Author: xemphim25747

  • Dàn nghệ sĩ đi xem phim kinh dị

    Vân Trang đóng vai một nhà ngoại cảm, liên tục đối mặt những hiện tượng kỳ quái. Tác phẩm là dự án màn ảnh rộng đầu tiên Vân Trang nhận lời kể từ năm 2019. Vân Trang nói hứng thú đóng vai mới vì được thử thách về diễn xuất. Diễn viên cho biết: Nhân vật sống tâm linh, trong ánh mắt, nụ cười, ngôn ngữ hình thể phảng phất sự kỳ quái. Tôi thích vai này vì được thể nghiệm cách nhập vai.

    Vân Trang đóng vai một nhà ngoại cảm, liên tục đối mặt những hiện tượng kỳ quái. Tác phẩm là dự án màn ảnh rộng đầu tiên diễn viên nhận lời kể từ năm 2019. Vân Trang nói hứng thú đóng vai mới vì được thử thách về diễn xuất. Diễn viên cho biết: “Nhân vật sống tâm linh, trong ánh mắt, nụ cười, ngôn ngữ hình thể phảng phất sự kỳ quái. Tôi thích vai này vì được thể nghiệm cách nhập vai”.

    Kiều Minh Tuấn ủng hộ đồng nghiệp ra mắt phim mới. Anh vừa có mùa phim Tết thành công khi Chìa khóa trăm tỷ - phim anh đóng chính - đạt hơn 42 tỷ đồng, đứng đầu cuộc đua doanh thu.

    Kiều Minh Tuấn ủng hộ đồng nghiệp ra mắt phim mới. Diễn viên vừa có mùa phim Tết thành công khi “Chìa khóa trăm tỷ” – phim anh đóng chính – đạt hơn 42 tỷ đồng, đứng đầu cuộc đua doanh thu.

    Khả Như vào vai cô Mía - một phụ nữ xinh đẹp nhưng hành tung bí ẩn. Vai của Khả Như lấy cảm hứng từ một câu chuyện về ma quỷ đồn thổi trong dân gian. Nhiều thập niên trước, các xe nước mía vẽ hình một người con gái với mái tóc đen, tay cầm ly nước mía, giúp nhiều người nhận diện từ xa. Đến nay danh tính cô gái trong bức hình vẫn chưa rõ, từ đó nhiều câu chuyện về nhân vật này được thêu dệt.

    Khả Như vào vai cô Mía – một phụ nữ xinh đẹp nhưng hành tung bí ẩn. Vai của Khả Như lấy cảm hứng từ một câu chuyện về ma quỷ đồn thổi trong dân gian. Nhiều thập niên trước, các xe nước mía vẽ hình một người con gái với mái tóc đen, tay cầm ly nước mía, giúp nhiều người nhận diện từ xa. Đến nay, danh tính cô gái trong bức hình vẫn chưa rõ, từ đó nhiều câu chuyện về nhân vật này được thêu dệt.

    Nghệ sĩ Kim Xuân (giữa) mừng phim Việt sôi nổi trở lại sau gần một năm đóng băng. Dịp Tết vừa qua, bà cũng góp mặt trong ba phim điện ảnh.

    Nghệ sĩ Kim Xuân (giữa) mừng phim Việt sôi nổi trở lại sau gần một năm “đóng băng”. Dịp Tết vừa qua, bà cũng góp mặt trong ba phim điện ảnh.

    Từ phải qua: Đại Nghĩa, Nhật Kim Anh, Thanh Thức ủng hộ đạo diễn Hữu Tấn trở lại với dòng phim kinh dị.

    Từ phải qua: Đại Nghĩa, Nhật Kim Anh, Thanh Thức ủng hộ đạo diễn Hữu Tấn trở lại với dòng phim kinh dị.

    Trần Phong Mắt biếc góp mặt với vai phụ trong phim. Trước đó, anh cũng đóng vai thứ chính trong Rừng thế mạng - phim điện ảnh về đề tài sinh tồn ra mắt cuối năm 2021.

    Trần Phong “Mắt biếc” góp mặt với vai phụ trong phim. Trước đó, anh cũng đóng vai thứ chính trong “Rừng thế mạng” – phim điện ảnh về đề tài sinh tồn ra mắt cuối năm 2021.

    Quang Tuấn dự sự kiện cùng vợ - ca sĩ Linh Phi. Anh từng tham gia Bắc Ki

    Quang Tuấn dự sự kiện cùng vợ – ca sĩ Linh Phi.

    Diễn viên Huy Khánh.

    Diễn viên Huy Khánh.

    Từ phải qua: nghệ sĩ Hữu Tiến, Như Đan, Minh Thời. Phim lấy cảm hứng từ những câu chuyện tâm linh truyền miệng phổ biến ở đô thị. Đạo diễn Hữu Tấn nói: Chúng tôi muốn làm một phim kinh dị lấy chất liệu từ cuộc sống đời thường. Văn hóa và tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Việt sẽ là điểm nhấn.

    Từ phải qua: nghệ sĩ Hữu Tiến, Như Đan, Minh Thời. Phim lấy cảm hứng từ những câu chuyện tâm linh truyền miệng phổ biến ở đô thị. Đạo diễn Hữu Tấn nói: “Chúng tôi muốn làm một phim kinh dị lấy chất liệu từ cuộc sống đời thường. Văn hóa và tín ngưỡng, phong tục tập quán của người Việt sẽ là điểm nhấn”.

    Nghệ sĩ Mạc Can - diễn viên trong phim - tiếc nuối vì không thể dự lễ ra mắt

     
     

    Nghệ sĩ Mạc Can – diễn viên trong phim – tiếc nuối vì không thể dự buổi ra mắt. Ông đóng vai một nhà ảo thuật có tính cách kỳ dị. Video: Hà Nguyễn

    Phim 'Chuyện ma gần nhà' hé lộ tạo hình quỷ dữ

     
     

    Trailer “Chuyện ma gần nhà” – ra rạp ngày 11/2. Video: Production Q

    Tam Kỳ (ảnh: Hà Nguyễn)

  • Minh Hằng mất sáu giờ đóng cảnh ‘nóng’

    Cô vào vai phụ – Quỳnh Lam, một nhà thiết kế thời trang xinh đẹp, sống phóng khoáng, đời sống tình ái phức tạp. Cảnh làm tình của nhân vật này trên ôtô là một trong những phân đoạn then chốt của phim, góp phần làm bùng nổ mâu thuẫn giữa các nhân vật.

