lại người yêu cũ Hoàng (Võ Thành Tâm). Ảnh: Ánh Sao

    Diễn xuất của nam chính Đức Hải là điểm sáng hiếm hoi của tác phẩm. Anh diễn tốt nét thâm trầm của nhân vật Sơn – kẻ đứng sau mọi mâu thuẫn trong phim, đồng thời cũng hứng chịu nỗi đau lớn. Biểu cảm của Đức Hải thay đổi linh hoạt theo từng phân cảnh: lúc câm lặng nhìn người mình thương đầu ấp tay gối với kẻ khác, lúc gian manh khi thấy kế hoạch diễn ra như dự tính. Càng về cuối phim, khi bản ngã nhân vật được hé lộ, cựu người mẫu chứng tỏ thực lực với lối diễn đào sâu tâm lý. Sơn không còn là tay giang hồ xảo quyệt, chỉ là một con người hòa quyện giữa các trạng thái: cam chịu, đớn đau, bẽ bàng, tủi nhục.

    Giữa phim, kịch bản gây bất ngờ khi một trong những nhân vật hé lộ thân phận. Lúc này, câu chuyện đột ngột chuyển hướng, những ẩn ý khó hiểu trước đó dần được đạo diễn giải thích. Một số cảnh nhân vật mặc nội y phụ nữ, soi mình trước gương…, tạo liên tưởng đến tác phẩm The Danish girlCô gái Đan Mạch (2015).

    Tuy vậy, ý tưởng này thiếu thuyết phục bởi kịch bản không đủ chặt chẽ, câu chuyện về nhân vật chưa có nền tảng chắc chắn trước đó. Nửa sau của tác phẩm thể hiện quan điểm làm phim về LGBT của đạo diễn chưa thật sự xác đáng. Lời thoại của nhân vật về khát khao hạnh phúc cũng cũ kỹ, phù hợp với các tác phẩm ra đời những năm 1990-2000, hơn là bối cảnh hiện đại.

    Mai Nhật

  • Inventing Anna’ – phim về tiểu thư lừa đảo

    Inventing Anna dựa trên chuyện có thật về Anna Sorokin, nổi tiếng với hàng loạt phi vụ lừa đảo ở New York, Mỹ. Nhờ tài ăn nói, cô khiến nhiều người giàu tin mình là con gái một gia đình giàu có ở Đức, sở hữu khoản thừa kế kếch xù. Sau đó, Anna vay tiền của bạn bè mới quen để thanh toán các khoản phí ăn chơi đắt đỏ. Cô cũng thuyết phục thành công nhiều ngân hàng đầu tư hàng chục triệu USD cho dự án khởi nghiệp của bản thân. Năm 2017, Anna bị bắt, lĩnh án tù và được thả hồi tháng 2/2021. Cô cũng tham gia dự án phim trong vai trò cố vấn nội dung.

    Trailer Inventing Anna

     
     

    Trailer “Inventing Anna”, phát hành ngày 11/2. Video: Netflix

    Kịch bản phim thay đổi và thêm nhiều chi tiết so với câu chuyện ngoài đời thật. Vivian (Anna Chlumsky đóng) – một nữ phóng viên nhiệt huyết của tạp chí Manhattan – lo lắng trước nguy cơ mất việc vì mắc một lỗi nghiêm trọng với tòa soạn và sắp phải nghỉ dài để sinh con. Cô quyết định theo đuổi vụ lừa đảo của Anna (Julia Garner) với hy vọng có thể vực dậy sự nghiệp.

    Anna lúc đó đang bị tạm giữ vì liên quan đến hàng loạt vụ lừa đảo ngân hàng và quỵt tiền phí nhà hàng, khách sạn. Cô đồng ý kể lại câu chuyện cuộc đời mình cho Vivian, với điều kiện nữ phóng viên phải giúp cô trở nên nổi tiếng. Anna khẳng định bản thân không nói dối hay lừa đảo ai. Vivian lần theo các nhân vật được nhắc đến với quyết tâm tìm hiểu sự thật đằng sau câu chuyện.

    Inventing Anna lãng mạn hóa các chiêu trò, mánh khóe lừa đảo của Anna Sorokin. Sau khi tự xưng là con nhà giàu, cô hẹn hò chàng doanh nhân trẻ Chase Sikorski và cùng nhau dự nhiều sự kiện xa hoa như tuần lễ thời trang quốc tế, các bữa tiệc của giới thượng lưu. Dù luôn yêu cầu được đối xử như VIP, Anna luôn tìm cách để không phải trả tiền các dịch vụ mình sử dụng. “Tiểu thư” thường lấy lý do thẻ tín dụng bị lỗi hoặc ngân hàng từ châu Âu chuyển tiền chậm. Người yêu và bạn bè thường xuyên phải đứng ra trả tiền giúp cô.

