Author: xemphim25747

  • Kiểm duyệt cảnh ‘nóng’ phim Việt thiếu tiêu chí

    Câu chuyện kiểm duyệt theo độ tuổi được nêu ra ở hội thảo do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, sáng 5/8 tại TP HCM. Nhiều tên tuổi trong làng phim cho rằng, hiện bảng tiêu chí còn nhiều bất cập, hạn chế do chưa có các quy định cụ thể.

    Bẫy ngọt ngào - một trong những phim 18+ vượt rào kiểm duyệt mà không bị cắt cảnh trong năm nay. Ảnh: CJ

    “Bẫy ngọt ngào” – một trong những phim 18+ vượt rào kiểm duyệt mà không bị cắt cảnh trong năm nay. Ảnh: CJ

    Chẳng hạn, với phim dán nhãn P (phổ biến với mọi độ tuổi), tác phẩm được yêu cầu “không có cảnh khỏa thân”. Bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội điện ảnh TP HCM – thắc mắc: “Việc lộ phần trên, phía trước của phụ nữ vốn được xem là khỏa thân, nhưng cảnh mẹ cho con bú – vốn nhân văn, giàu nét đẹp nghệ thuật – thì sao? Khán giả dưới 13 tuổi liệu có nên hạn chế xem các cảnh như thế hay không?”.

    Ý kiến của bà Thúy là thắc mắc của nhiều khách mời. Ông Nguyễn Hoàng Hải – giám đốc nội dung cụm rạp CJ&CGV – nói từng bất ngờ khi phim hoạt hình ăn khách Shin: Cậu bé bút chì (ra mắt năm 2019) khi phát hành ở Việt Nam bị dán nhãn C13, tức cấm khán giả dưới 13 tuổi, vì có cảnh nhân vật cởi quần lộ mông. Ông đề xuất ban soạn thảo tiêu chí nên có những quy chuẩn, từ ngữ cụ thể với những cảnh khỏa thân.

    Ngoài yếu tố khỏa thân, câu chuyện kiểm duyệt cảnh tình dục trong phim cũng được giới chuyên môn góp ý. Điều 3 trong thông tư – quy định về nội dung để đánh giá phân loại phim – nêu: Phim cần mô phỏng “hành vi tình dục của con người được thể hiện một cách nghệ thuật hay chân thực”. Tiến sĩ Phan Bích Hà – nguyên Hiệu trưởng Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM – cho biết tiêu chí này còn trừu tượng, chung chung. Sinh viên của bà thường thắc mắc về cách đánh giá thế nào là một phân cảnh nghệ thuật vì mỗi khán giả, độ tuổi có hệ chuẩn mực khác nhau. “Xem một cảnh ‘nóng’, người trẻ thích thú vì cách mô tả độc đáo nhưng người già lại chê bai”, bà nói.

    Trailer phim "Người tình"

     
     

    Trailer phim “Người tình” – tác phẩm 18+ của đạo diễn Lưu Huỳnh vượt vòng kiểm duyệt khi ra mắt hồi tháng 2. Video: BHD

    Nhiều ý kiến cho rằng bảng tiêu chí về phân loại phim nên có những từ ngữ định lượng, thay vì định tính, để tránh làm khó phía nhà sản xuất. Ví dụ, với phim T13 (tức C13 trong luật cũ, cấm khán giả dưới 13 tuổi), cảnh tình dục không được “mô tả thường xuyên và chi tiết”. Một số nhà làm phim thắc mắc từ “thường xuyên” cần được hiểu ở đây là bao nhiêu lần hoặc thời lượng kéo dài bao lâu. Tương tự, phim T18 (cấm khán giả dưới 18 tuổi) không được có cảnh chứa “hình xăm phản cảm”, nhưng không nêu cụ thể thế nào là phản cảm.

    Giới làm phim mừng vì Luật Điện ảnh sửa đổi có nhiều quy định cởi mở, tiến bộ. So với luật cũ, bảng phân loại phim theo độ tuổi có 5 loại, được bổ sung loại K – khán giả dưới 13 tuổi cần cho cha, mẹ hoặc người giám hộ đi cùng khi vào rạp.

    Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh đánh giá đây là bước tiến mới, đề cao trách nhiệm của phụ huynh hơn trong việc giám sát trẻ em thưởng thức văn hóa phẩm. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng nên nêu rõ hơn hình thức “giám hộ” ở đây được hiểu ra sao. Bà Dương Cẩm Thúy thắc mắc: “Phụ huynh đi cùng trẻ sẽ giải thích, cảnh báo cho các con như thế nào, hay chưa kịp giải thích thì cảnh đã đập vào mắt?”.

    Phan Gia Nhật Linh - đạo diễn Em và Trịnh - góp ý ở hội thảo. Ảnh: Mai Nhật

    Phan Gia Nhật Linh – đạo diễn “Em và Trịnh” – góp ý ở hội thảo. Ảnh: Mai Nhật

    Bên cạnh phim chiếu rạp, nhiều người đề nghị cần dán nhãn phim truyền hình và các nền tảng OTT (trực tuyến). Đạo diễn Nhật Linh cho rằng phim truyền hình cần dán nhãn ở một góc màn hình – như HBO, Netflix… đang làm, để phụ huynh dễ can thiệp, giám sát nội dung khi trẻ thưởng thức. Đạo diễn Em và Trịnh cũng góp ý cần nêu lý do cụ thể dán nhãn trên phim, chẳng hạn phim chứa yếu tố sex, bạo lực, lời nói thô tục… Theo một số nhà làm phim, trailer cũng cần phân loại độ tuổi, trước xu hướng nhiều đơn vị muốn lồng ghép các cảnh quay 18+ để quảng bá cho phim.

    Cơ quan quản lý cho biết tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện bảng tiêu chí. Ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh – nói so với Luật điện ảnh năm 2006 và 2009, Luật mới phù hợp với xu thế phát triển phim ảnh, đặc biệt với phim phát hành không gian mạng. Sau khi lắng nghe góp ý, ban soạn thảo sẽ hoàn chỉnh, trình Chính phủ vào tháng 11 để thông tư đi vào hoạt động.

    Ông Vi Kiến Thành - Cục trưởng Cục Điện ảnh - tại hội thảo. Ảnh: Mai Nhật

    Ông Vi Kiến Thành – Cục trưởng Cục Điện ảnh – tại hội thảo. Ảnh: Mai Nhật

    Ông Lê Thanh Liêm, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho biết trong quá trình thẩm định, ban soạn thảo sẽ cùng Cục Điện ảnh xây dựng các tiêu chí rõ ràng nhất có thể để các đơn vị tự dán nhãn cho phim – đặc biệt với phim trực tuyến – và chịu trách nhiệm khi cơ quan chức năng hậu kiểm. Cơ quan chức năng cũng sẽ xây dựng chế tài xử phạt nghiêm khắc với các nhà phát hành, cụm rạp không đảm bảo khán giả xem phim đúng độ tuổi.

    Luật điện ảnh sửa đổi được Quốc hội biểu quyết thông qua hôm 15/6. Luật Điện ảnh sửa đổi có tám chương, 48 điều, hiệu lực từ ngày 1/1/2023. So với luật năm 2006, luật có nhiều điểm mới, chẳng hạn: Cấm phim kích động bạo lực, hành vi tội ác, bằng việc mô tả chi tiết, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam phải sử dụng dịch vụ do cơ sở điện ảnh trong nước cung cấp. Bối cảnh phim phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép, Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm kịch bản tóm tắt và kịch bản chi tiết nội dung quay phim, bằng tiếng Việt.

    Luật cũng quy định phim cần dán nhãn 5 độ tuổi: P – Cho phép khán giả mọi độ tuổi; K – Khán giả dưới 13 tuổi cần có người giám hộ; T13 – Cấm khán giả dưới 13 tuổi; T16 – Cấm khán giả dưới 16 tuổi; T18 – Cấm khán giả dưới 18 tuổi.