    Minh Hằng trong phim điện ảnh Bẫy ngọt ngào. Ảnh: Live On

    Minh Hằng trong phim điện ảnh “Bẫy ngọt ngào”. Ảnh: Live On

    Ban đầu, khi nghe đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư cho biết có cảnh nhạy cảm trong kịch bản, cô khá ngần ngại. Sau cùng, diễn viên nhận lời vì hiểu đây là tình tiết quan trọng để bộc lộ nội tâm của Quỳnh Lam. Phân cảnh vốn được dự kiến quay ở địa điểm khác nhưng Minh Hằng đề nghị đạo diễn thực hiện trong xe. Cô muốn tận dụng không gian hẹp và góc máy để che chắn, giúp cảnh không quá phản cảm. Diễn viên nói: “Dù tập luyện trước nhiều lần, canh sẵn góc quay, tôi và bạn diễn vẫn hồi hộp. Cả hai uống hết một chai rượu để lấy can đảm, song vẫn mất sáu giờ với nhiều lượt quay”.

    Trailer "Bẫy ngọt ngào"

     
     

    Trailer “Bẫy ngọt ngào”. Video: CJ

    Vai trong Bẫy ngọt ngào là thử nghiệm mới của Minh Hằng. Cô cho biết những năm gần đây chọn lọc kịch bản hơn, hướng đến những vai cá tính, có chiều sâu. Cô nói: “Tôi thấy mình trước đó quá an toàn, ngại cảnh ‘nóng’, sợ các nhân vật có yếu tố phản diện vì muốn giữ hình ảnh để đóng quảng cáo. Nhiều năm đóng phim, nhìn lại, tôi nhận ra mình vẫn một màu, chưa có gì đột phá”.

    Minh Hằng đồng sản xuất dự án. Quyết định công chiếu vào ngày 11/2, cô cho biết chịu áp lực do Hà Nội và nhiều tỉnh thành vẫn chưa mở rạp. Tuy nhiên, êkíp vẫn phát hành vì càng để lâu, dự án càng lỗ. Công bố từ năm 2020, đến nay Bẫy ngọt ngào hủy lịch ra mắt ba lần. Kinh phí làm phim là hơn 20 tỷ đồng, êkíp thiệt hại hàng tỷ đồng do phải thay đổi toàn bộ khâu marketing, chỉnh trailer, sửa lại tờ bướm, banner quảng cáo…

    Bẫy ngọt ngào ban đầu có tên Thoát ế – phiên bản điện ảnh của sit-com Chiến dịch chống ế (2015). Phim xoay quanh hội bạn thân gồm bốn người. Camy (Bảo Anh) – thành viên duy nhất lập gia đình – sống cam chịu với nỗi đau bị chồng bạo hành. Nhà thiết kế Quỳnh Lam (Minh Hằng) không tin vào hôn nhân, tìm niềm vui ở những cuộc tình chóng vánh. Luật sư Linh Đan (Diệu Nhi) đoạn tuyệt với chuyện yêu đương vì chứng kiến nhiều cuộc ly hôn. Ken (Thuận Nguyễn) – chủ phòng gym, luôn che chở ba người bạn. Tình bạn của họ rạn nứt khi tính cách, lối sống dần khác biệt. Khác nội dung hài hước của bản sit-com, phim đi sâu vào tâm lý của nhóm nhân vật khi các góc tối được phơi bày.

    Tam Kỳ

  • Phim Nhật ‘Drive My Car’ nhận bốn đề cử Oscar

    Hai diễn viên gạo cội Leslie Jordan và Tracee Ellis Ross công bố danh sách đề cử tối 8/2 (giờ Hà Nội). Trước đó, từ ngày 27/1 đến 1/2, 9.847 thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ bỏ phiếu để chọn ra các tác phẩm xuất sắc từ tổng 276 phim đủ điều kiện tham dự.

    Trailer Drive My Car

     
     

    Trailer “Drive My Car”. Video: Criterion Collection Youtube

    Drive My Car gây bất ngờ khi có tên ở cả hai hạng mục “Phim hay nhất” và “Phim quốc tế xuất sắc”, giống thành tích Parasite của Hàn Quốc năm 2020. Tác phẩm do Ryusuke Hamaguchi đạo diễn và viết kịch bản, dựa trên truyện ngắn cùng tên trích trong cuốn Man Without Woman của Haruki Murakami. Nhân vật chính là diễn viên kiêm đạo diễn sân khấu nổi tiếng Yusuke Kafuku (Hidetoshi Nishijima). Hai năm sau cái chết đột ngột của vợ, anh được mời làm đạo diễn một liên hoan sân khấu ở Hiroshima. Tại đây, Kafuku gặp một phụ nữ trẻ (Toko Miura) được chỉ định làm tài xế cho anh và giữa họ bắt đầu nảy sinh một mối quan hệ kỳ lạ.

    Dự án quy tụ dàn diễn viên Nhật Bản Hidetoshi Nishijima, Tōko Miura, Masaki Okada và Reika Kirishima. Nhà làm phim Ryusuke Hamaguchi cũng nhận hai đề cử “Đạo diễn xuất sắc” và “Kịch bản chuyển thể hay nhất”.

    >>> Danh sách đề cử Oscar 2022

    Phim cao bồi Power of the Dog nhận 12 đề cử, nhiều nhất năm nay. Tác phẩm từng gây chú ý khi đoạt giải “Phim hay nhất” tại Quả Cầu Vàng hồi tháng 1. Dune xếp sau với 10 đề cử, West Side StoryBelfast cùng đoạt bảy đề cử. Cả bốn dự án đều tranh giải phim hay nhất. Các tác phẩm khác nhận đề cử quan trọng nhất này gồm CODA, Don’t Look Up, Licorice Pizza, King Richard, Nightmare Alley.