    Julia Garner trong vai Anna Sorokin, cô gái người Nga tự nhận là con một đại gia ở Đức. Ảnh: Netflix

    Julia Garner trong vai Anna Sorokin, cô gái người Nga tự nhận là con một đại gia ở Đức. Ảnh: Netflix

    Nhân vật Anna được xây dựng theo mô-típ nhân vật “thiên tài láu cá”, với khả năng ăn nói và trí nhớ hình ảnh. Cô luôn biết chọn bộ cánh hợp thời, giao tiếp khéo léo để người đối diện phải kiêng nể. Anna lang thang tại các triển lãm nổi tiếng. Anna luôn tỏ ra là người có tiền, có gu và phóng khoáng. Cô tiếp chuyện “con mồi” – thường là giới trưởng giả học làm sang – bằng cách tư vấn cho họ những tác phẩm nghệ thuật đáng mua.

    Các vụ lừa đảo của Anna không dừng lại ở những bữa tối hay phòng khách sạn hạng sang miễn phí. Cô lập một kế hoạch “khởi nghiệp” bằng những mánh khóe của bản thân, với mục tiêu xin tài trợ để thành lập một câu lạc bộ cho giới thượng lưu mang tên Anna Delvey Foundation. Qua các mối quan hệ, cô tiếp cận những nhân vật cần thiết cho dự án. Mỗi tập phim trong series là một bước trong kế hoạch đầy mưu mô và tham vọng của nữ quái kiệt.

    So với thực tế, êkíp phóng đại và thêm nhiều chi tiết giả tưởng trong kịch bản. Bắt đầu mỗi tập phim, nhà sản xuất luôn để dòng chú thích: “Tác phẩm là câu chuyện hoàn toàn có thật, ngoại trừ những phần được bịa thêm”. Điều này khiến hành trình của Anna trong series có khá nhiều điểm bất hợp lý, thiếu logic.

    Series mang đến câu chuyện đậm màu sắc nữ quyền về hành trình vượt qua khó khăn của hai nhân vật chính – Vivian và Anna.

    Ngoài câu chuyện của Anna, series dành nhiều thời lượng cho phóng viên Vivian – người đưa câu chuyện tiểu thư lừa lọc ra ánh sáng. Phim xoáy sâu vào những khó khăn của phái nữ khi phải cân bằng đời tư và sự nghiệp. Vivian sắp sinh con nhưng vẫn phải cố gắng làm việc vì sợ bị đào thải. Đồng thời, trong cô luôn tồn tại quyết tâm chứng minh bản thân không thua kém những đồng nghiệp khác giới.

    Anna Chlumsky đóng nữ phóng viên Vivian - người đưa câu chuyện của Anna ra ánh sáng. Ảnh: Netflix

    Anna Chlumsky đóng nữ phóng viên Vivian – người đưa câu chuyện của Anna ra ánh sáng. Ảnh: Netflix

    Nhân vật phóng viên được xây dựng là người đam mê, nhiệt huyết và sẵn sàng dấn thân vào nguy hiểm. Cô cũng tỉ mỉ và luôn tôn trọng các quy định về tính khách quan trong nghề, để cho ra đời những bài viết công tâm nhất cho độc giả. Dù ban đầu bị mê hoặc trước sự tự tin của Anna, Vivian nhanh chóng phát hiện những điểm bất hợp lý trong lời kể của nhân vật. Cô lặn lội đi tìm câu trả lời cho công chúng và chính bản thân về sự thật đằng sau vẻ hào nhoáng của Anna.

    Anna mang đặc điểm của những phụ nữ trẻ hiện đại, có phần thực dụng. “Bạn luôn phải làm việc chăm chỉ để đạt được điều mình muốn. Tôi biết rõ điều đó từ lâu”, nhân vật nói trong phim. Anna coi lừa đảo là sự nghiệp và cô rất nghiêm túc với suy nghĩ đó. Nhân vật cũng cố gắng tạo dựng hình ảnh cô gái hiện đại, sành điệu và độc lập trong mắt các “con mồi”.

    Inventing Anna được trao chứng nhận “tươi” trên trang Rotten Tomatoes với 62% đánh giá tích cực. Giới phê bình nhận xét phim thiếu chiều sâu nhưng thú vị, hài hước. Yếu tố trinh thám giúp phim giữ sự hấp dẫn khi khán giả theo chân Vivian đi tìm sự thật về Anna. Nhà sản xuất thể hiện sự tinh tế trong khâu cắt dựng, kể chuyện theo lối phi tuyến tính với các phân đoạn hiện tại – quá khứ xen kẽ nhưng không bị rối. Khâu diễn xuất và thời trang cũng nhận lời khen.

    Tuy nhiên, nhiều khán giả chê series lan man vì kể cùng lúc hai câu chuyện của Anna và Vivian. Mạch phim về nữ phóng viên được ưu tiên quá nhiều trong khi điều khiến họ tò mò là sự thật về nhân vật tiểu thư lừa đảo.

    Đạt Phan