    Mai Nhật

  • 10 phim làm nên tên tuổi Arnold Schwarzenegger

    Tờ Variety tổng hợp 10 vai diễn nổi bật nhất sự nghiệp của Arnold Schwarzenegger nhân dịp sinh nhật nam diễn viên. Cây viết Clayton Davis nhận xét màn hóa thân robot Kẻ hủy diệt trong Terminator 2: Judgment Day (1991) là vai diễn ấn tượng nhất sự nghiệp của ngôi sao gốc Áo. Nhân vật là một cỗ máy từ tương lai du hành thời gian về quá khứ để bảo vệ John Connor (Edward Furlong). Vai diễn thể hiện được những phẩm chất tốt nhất của Schwarzenegger trên màn ảnh, với thân hình lực lưỡng, vẻ lạnh lùng nhưng vẫn có những khoảnh khắc lay động khán giả đầy tính nhân văn. Sự hòa hợp giữa tài tử và bạn diễn Linda Hamilton (vai Sarah Connor) cũng là một điểm cộng của dự án.

    Tờ Variety tổng hợp 10 vai diễn nổi bật nhất sự nghiệp của Arnold Schwarzenegger nhân dịp sinh nhật diễn viên. Cây viết Clayton Davis nhận xét màn hóa thân robot Kẻ hủy diệt trong “Terminator 2: Judgment Day” (1991) là vai ấn tượng nhất sự nghiệp của ngôi sao gốc Áo. Nhân vật là một cỗ máy từ tương lai du hành thời gian về quá khứ để bảo vệ John Connor (Edward Furlong). Vai diễn thể hiện được những phẩm chất tốt nhất của Schwarzenegger trên màn ảnh, với thân hình lực lưỡng, vẻ lạnh lùng nhưng vẫn có những khoảnh khắc lay động khán giả. Sự hòa hợp giữa tài tử và bạn diễn Linda Hamilton (vai Sarah Connor) cũng là một điểm cộng của dự án.

    Terminator 2: Judgment Day

     
     

    Trailer “Terminator 2: Judgment Day”. Video: TriStar Pictures

    Schwarzenegger vào vai Harry Tasker,  một điệp viên bí mật của chính phủ gặp khó khăn trong việc cân bằng công việc và gia đình trong True Lies (1994). Tài tử hóa thân nhân vật một cách quyến rũ, gây ấn tượng với khả năng vũ đạo trên màn ảnh. Sự phối hợp ăn ý trên màn ảnh giữa ông và Jamie Lee Curtis cũng tạo nên sức hấp dẫn của dự án. Giới phê bình đánh giá phim là một trong những tác phẩm xuất sắc của thể loại hài - hành động thập niên 1990.

    Schwarzenegger vào vai Harry Tasker, một điệp viên bí mật của chính phủ gặp khó khăn trong việc cân bằng công việc và gia đình ở phim “True Lies” (1994). Tài tử hóa thân nhân vật một cách quyến rũ, gây ấn tượng với khả năng vũ đạo. Sự phối hợp ăn ý giữa ông và Jamie Lee Curtis cũng tạo nên sức hấp dẫn của dự án. Giới phê bình đánh giá phim là một trong những tác phẩm xuất sắc của thể loại hài – hành động thập niên 1990.

    Tài tử vào vai Wade - người cha có con gái bị hóa thành xác sống trong Maggie (2015). Khác với hình ảnh mạnh mẽ, lạnh lùng thường thấy, Schwarzenegger thể hiện nhân vật một cách mỏng manh, mang nhiều tổn thương. Bộ phim được nhiều người hâm mộ của tài tử yêu thích vì mang đến một góc

    Tài tử vào vai Wade – người cha có con gái bị hóa thành xác sống trong “Maggie” (2015). Khác với hình ảnh mạnh mẽ, lạnh lùng thường thấy, Schwarzenegger thể hiện nhân vật một cách mỏng manh, mang nhiều tổn thương. Bộ phim được nhiều người hâm mộ của tài tử yêu thích vì mang đến màn thể hiện rất khác so với các tác phẩm trước đó.