    Trailer 'The Power of the Dog'

     
     

    Trailer “Power of the Dog”. Video: Netflix

    Giải thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ là một trong các sự kiện phim ảnh nổi tiếng và uy tín bậc nhất thế giới. Lễ trao giải sẽ diễn ra sáng 28/3 (giờ Hà Nội) tại địa điểm quen thuộc – nhà hát Dolby, Hollywood. Chương trình năm ngoái phải chuyển đến Union Station ở Los Angeles sau khi bị hoãn vì dịch. Oscar 2022 cũng sẽ có người dẫn chương trình sau ba năm liên tiếp loại bỏ vai trò này.

    Đạt Phan

  • Rạp phim ở Hà Nội sẵn sàng mở cửa

    Sau khi Thường trực Thành ủy Hà Nội quyết định mở lại hoạt động chiếu phim, ngày 9/2, các cụm rạp gấp rút vệ sinh đón khách. Đại diện BHD Phạm Ngọc Thạch cho biết đơn vị mua số lượng lớn khẩu trang, găng tay y tế, nước khử khuẩn phục vụ công tác phòng dịch. Ông Lê Hoàng Minh – Giám đốc marketing đơn vị – nói công ty gặp khó khăn về nhân sự, do nhiều người nghỉ việc trong thời gian dài đóng cửa.

    Rạp phim Hà Nội chuẩn bị mở cửa

     
     

    Nhân viên rạp BHD Phạm Ngọc Thạch sắp xếp bỏng ngô, nước chờ ngày mở cửa. Video: Giang Huy

    Các nhân viên hiện tại ở BHD kiêm nhiệm nhiều công việc. Họ được yêu cầu đeo khẩu trang suốt quá trình làm việc, liên tục sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt.

    Ông Lê Hoàng Minh kỳ vọng việc rạp mở cửa trước lễ Tình nhân Valentine, ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3 mang lại doanh thu khả quan. BHD ưu tiên chiếu các phim Việt dịp Tết. Ngoài ra, rạp sẽ chiếu lại bom tấn “Spiderman: No way home”, một số phim hoạt hình phục vụ các gia đình như “Sing 2”, “Encanto”.

    Đại diện BHD cho biết: “Chúng tôi yêu cầu mỗi khách hàng khai báo y tế trước khi vào xem phim, dữ liệu này giúp truy vết dễ dàng. Trong giai đoạn đầu mở cửa, khán giả sẽ có sự e dè. Tuy nhiên, việc xem phim chiếu rap khá an toàn, bởi người xem luôn đeo khẩu trang, giữ trật tự. Trong ba tháng rạp phim ở TP HCM mở cửa, chưa có ca F0 nào lây lan”.

    Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phim Thiên Ngân, đơn vị sở hữu cụm rạp Galaxy, cho biết chuẩn bị kế hoạch trở lại từ trước dịp Tết Nguyên Đán.

    “Chúng tôi đã triển khai và áp dụng các biện pháp chống dịch tại TP HCM và các tỉnh, cho đến nay vẫn hiệu quả. Việc rạp phim Hà Nội mở cửa trở lại là tín hiệu vui với ngành phim. Suốt tám tháng đóng cửa, chúng tôi hoàn toàn không có doanh thu nhưng vẫn phải chi trả tiền lương, bảo dưỡng máy móc và các khoản chi phí thuê mặt bằng từ 15 – 20 tỷ đồng/tháng”, bà Mai Hoa nói. Đơn vị chiếu các phim cũ đan xen phim mới, đặt nhiều kỳ vọng vào phim “Spiderman: No way home”.

    Nhân viên ở rạp CGV Tràng Tiền kiểm tra máy móc để kịp tiến độ. Đơn vị khuyến khích khán giả đặt vé online. Mỗi khách hàng được tặng cồn lau tay, khẩu trang.

    CGV chiếu lại nhiều phim cũ như: “Fast & Furious 9”, “No Time To Die”, “Sing 2”, “Paw Patrol: The Movie”, “Dune”, “Encanto”, “Chìa khóa trăm tỷ”, “Mưu kế thượng lưu”. Ngoài ra, đơn vị ưu tiên lịch chiếu cho hai phim Việt mới: “Bẫy ngọt ngào” và “Chuyện ma gần nhà”.

    Ở Hà Nội, sau dịp lễ 30/4/2021, hoạt động chiếu phim ngừng trệ, để phòng lây nhiễm trong đợt dịch mới. Tháng 6 cùng năm, các đơn vị phát hành phim kêu cứu, gửi công văn đến thủ tướng chính phủ xin cấp vốn, vay tín dụng ưu đãi, giảm thuế… vì rạp đóng cửa.

    Nhật Thu (ảnh: Giang Huy)

  • ‘Chuyện ma gần nhà’: Nỗi ám ảnh ở chung cư cũ

    (*) Bài tiết lộ một phần nội dung phim

    Tác phẩm đánh dấu màn tái hợp của đạo diễn Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Hoàng Quân, sau phim Bắc kim thang, Rừng thế mạng. Nội dung xoay quanh những chuyện kỳ bí, tâm linh ở chung cư cũ, được truyền tai qua nhiều thế hệ. Đạo diễn dùng lối dẫn gián tiếp, mào đầu là buổi gặp gỡ của nhóm bạn Minh Thời, Quỳnh Anh, Vân Anh, Xuân Phúc và Trần Phong. Trong màn đêm, họ kể nhau nghe ba chuyện ma.

    Teaser "Chuyện ma gần nhà"

     
     

    Trailer phim. Video: Production Q

    Chuyện đầu nói về mơ ước đổi đời của diễn viên trẻ Ngọc Minh (Như Đan đóng) – học trò được ngôi sao màn bạc Ái Như (Khả Như) ưu ái, chiều chuộng hết mực. Cô dọn đến sống chung nhà cùng đàn chị nhưng không biết nơi ở mới ẩn chứa bí mật kinh hoàng.