    Schwarzenegger vào vai điệp viên hai mang Douglas Quaid trong bom tấn khoa học viễn tưởng - hành động Total Recall (1990). Bộ phim gây tranh cãi trong giới phê bình. Tuy nhiên, đa phần dành lời khen cho màn thể hiện của nam chính.

    Schwarzenegger vào vai điệp viên hai mang Douglas Quaid trong bom tấn khoa học viễn tưởng – hành động “Total Recall” (1990). Bộ phim gây tranh cãi trong giới phê bình. Tuy nhiên, đa phần dành lời khen cho màn thể hiện của nam chính.

    The Terminator (1984) là bộ phim nổi tiếng nhất trong sự nghiệp diễn xuất hơn 50 năm tại Hollywood của Schwarzenegger. Ban đầu, nhiều người nghi ngờ khả năng diễn xuất của tài tử, cho rằng bộ phim chỉ tập trung khai thác cơ bắp và vẻ đẹp hình thể nam chính. Tuy nhiên, Schwarzenegger khiến nhiều người bất ngờ với màn hóa thân Kẻ hủy diệt, đặc biệt với câu thoại kinh điển: Ta sẽ trở lại. Bộ phim được bảo tồn tại Thư viện Quốc hội Mỹ vì giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.

    “The Terminator” (1984) là bộ phim nổi tiếng nhất trong sự nghiệp diễn xuất hơn 50 năm tại Hollywood của Schwarzenegger. Ban đầu, nhiều người nghi ngờ khả năng diễn xuất của tài tử, cho rằng phim chỉ tập trung khai thác cơ bắp và vẻ đẹp hình thể nam chính. Tuy nhiên, Schwarzenegger khiến nhiều người bất ngờ với màn hóa thân Kẻ hủy diệt, đặc biệt qua câu thoại kinh điển: “Ta sẽ trở lại”. Bộ phim được bảo tồn tại Thư viện Quốc hội Mỹ vì “giá trị văn hóa, lịch sử và nghệ thuật”.

    Trailer "The Terminator" (1984)

     
     

    Trailer “The Terminator” (1984). Video: TriStar Pictures

    Kindergarten Cop (1990) được giới phê bình đánh giá là một trong những dự án thú vị nhất của Schwarzenegger. Sau khi thành công với hàng loạt bom tấn hành động, tài tử thể hiện sự duyên dáng trong một bộ phim hài - gia đình. Ông hóa thân một thám tử giả vờ làm giáo viên mầm non để điều tra. Tác phẩm thành công tại phòng vé với doanh thu 202 triệu USD, gấp nhiều lần ngân sách 20 triệu USD đầu tư ban đầu.

    “Kindergarten Cop” (1990) được giới phê bình đánh giá là một trong những dự án thú vị nhất của Schwarzenegger. Sau khi thành công với hàng loạt bom tấn hành động, tài tử thể hiện sự duyên dáng trong một bộ phim hài – gia đình. Ông hóa thân một thám tử giả vờ làm giáo viên mầm non để điều tra. Tác phẩm thành công tại phòng vé với doanh thu 202 triệu USD, gấp nhiều lần ngân sách 20 triệu USD đầu tư ban đầu.

    Với Twins(1988), Schwarzenegger cùng bạn diễn Danny DeVito gây ấn tượng trong kịch bản theo mô-típ đôi bạn hài hước quen thuộc của Hollywood. Hai người vào vai một cặp song sinh ly thân, đoàn tụ để tìm hiểu lý do họ có ngoại hình quá khác biệt.

    Với “Twins” (1988), Schwarzenegger cùng bạn diễn Danny DeVito gây ấn tượng trong kịch bản theo mô-típ “đôi bạn hài hước” quen thuộc của Hollywood. Hai người vào vai một cặp song sinh ly thân, đoàn tụ để tìm hiểu lý do họ có ngoại hình quá khác biệt.

    Nhân vật Colonel John Matrix trong Commando (1985) là một trong những vai diễn mang tính biểu tượng của Schwarzenegger trong dòng phim hành động Hollywood. Bộ phim không nhận nhiều phản hồi tích cực nhưng là ví dụ tiêu biểu của phong cách diễn xuất của ngôi sao người Áo trong thập niên 1980.

    Colonel John Matrix trong “Commando” (1985) là một trong những vai diễn mang tính biểu tượng của Schwarzenegger ở dòng phim hành động Hollywood. Bộ phim không nhận nhiều phản hồi tích cực nhưng là ví dụ tiêu biểu cho phong cách diễn xuất của ngôi sao người Áo ở thập niên 1980.

    Tương tự Commando, Predator là một dự án hành động mang đậm phong cách của Schwarzenegger trong thập niên 1980. Sự xuất hiện của ông cũng giúp xây dựng nền móng cho thương hiệu phim kéo dài hơn 30 năm này.

    Tương tự “Commando”, “Predator” là một dự án hành động mang đậm phong cách của Schwarzenegger trong thập niên 1980. Sự xuất hiện của ông cũng giúp xây dựng nền móng cho thương hiệu phim kéo dài hơn 30 năm này.

    Vai bác sĩ Alexander Hesse trong Junior (1994) được nhiều nhà phê bình đánh giá là thử thách lớn với Schwarzenegger. Tuy nhiên, ông hoàn thành xuất sắc với sự hỗ trợ của nữ diễn viên giàu thực lực Emma Thompson. Dự án cũng giúp tài tử nhận một đề cử nam chính tại Quả Cầu Vàng.

    Vai bác sĩ Alexander Hesse trong “Junior” (1994) được nhiều nhà phê bình đánh giá là thử thách lớn với Schwarzenegger. Tuy nhiên, ông hoàn thành xuất sắc với sự hỗ trợ của nữ diễn viên giàu thực lực Emma Thompson. Dự án cũng giúp tài tử nhận một đề cử nam chính tại Quả Cầu Vàng.

    Phương Mai (Ảnh: Everett Collection)

  • Kết phim ‘Thương ngày nắng về’: Hạnh phúc là còn mẹ

    * Bài viết tiết lộ nội dung

    Mở đầu tập phim phát tối 3/8, bà Nga (nghệ sĩ Thanh Quý) bất tỉnh vì xuất huyết não, phải nhập viện cấp cứu khiến các thành viên trong gia đình hoảng loạn. Những lời dặn dò các con được bà viết trong thư khi còn tỉnh táo lồng ghép với bối cảnh trên giường bệnh tạo sự xúc động.

    Sau đó, bà Nga khỏe lại nhưng bị đãng trí, tính cách thay đổi thất thường, nhiều lúc như đứa trẻ. Khánh (Lan Phương), Trang, Vân đau lòng nhưng an ủi lẫn nhau “hạnh phúc là còn mẹ”. Bà Nga góp mặt trong lễ ra mắt truyện đầu tay Có mẹ đây rồi của con gái út Vân Vân (Ngọc Huyền), đám cưới của Vân Trang (Huyền Lizzie) và Hoàng Duy (Đình Tú). Phim khép lại với khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên nhau dưới ánh nắng, nghe bà Nga dặn dò.

    Tập cuối kết thúc có hậu, khác với bản gốc Mother of Mine của Hàn Quốc. Theo kịch bản Hàn, nhân vật bà mẹ Park Sun Ja (vai của bà Nga) có cái kết bi kịch. Bà mắc ung thư, sức khỏe suy yếu và qua đời sau lễ cưới của con gái.

    Kết phim 'Thương ngày nắng về': Hạnh phúc là còn mẹ

     
     

    Trích đoạn tập cuối “Thương ngày nắng về”. Video: VFC

    Trên các diễn đàn, mạng xã hội bàn luận về phim, đa phần khán giả hài lòng. Tài khoản Nguyễn Quỳnh bình luận trên Facebook: “Thế là nắng cũng đã về. Mẹ Nga cũng đã được ở lại cùng các con của mẹ dù lúc nhớ lúc quên. Bộ phim khép lại cùng cái kết rất có hậu. Đúng là không gì hạnh phúc bằng có mẹ. Nhìn mẹ Nga tôi nhớ mẹ rất nhiều. Không biết nơi xa ấy, mẹ có nhớ những đứa con của mẹ”. Khán giả Hằng Nguyễn (37 tuổi, Hà Nội) viết: “Ý nghĩa quá. Những lời mẹ Nga nói rất sâu lắng. Khi còn cha mẹ là còn tất cả, nắng vẫn luôn về trong căn nhà nhỏ ấm áp. Đoạn kết chiếu trong dịp lễ Vu Lan lại thêm xúc động hơn”.