    Chuyện thứ hai liên quan chàng ảo thuật gia trẻ Đình Phi (Huỳnh Thanh Trực) và cha – Thoại Phi (Mạc Can), cũng là nhà ảo thuật nhưng đã già yếu, lẩn thẩn. Anh bất an, còn cha gần như loạn trí khi chứng kiến nhiều hiện tượng kỳ lạ ở chung cư.

    Hai cha con ảo thuật gia đối mặt đám ma quỷ ở chung cư.

    Hai cha con ảo thuật gia đối mặt đám ma quỷ ở chung cư.

    Vân Trang hóa thân Bích – nhà ngoại cảm – trong câu chuyện thứ ba. Nhận lời mời của người đàn ông và phụ nữ trung niên (Hữu Tiến, Ngọc Hiệp), Bích lên đường tìm kiếm hài cốt người quá cố. Các thế lực quỷ dị liên tiếp xuất hiện, khi đùa giỡn, chặn đường, lúc như muốn truy sát cô.

    Theo đạo diễn Trần Hữu Tấn: “Chuyện ma gần nhà thuộc nhóm tác phẩm kinh dị Việt hiếm hoi có ma quỷ thật”. Kịch bản lồng ghép nhiều chi tiết bất ngờ về vai trò và thân phận nhân vật. Yếu tố kinh dị nặng đô qua loạt nhiều hình ảnh ghê rợn. Hình tượng “cô Mía” trong bức ảnh u buồn trên các xe nước mía có phần ám ảnh, gây tò mò.

    Nhà làm phim dùng thủ thuật quay cận, trong đó có cảnh người phụ nữ lột mặt hay nhà ngoại cảm Bích lăn lê, mặt đầy máu. Đạo diễn chú trọng tạo hình các hồn ma, điển hình là hai trẻ với nụ cười quỷ dị đến mang tai, con quỷ bán hủ tiếu hay thực thể không đầu mặc áo bà ba. “Chúng tôi lồng ghép cảnh gây sốc trong câu chuyện thứ ba, với góc nhìn trực diện bởi nhân vật có số phận đau thương”, đạo diễn nói.

    Sau những màn dọa ma, mỗi câu chuyện ẩn chứa thông điệp về nhân sinh. Phần đầu phản ánh khát khao cái đẹp của phụ nữ, đến mức thành nỗi ám ảnh. Phần hai mang màu sắc u buồn, nhân vật mãi dằn vặt vì sai lầm quá khứ ở tuổi xế chiều. Phần cuối kể về sự chia ly và vô thường của đời người.

    Diễn xuất của Mạc Can (77 tuổi) là điểm nhấn. Nhân vật Thoại Phi được “đo ni đóng giày” cho ông. Nghệ sĩ gạo cội như đưa con người thật của mình lên màn ảnh. Vẻ âu sầu, phớt đời của ông tạo tương phản với sức trẻ, nỗi bất an của Thanh Trực (vai cậu con trai). Ở các cảnh thực hiện nghi thức kỳ quái, Mạc Can “lột xác” với nét mặt ma mị, điên loạn.

    Tạo hình Vân Trang trong phim. Ảnh: Hà Nguyễn

    Tạo hình Vân Trang trong phim. Ảnh: Hà Nguyễn

    Tái xuất màn ảnh rộng với thể loại giật gân, Vân Trang tự thực hiện nhiều cảnh bò, trườn, hóa trang máu đầy mặt. Phim quay đầu năm ngoái, khi đó Vân Trang đã mang thai một tháng. Ban đầu, diễn viên lo lắng vì có nhiều cảnh đòi hỏi thể lực. Sau cùng, cô quyết định dốc sức vì được chồng kề cận chăm sóc. Diễn viên thường phải ghi hình từ đêm đến sáng. Ở nhà, chồng lo mọi việc để khi về, cô thoải mái ngủ đến chiều rồi đi quay tiếp. Ông xã và con gái lớn cũng đến phim trường tổ chức sinh nhật cho Vân Trang hồi tháng 3/2021.

    Màn phối hợp của Vân Trang và Ngọc Hiệp tạo cao trào cho phim. Khả Như tròn vai nhân vật có nội tâm phức tạp. Phân cảnh Ái Như căm phẫn nhìn khuôn mặt mình trong gương là cảnh khó nhất cô từng thực hiện.

    Phim khởi chiếu ngày 11/2, dán nhãn C18 (không dành cho khán giả dưới 18 tuổi).

    Vạn Phát

  • Alec Baldwin trở lại đóng phim

    Theo Hollywood Reporter, diễn viên người Mỹ trở lại làm việc sau khoảng bốn tháng kể từ tai nạn trên phim trường Rust. Ông nói trong đoạn video trên trang cá nhân hôm 9/2: “Hôm nay, chúng tôi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên, luôn chứa nhiều thách thức. Tôi đã lâu không làm việc theo tần suất đều đặn như trước. Tôi đi quay và quên mất bản thân phải làm những gì. Tôi hoang mang tự hỏi diễn xuất là thế nào. Thật lạ lẫm khi trở lại làm việc”.

    Alec Baldwin đến Anh đóng phim mới sau gần bốn tháng nghỉ ngơi. Ảnh: Mega

    Alec Baldwin đến Anh đóng phim mới sau gần bốn tháng nghỉ ngơi. Ảnh: Mega

    Baldwin không quên tưởng nhớ người đồng nghiệp xấu số: “Tôi ngừng diễn xuất từ ngày 21/10 năm ngoái khi tai nạn khủng khiếp cướp đi sinh mạng của quay phim Halyna Hutchins. Tôi vẫn cảm thấy thật khó khăn khi nhắc lại chuyện này”.

    Diễn viên cũng chia sẻ về vấn đề an toàn trên phim trường và hiện trạng các đoàn phim tuyển nhân viên ít kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí. Ông nói các êkíp độc lập tại Mỹ có rất ít lựa chọn về nhân sự. Những người có chuyên môn tốt sớm rời đi để tìm cơ hội trong những dự án lớn hơn. Các nhà sản xuất buộc phải tìm đến những bạn trẻ để lấp chỗ trống. Baldwin nói đa phần nhân viên chăm chỉ, cầu thị. Tuy nhiên, họ đôi khi quá thiếu kinh nghiệm, dẫn đến sự cố.