    Tối 3/8, nhiều thành viên trong êkíp phim tập trung tại Hà Nội để xem tập cuối. Huyền Lizzie cho biết đa phần mọi người đều khóc, ôm nghệ sĩ Thanh Quý khi hết phim. “Thưởng thức tập cuối trong không khí quây quần bên gia đình Thương ngày nắng về, bất cứ cảnh nào cũng khiến tôi xúc động. Chúng tôi còn ôn lại những ngày tháng làm phim, từ khi gặp nhau còn bỡ ngỡ đến lúc thân thiết”, cô nói. Nghệ sĩ Thanh Quý nói thu hoạch lớn nhất sau tác phẩm là “có thêm nhiều đứa con”.

    Huyền Lizzie (trái) và Đình Tú (phải) bên nghệ sĩ Thanh Quý tối 3/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Huyền Lizzie (trái) và Đình Tú (phải) bên nghệ sĩ Thanh Quý tối 3/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp

    Nhân vật Đức (Hồng Đăng) – chồng Khánh – cũng xuất hiện trong tập cuối. Đức được nhắc đến trong phân cảnh bé So thắc mắc với mẹ: “Sao bố Đức đi công tác mãi mà không về nhỉ?”. Sau đó, giọng nhân vật vang lên trong cuộc điện thoại với em rể Duy cho biết lý do không thể về dự đám cưới. Biên kịch cũng chọn kết thúc mở cho Đức. Khánh không đến với bác sĩ Minh – người theo đuổi sau khi cô ly hôn, Đức có cơ hội trở về và đoàn tụ. “Đi xa để trở về, đúng không. Anh cũng đi lâu quá rồi. Chắc chắn anh sẽ gặp lại cả nhà thật sớm”, nhân vật nói qua điện thoại.

    Bộ phận khán giả cho rằng sự vắng mặt của nhân vật Đức khiến phim chưa trọn vẹn. Tài khoản Lien Pham bình luận: “Cuối cùng Đức cũng được xuất hiện, dù chỉ là đường tiếng. Nếu như Hồng Đăng không vướng ồn ào, chắc chắn sẽ có ngoại truyện về Đức và Khánh hoặc kết phim vui vẻ hơn nữa”.

    Nhân vật Đức trong kết phim 'Thương ngày nắng về'

     
     

    Phân cảnh Duy nói chuyện điện thoại với Đức. Video: VFC

    Do Hồng Đăng vướng cáo buộc liên quan vụ “tấn công tình dục” ở Mallorca, Tây Ban Nha, từ tập 40, Đức không xuất hiện trong các phân cảnh với lý do đi công tác. Thi thoảng, Đức được nhắc đến qua lời của nhân vật khác hoặc góp giọng qua các cảnh gọi điện thoại. Trước đó, Đức và Khánh ly hôn do nhiều mâu thuẫn, hiểu lầm. Sau khi Đức phát hiện nhận nhầm kết quả mắc ung thư thì cố gắng tìm cách hàn gắn với vợ cũ.

    Thương ngày nắng về do Bùi Tiến Huy, Vũ Trường Khoa đạo diễn, gồm hai phần, được làm lại từ bộ phim Hàn Quốc Mother of Mine, xoay quanh cuộc sống của bà Nga và ba con: Vân Khánh, Vân Trang, Vân Vân. Bà Nga vất vả từ thời trẻ, chồng mất sớm, một mình bán bún riêu nuôi các con khôn lớn. Vân Khánh có cuộc hôn nhân không trọn vẹn. Vân Trang là con nuôi nhưng được bà thương như con ruột, có sự nghiệp thành công. Vân Vân tính trẻ con, ham chơi.

    Điểm cộng của phim là diễn xuất ấn tượng của dàn nghệ sĩ tên tuổi như nghệ sĩ Thanh Quý, Trung Anh, Bá Anh, Lan Phương… Các diễn viên trẻ như Huyền Lizzie, Đình Tú, Ngọc Huyền… làm tròn vai.

    Hiểu Nhân

  • Mỹ nhân đóng ‘Thiên Long Bát Bộ’ cùng Chân Tử Đan

    Ngày 2/8, người đẹp 36 tuổi đăng trên trang cá nhân ảnh tại trường quay Hoành Điếm, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, cho biết bắt đầu quay phim mới. Theo trang Orientaldaily, cô là một trong số nhân vật chủ chốt của bộ phim do Chân Tử Đan sản xuất. Anh còn đảm nhiệm vai chính Kiều Phong.

    Ngày 2/8, người đẹp 36 tuổi đăng trên trang cá nhân ảnh tại trường quay Hoành Điếm, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, cho biết bắt đầu quay phim mới. Theo trang Orientaldaily, cô là một trong số nhân vật chủ chốt của phim do Chân Tử Đan sản xuất. Anh còn đảm nhiệm vai chính Kiều Phong.

    Vương Quân Hinh và Chân Tử Đan vốn thân thiết ngoài đời. Cô được chọn vào đoàn phim nhờ có kinh nghiệm đóng phim hành động, võ thuật. Trước đây, Quân Hinh nhận nhiều khen ngợi với hình tượng đả nữ trong Anh hùng thiết quyền, Anh hùng thành trại.

    Vương Quân Hinh và Chân Tử Đan vốn thân thiết ngoài đời. Cô được chọn vào đoàn phim nhờ từng luyện tập đóng phim hành động, võ thuật. Trước đây, Quân Hinh nhận nhiều khen ngợi với hình tượng đả nữ trong “Anh hùng thiết quyền”, “Anh hùng thành trại”.

    Mỹ nhân đóng 'Thiên Long Bát Bộ' cùng Chân Tử Đan

     
     

    Quân Hinh trong “Anh hùng thiết quyền”, ra mắt hồi đầu năm. Video: TVB

    Vương Quân Hinh theo đuổi hình tượng đả nữ. Cô nói thấy may mắn khi có cơ hội đóng phim cùng Chân Tử Đan.

    Vương Quân Hinh theo đuổi hình tượng “đả nữ”. Cô nói thấy may mắn khi có cơ hội đóng phim kiếm hiệp cùng Chân Tử Đan. Tài tử công bố dự án hồi tháng 5, thời gian qua anh đi khảo sát địa điểm ghi hình tác phẩm.

    Mỹ nhân đóng Thiên Long Bát Bộ cùng Chân Tử Đan - 3

    Vương Quân Hinh sinh năm 1986, gia nhập làng giải trí sau khi đoạt giải Á hậu tại Miss Hong Kong 2007.

    Mỹ nhân đóng Thiên Long Bát Bộ cùng Chân Tử Đan - 4

    Cô đóng phim cho đài TVB 14 năm, từng tham gia “Tâm lý truy hung”, “Pháp võng truy kích”, “Phi hổ”… Người đẹp kết thúc hợp đồng với nhà đài năm ngoái. Ngoài đóng phim, Vương Quân Hinh còn làm ca sĩ, MC.

    Mỹ nhân đóng Thiên Long Bát Bộ cùng Chân Tử Đan - 6

    Diễn viên xây dựng phong cách gợi cảm, thường xuất hiện với trang phục tôn vóc dáng.

    Mỹ nhân đóng Thiên Long Bát Bộ cùng Chân Tử Đan - 7

    Quân Hinh tại sự kiện cuối năm ngoái.

    Mỹ nhân đóng Thiên Long Bát Bộ cùng Chân Tử Đan - 8

    Vương Quân Hinh kết hôn được sáu năm, chồng cô làm ngoài ngành giải trí.