    Halyna Hutchins - nạn nhân qua đời sau sự cố súng đạo cụ của Alec Baldwin hồi tháng 10/2021. Ảnh: Halyna Hutchins Twitter

    Halyna Hutchins qua đời sau sự cố súng đạo cụ của Alec Baldwin hồi tháng 10/2021. Ảnh: Halyna Hutchins Twitter

    Dù không nêu tên trực tiếp, nhiều người hâm mộ cho rằng Baldwin ám chỉ Hannah Gutierrez-Reed – người phụ trách súng đạo cụ của êkíp Rust. Cả hai hiện bị cảnh sát điều tra về sự cố dẫn đến cái chết của Hutchins. Theo NY Times, Gutierrez-Reed khai đã lắp đạn giả và thử bắn tất cả để đảm bảo an toàn trước khi rời đi ăn trưa. Trợ lý đạo diễn Dave Halls là người trực tiếp lấy súng và đưa cho Baldwin tập diễn, dẫn đến tai nạn.

    Alec Baldwin, sinh năm 1958, là diễn viên, danh hài người Mỹ từng nhiều lần thắng giải Emmy, Quả Cầu Vàng. Tài tử được biết đến qua các phim như The Hunt for Red October (1990), The Aviator (2004) và loạt bom tấn Nhiệm vụ bất khả thi. Ông cưới huấn luyện viên yoga Hilaria năm 2012 và có bảy con.

    Tháng 10/2021, Alec Baldwin quay cảnh hành động trong phim viễn tây Rust ở Santa Fe, bang New Mexico (Mỹ). Được thông báo đạo cụ không có đạn, ông bóp cò nhưng súng vẫn phát nổ. Đạo diễn kiêm biên kịch Joel Souza bị trúng đạn ở xương đòn, đã hồi phục và xuất viện. Đạo diễn hình ảnh Halyna Hutchins bị nặng hơn, được cấp cứu bằng trực thăng nhưng không qua khỏi.

    Alec Baldwin trong buổi phỏng vấn đầu tiên sau tai nạn

     
     

    Alec Baldwin khóc trong buổi phỏng vấn đầu tiên sau vụ tai nạn. Video: ABC

    Phương Mai (theo Hollywood Reporter)

  • Nghệ sĩ Tiến Hợi một đời gắn bó vai Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Biết tin nghệ sĩ Tiến Hợi qua đời, diễn viên Thu Hà – đồng nghiệp thân thiết với ông – vào bệnh viện nhìn mặt đàn anh lần cuối. Hai người hoạt động chung ở Đoàn Văn công Quân khu 2, sau này lại cùng làm việc ở Nhà hát Kịch Hà Nội.

    Trước đó, sức khỏe ông ổn, chỉ mới phát bệnh trước Tết Nguyên đán. Khi Thu Hà vào thăm hôm 8/10, nghệ sĩ hồ hởi nói có đạo diễn hai chương trình đang chờ ông khỏi bệnh để tập luyện. Thu Hà cho biết: “Tôi và nhiều bạn đồng nghiệp đều chờ mong điều kỳ diệu, hy vọng nghệ sĩ có thể kéo dài sự sống nhưng không được. Mọi việc xảy ra quá đột ngột”. Hai năm nay, nghệ sĩ Tiến Hợi nghỉ hưu nhưng vẫn được mời tham gia nhiều sự kiện nghệ thuật.

    Nghệ sĩ Tiến Hợi hóa trang thành Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tham gia một vở diễn dịp kỷ niệm 125 ngày sinh lãnh tụ, năm 2015. Ảnh: Tất Sơn/Báo Ảnh Việt Nam

    Nghệ sĩ Tiến Hợi hóa trang thành Chủ tịch Hồ Chí Minh khi tham gia một vở diễn năm 2015. Ảnh: Tất Sơn/Báo Ảnh Việt Nam

    Tiến Hợi tái hiện thành công hình tượng nhờ nghiên cứu tỉ mỉ. Diễn viên lần đầu bén duyên vai Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1987 với vở kịch Đêm trắng, khi mới 28 tuổi. Đoàn Văn công Quân khu 2 khi ấy gặp khó khăn khâu tìm diễn viên chính, định thuê nghệ sĩ ở ngoài nhưng không khả thi. Do đặc thù phải liên tục hành quân để phục vụ các chiến sĩ, diễn viên không xuất thân quân đội khó đáp ứng yêu cầu thể lực. Đạo diễn Doãn Hoàng Giang chọn ra hai người, trong đó có Tiến Hợi, để hóa trang. Nhìn ảnh chụp, mọi người đánh giá ông có ánh mắt, khuôn mặt, dáng dấp giống Hồ Chủ tịch.

    Hai tháng rưỡi tập luyện, ngoài thời gian khớp thoại cùng đồng nghiệp, diễn viên dành tâm huyết đọc sách báo, truyện, nghe các cuốn băng. Để hiểu rõ nhân vật mình đóng, Tiến Hợi nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, trò chuyện với ông Vũ Kỳ – thư ký của cố chủ tịch.

    Nghệ sĩ Thu Hà – đóng vai ca sĩ trong Đêm trắng – nhớ Tiến Hợi là người xông xáo, nhiệt tình trong công việc. Diễn viên nói: “Ban ngày, chúng tôi hành quân hàng trăm cây số. Riêng nghệ sĩ Tiến Hợi vất vả hơn mọi người ở chỗ phải ngồi trang điểm hàng tiếng đồng hồ. Vậy mà mỗi tối, sau khi trút bỏ lớp hóa trang, chú lại xắn tay áo làm công việc hậu đài, lo liệu bối cảnh, âm thanh, sân khấu”. Thu Hà kém Tiến Hợi 10 tuổi, thường gọi ông là chú để thể hiện sự tôn trọng.

    Tiến Hợi trong phim 'Hẹn gặp lại Sài Gòn'

     
     

    Nghệ sĩ Tiến Hợi (vai Nguyễn Tất Thành) và Thu Hà (vai Vân) phim “Hẹn gặp lại Sài Gòn” (Long Vân đạo diễn). Video: VTV1

    Năm 1987, khi Đoàn Văn công Quân khu 2 giải thể, nghệ sĩ vào Nhà hát Kịch Hà Nội. Tại cơ quan mới, Tiến Hợi tiếp tục gắn bó hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các vở kịch. Trong số đó, vai chính trong vở Xin lĩnh án tử hình giúp ông đoạt huy chương vàng Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1992. Thu Hà nói: “Nghệ sĩ từng đóng một số dạng nhân vật khác, nhưng tâm huyết nhất với vai Hồ Chủ tịch. Chú là trường hợp diễn viên hiếm hoi thành công với một hình tượng xuyên suốt, được khán giả ghi nhớ”.

    Năm 1989, Thu Hà tiếp tục hợp tác với Tiến Hợi trong phim điện ảnh Hẹn gặp lại ở Sài Gòn, bối cảnh năm 1895-1909, khi Nguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài. Thu Hà đóng Út Vân, cô gái miền Nam có tình cảm với người thanh niên yêu nước.

    Năm 1996, khi đóng Hà Nội mùa đông năm 46, tái hiện giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh 56 tuổi, nghệ sĩ Tiến Hợi tìm tòi hoạt động cách mạng của cụ Hồ thời gian ở chiến khu Việt Bắc. Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang nhớ trong quá trình quay, Tiến Hợi luôn tự chuẩn bị đạo cụ. Đôi dép cao su, quần áo, mũ cối đều được ông nâng niu. Tại nhà, ông cũng dành một góc trưng bày các kỷ vật này.

    Nghệ sĩ Tiến Hợi trong phim 'Hà nội mùa đông năm 46'

     
     

    Nghệ sĩ Tiến Hợi trong phim “Hà Nội mùa đông năm 46” (do Đặng Nhật Minh, Nguyễn Hữu Mười, Phạm Nhuệ Giang, Thái Ninh đồng đạo diễn). Video: VFS

    Lặp đi lặp lại một hình tượng nhưng nghệ sĩ không sợ các vai diễn bị một màu. Ông từng cho biết mất nhiều thời gian nghiên cứu nhân vật ở mỗi giai đoạn tuổi tác khác nhau, trước những biến động của thời cuộc, lịch sử. Ngoài ra, yếu tố làm nên thành công của Tiến Hợi là ông có giọng nói, cách nhấn nhá giống Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nghệ sĩ vận dụng chất giọng ở quê nội Nghệ An, đồng thời nghe băng, đĩa, tập nói mỗi ngày.

    Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang nhận định: “Tôi nghĩ anh là người đóng Bác Hồ hay nhất, không chỉ thể hiện hình thức mà còn lột tả được tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ánh mắt, giọng nói. Ngoài đời, nhất là trong công việc, nghệ sĩ luôn nghiêm túc, tập trung, tôi nghĩ anh ảnh hưởng một phần phong thái của nhân vật mình hóa thân”.

    Ngoài vai diễn trong vở kịch Đêm trắng và hai phim điện ảnh nổi tiếng, nghệ sĩ nhiều lần đóng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các vở kịch, phim truyền hình và chương trình lễ hội, kỷ niệm. Năm 2013, sách Kỷ lục Guinnes Việt Nam công nhận “Tiến Hợi là nghệ sĩ thể hiện thành công vai Bác Hồ qua nhiều thể loại nhất”.

    Vai diễn không chỉ giúp Tiến Hợi thành danh, mà còn đưa đẩy ông gặp gỡ tình yêu của cuộc đời. Khi công tác ở Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn, bà Vương Đạm Thủy được cử đi học ngành hóa trang nên gặp gỡ, yêu và cưới nghệ sĩ Tiến Hợi. Từ năm 1987 đến trước khi ông qua đời, bà có hàng nghìn lần hóa trang cho chồng. Bà Thủy cho biết mỗi lần làm việc, bà vẽ những nét cơ bản, còn chồng góp ý từng chi tiết như tạo hình nếp nhăn ở đâu, tỉa râu thế nào. Bà cho rằng việc hóa trang chỉ chiếm 40% thành công, còn diễn xuất, linh hồn của nghệ sĩ mới là điều thuyết phục khán giả.

    Hà Thu

  • Dàn sao chưng diện trên thảm đỏ

    Minh Hằng diện đầm cúp ngực với thiết kế cut-out. Trong tác phẩm dán nhãn 18+, cô vào vai phụ - Quỳnh Lam, một nhà thiết kế thời trang xinh đẹp, đời sống tình ái phức tạp. Ngoài diễn xuất, Minh Hằng còn làm đồng sản xuất dự án.

    Minh Hằng diện đầm cúp ngực với thiết kế cut-out. Trong tác phẩm 18+, cô vào vai phụ – Quỳnh Lam, một nhà thiết kế thời trang xinh đẹp, đời sống tình ái phức tạp. Ngoài diễn xuất, Minh Hằng còn đồng sản xuất dự án.

    Bảo Anh (phải) lần đầu đóng chính trong tác phẩm điện ảnh với vai Camy - cô gái lấy chồng thành đạt, làm chủ một spa. Đằng sau vỏ bọc hôn nhân hạnh phúc, Camy chịu sự giày vò từ người chồng ghen tuông Đăng Minh (Quốc Trường đóng). Diễn viên nói sau khi phim đóng máy, suốt một tháng, cô phải nghỉ ngơi, ngừng ca hát vì vẫn chưa thoát vai.

    Bảo Anh (phải) lần đầu đóng chính trong tác phẩm điện ảnh với vai Camy – cô gái lấy chồng thành đạt, làm chủ một spa. Đằng sau vỏ bọc hôn nhân hạnh phúc, Camy chịu sự giày vò từ người chồng ghen tuông Đăng Minh (Quốc Trường đóng). Diễn viên nói sau khi phim đóng máy, suốt một tháng, cô phải nghỉ ngơi, ngừng ca hát vì vẫn chưa thoát vai.

    Quốc Trường (giữa) đóng nam chính - Đăng Minh, một người chồng gia trưởng, bạo lực. Để đóng những cảnh giày vò vợ, suốt hai tháng, diễn viên xem nhiều phim Mỹ, Tây Ban Nha, châu Á..., tham khảo cách diễn của các nhân vật.  Bẫy ngọt ngào ban đầu có tênThoát ế- phiên bản điện ảnh của sit-comChiến dịch chống ế (2015). Phim xoay quanh hội bạn thân gồm bốn người. Tình bạn của họ rạn nứt khi tính cách, lối sống dần khác biệt. Khác nội dung hài hước của bản sit-com, phim đi sâu vào tâm lý của nhóm nhân vật khi các góc tối được phơi bày.

    Quốc Trường (giữa) đóng nam chính – Đăng Minh, một người chồng gia trưởng, bạo lực. Để đóng những cảnh giày vò vợ, suốt hai tháng, diễn viên xem nhiều phim Mỹ, Tây Ban Nha, châu Á…, tham khảo cách diễn của các nhân vật.

    “Bẫy ngọt ngào” do đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư thực hiện, ban đầu có tên “Thoát ế” – phiên bản điện ảnh của sit-com “Chiến dịch chống ế” (2015). Phim xoay quanh hội bạn thân gồm bốn người. Tình bạn của họ rạn nứt khi tính cách, lối sống dần khác biệt. Khác nội dung hài hước của bản sit-com, phim đi sâu vào tâm lý của nhóm nhân vật khi các góc tối được phơi bày.

    Trailer "Bẫy ngọt ngào"

     
     

    Trailer “Bẫy ngọt ngào” – ra rạp ngày 11/2. Video: Live On

    Ca sĩ Ông Cao Thắng bên

    Đông Nhi sánh đôi cùng chồng – ca sĩ Ông Cao Thắng, một trong những nhà sản xuất của tác phẩm.

    Hoa hậu Kỳ Duyên (phải), người mẫu Minh Triệu mặc đồng điệu với trang phục cut-out. Gần đây, đôi bạn thân thường chọn trang phục giống nhau nhờ sự tương đồng về vóc dáng lẫn phong cách thời trang.

    Hoa hậu Kỳ Duyên (phải), người mẫu Minh Triệu mặc đồng điệu với trang phục cut-out. Gần đây, đôi bạn thân thường chọn trang phục giống nhau nhờ sự tương đồng về vóc dáng lẫn phong cách thời trang.

    Ca sĩ Ái Phương chọn phong cách menswear với váy dáng vest.

    Ca sĩ Ái Phương chọn phong cách menswear với váy dáng vest.

    Diệu Nhi vào vai Linda - luật sư thành đạt, bạn thân Camy, đoạn tuyệt với chuyện yêu đương vì chứng kiến nhiều cuộc ly hôn.

    Diệu Nhi vào vai Linda – luật sư thành đạt, bạn thân nữ chính, ghét chuyện yêu đương vì chứng kiến nhiều cuộc ly hôn. Cô đảm nhận nhiều phân cảnh gây cười, góp phần làm dịu các tình tiết căng thẳng.

    Diễn viên Thúy Ngân (phải) bên đàn em Quang Trung.

    Diễn viên Thúy Ngân (phải) bên đàn em Quang Trung.

    Diễn viên Song Luân - bạn diễn MV của Minh Hằng - dự sự kiện cùng ca sĩ S.T.

    Diễn viên Song Luân – bạn diễn MV của Minh Hằng – dự sự kiện cùng ca sĩ S.T.

    Nghệ sĩ Mỹ Uyên góp mặt với vai phụ, mẹ Camy - người góp phần khiến cô rơi vào bi kịch gia đình.

    Nghệ sĩ Mỹ Uyên góp mặt với vai phụ, mẹ Camy – người góp phần khiến cô rơi vào bi kịch hôn nhân.

    Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh - phim Thưa mẹ con đi, Bằng chứng vô hình - bên diễn viên Mai Thanh Hà.

    Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh – phim “Thưa mẹ con đi”, “Bằng chứng vô hình” – bên diễn viên Mai Thanh Hà.

    Tam Kỳ (ảnh: Hồng Ngân)

  • Ngôi trường xác sống’ – cuộc chiến sinh tử

    * Bài viết tiết lộ nội dung phim

    Ngôi trường xác sống (All of us are dead) gây sốt toàn cầu, đứng đầu danh sách được xem nhiều nhất của Netflix tại 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể từ khi phát hành ngày 28/1. Phim vào Top 10 tác phẩm không nói tiếng Anh được xem nhiều nhất trên nền tảng trực tuyến này.

    Chuyển thể từ webtoon (truyện tranh mạng) Now at our school của Joo Dong Geun, phim gồm 12 tập, theo chân nhóm học sinh chiến đấu chống lại những thây ma từng là bạn học của mình. Họ còn phải tìm cách sống sót trước khi được giải cứu.

    Chuyện bắt đầu khi nữ sinh Hyeon Ju (Jung Yi Seo) bị con chuột trong phòng thí nghiệm cắn vào tay rồi biến thành xác sống khát máu. Zombie lan nhanh với tốc độ chóng mặt, không gian lớp học, phòng âm nhạc, y tế, thư viện, tầng thượng và sân chơi… vốn yên bình trở thành đấu trường sinh tử. Học sinh sử dụng bàn, ghế, đàn piano hay những quả bóng trong phòng thể dục làm công cụ chiến đấu.

    Trailer phim 'All of Us Are Dead'

     
     

    Trailer phim “Ngôi trường xác sống”, dán nhãn 18+. Video: Netflix

    Lấy bối cảnh trường trung học Hyosan, phim lột tả vấn nạn bạo lực học đường. Virus zombie là sản phẩm thí nghiệm của Lee Byeong Chan – giáo sư trong trường. Con trai Lee – Jinsu – bị bạn học bắt nạt, kéo lên sân thượng đánh đập đến chết. Ông nghiên cứu loại virus giúp con trai sống lại, khỏe mạnh và có khả năng chống trả. Tuy nhiên, mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát của Lee khi Jinsu trở nên hung hãn, biến thành xác sống và tấn công cả mẹ ruột. Ông buộc lòng giết vợ con, giấu kín mọi chuyện và đưa loại virus đó vào trong con chuột ở phòng thí nghiệm. Điều Lee không ngờ tới là học sinh bị chuột tấn công khiến virus lây lan. Trước đó, Lee Byeong Chan từng đến trường phản ánh về việc con trai bị bắt nạt. Tuy nhiên, nhà trường không truy cứu vì cho rằng đó chỉ là trò trẻ con.

    Gwi Nam (Yoo In Soo) cầm đầu nhóm người chuyên bắt nạt học sinh yếu thế. Hắn ép Eun Ji (Oh Hye Soo) cởi đồ rồi quay video “nóng” khiến cô sợ hãi, lên sân thượng định tự tử. Ngay cả khi mắc kẹt trong vòng vây của thây ma, Eun Ji chỉ lo lắng về viễn cảnh những thước phim cô bị tấn công tình dục đăng lên mạng.

    Phim cũng phản ánh nhiều hiện trạng xã hội như gian lận trong thi cử, phân biệt giàu nghèo, mang thai ở trẻ vị thanh niên, lợi ích nhóm và sự vô tâm của người lớn… Nữ sinh Hee Soo mang thai nhưng bạn bè, thầy cô không biết. Trở dạ trong giờ học, cô tự sinh con và có ý định vứt bỏ đứa bé để trốn tránh trách nhiệm.

    Khi virus lây lan, thay vì cứu học sinh, ban giám hiệu trường tìm cách che giấu, bỏ mặc các em tự sinh, tự diệt. Cuối phim, nhóm On Jo (Park Ji Hoo) lên sân thượng để cầu cứu quân đội nhưng họ từ chối.

    Ký ức về thảm họa chìm phà Sewol năm 2014 khiến 304 người chết và chín người mất tích được khắc họa qua hình ảnh học sinh quây quần trong phòng nhạc, quay video từ biệt người thân khiến nhiều khán giả xúc động.

    Diễn xuất của dàn sao trẻ được đánh giá cao. Ảnh: Netflix

    Diễn xuất của dàn sao trẻ được đánh giá cao. Ảnh: Netflix

    Phim có dàn nhân vật đông đảo, mỗi người tạo điểm nhấn riêng biệt. Đan xen những màn vồ bắt, cắn xé của xác sống là câu chuyện về bản chất, cách ứng xử của con người trong hoàn cảnh tuyệt vọng. On Jo (Park Ji Hoo) điềm đạm, tốt bụng, bảo vệ bạn bè ngay cả khi có nguy cơ bị tấn công. Cô sử dụng các kỹ năng sinh tồn học từ cha – làm nghề lính cứu hỏa – để thoát thân. Na Yeon (Lee Yoo Mi) tiểu thư nhà giàu ích kỷ, coi thường những người có hoàn cảnh thấp kém hơn mình. Cô chỉ trích bạn học là kẻ ăn bám xã hội, đổ lỗi, thậm chí hãm hại người khác để được sống. Lee Cheong San (Yoon Chan Young) lương thiện, quyết đoán, dũng cảm và hết lòng vì bạn bè. Nam Ra (Cho Yi Hyun) mang trong mình kháng thể virus, hỗ trợ mọi người trong việc tìm ra vị trí của thây ma.

    Trên Korea Times, đạo diễn Lee Jae Kyo cho biết: “Khi rơi vào tình huống nguy hiểm, người lớn chọn cách an toàn. Đối với trẻ em, đôi khi chúng đưa ra những quyết định liều lĩnh theo bản năng. Tôi muốn mọi người phải suy nghĩ về các quyết định và hành động của bọn trẻ trong tình huống sinh tử”. Học sinh cũng áp dụng công nghệ để tìm lối thoát như: sử dụng máy bay không người lái để tìm kiếm bạn bè, cố gắng mở khóa điện thoại bằng nhận diện gương mặt khi chủ nhân đã biến thành thây ma hay cầu cứu trên mạng xã hội…

    Một cảnh trong phim 'Ngôi trường xác sống'

     
     

    Cảnh rượt đuổi trong thư viện ở phim “Ngôi trường xác sống”. Video: Netflix

    Mặc dù chuyển thể từ webtoon, phim mang màu sắc khác biệt, phù hợp với bối cảnh đại dịch trên toàn cầu nhờ thêm thắt các tình tiết mới. Ngoài thây ma truyền thống như các tác phẩm cùng đề tài, phim còn xây dựng nhiều biến thể. Nhân vật phản diện Gwi Nam biến thành xác sống nhưng vẫn có ý thức của con người. Lớp trưởng Nam Ra như người thường nhưng có sức mạnh và đặc điểm của zoombie biến thể.

    Diễn xuất, hóa trang của dàn nghệ sĩ nhiều độ tuổi là một điểm cộng. Đạo diễn Lee Jae Kyo cho biết trước khi bấm máy ba tháng, các diễn viên phải đến trường học để tham gia huấn luyện về cách chiến đấu với zombie, chạy, ngã… Êkíp cũng đầu tư về tạo hình zombie giúp tăng cảm giác sợ hãi cho người xem. Các cảnh quay đặc tả xác sống máu me, vặn vẹo hay cắn xé người tạo hiệu ứng tốt. Một số cảnh rộng khắc họa được sự náo loạn, gay cấn khi đại dịch ập đến.

    Nhân vật Gwi Nam (Yoo In Soo) biến thành xác sống nhưng vẫn có ý thức của con người. Ảnh: Netflix

    Nhân vật Gwi Nam (Yoo In Soo) biến thành xác sống nhưng vẫn có ý thức của con người. Ảnh: Netflix

    Điểm trừ của phim là đạo diễn tham thêm thắt các tình tiết dẫn đến nhiều phân cảnh dài dòng, gây nhàm chán. Cảnh nhóm học sinh thoát khỏi trường diễn ra chóng vánh, nhiều chi tiết chưa được lý giải ổn thỏa. Điều này để ngỏ khả năng series có phần hai. Trên Korea Times, đạo diễn nói: “Tôi đã tính đến phần thứ hai từ khi xây dựng câu chuyện. Nếu phần một nói về sự sinh tồn của con người thì phần hai bàn về chuyện sống sót của các thây ma”.

    Hiểu Nhân