    Như Anh (ảnh: Grace Wong)

  • Chi Pu đóng phim kinh dị ‘Mười’

    Teaser phim kinh dị 'Mười: Lời nguyền trở lại'

     
     

    Teaser phim kinh dị “Mười: Lời nguyền trở lại” – ra rạp ngày 30/9. Video: Silver Moonlight

    Teaser của Mười: Lời nguyền trở lại giới thiệu nhân vật chính – Linh (Chi Pu), cô gái đang tìm hiểu bí ẩn của một biệt thự treo đầy tranh. Qua lời thoại của một bà lão, nơi đây được cảnh báo chứa nhiều nguy hiểm. Quá trình Linh ở biệt thự, các hiện tượng lạ diễn ra ngày càng nhiều. Cô dần khiếp hãi các thế lực bí ẩn như một ánh mắt đằng sau chiếc lỗ trên tường, một cô bé không rõ mặt di chuyển dọc lối đi.

    Cao trào là khi Linh bước vào một căn phòng kín, trong đó có bức tranh vẽ cô gái tên Mười. Lúc tấm vải phủ bức tranh được kéo xuống, một thực thể với khuôn mặt biến dạng xuất hiện, truy đuổi Linh. Video khép lại với phân đoạn về một buổi trừ tà.

    Phim có sự tham gia của dàn diễn viên trong phần một: Hồng Ánh, Anh Thư, Bình Minh. Ngoài Chi Pu, các gương mặt mới gồm Rima Thanh Vy, Đinh Y Nhung và Tôn Kinh Lâm.

    Chi Pu trở lại dòng phim kinh dị sau Chung cư ma (2014). Ảnh: Thạch Thảo

    Chi Pu trở lại dòng phim kinh dị sau “Chung cư ma” (2014). Ảnh: Thạch Thảo

    Đạo diễn Hằng Trịnh cho biết câu chuyện khai thác về các nhân vật mới ở thời hiện đại, liên kết với phần cũ. Dự án bắt đầu cuối năm 2019 khi nhà sản xuất phim Mười ở Hàn Quốc mời chị làm phiên bản remake cho tác phẩm. Không hứng thú với kịch bản đó, chị quyết định chuyển sang làm phần hai. Quá trình làm phim gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của hai năm dịch bệnh. Đạo diễn nói: “Bên cạnh các cảnh kinh dị, tác phẩm khắc họa cảm xúc phức tạp của những người phụ nữ mắc kẹt trong các mối quan hệ bạn – thù, các mối tình tay ba”.

    Dự án đánh dấu sự trở lại màn ảnh rộng của Chi Pu sau ba năm, từ phim Chị chị em em đóng chung Thanh Hằng (2019). Cô tên thật Nguyễn Thùy Chi, sinh năm 1993. Từ năm 2017, cô lấn sang ca hát, tung các sản phẩm Từ hôm nay, Em sai rồi anh xin lỗi em đi, Mời anh vào tim em,Cung đàn vỡ đôi, Mơ anh… Cô còn đóng phim qua các dự án 5S Online, Thần tượng, Yêu, Vệ sĩ Sài Gòn, Mối tình đầu của tôi…

    Chi Pu (phải) cùng Anh Thư trên poster phim mới. Ảnh: Thạch Thảo

    Chi Pu (phải) cùng Anh Thư trên poster phim mới. Ảnh: Thạch Thảo

    Mười ra mắt năm 2007, là phim điện ảnh đầu tiên Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác sản xuất. Tác phẩm do Phước Sang góp vốn đầu tư, mở màn cho dòng phim kinh dị trong nước sau năm 1975.

    Phim xoay quanh truyền thuyết về linh hồn của Mười (Anh Thư) – một cô gái sống ở làng quê Việt Nam đầu thế kỷ 20. Yêu họa sĩ Nguyễn (Bình Minh), cô bị đánh ghen đến biến dạng, sau đó tìm đến cái chết. Các nhà sư trong làng giam linh hồn vào một bức chân dung. Thời hiện đại, ở Hàn Quốc, nhà văn trẻ Yoon Hee (Jo An đóng) cùng cô bạn Seo Yeon (Cha Ye Ryoen) đến TP HCM tìm hiểu sự tích về Mười nhằm tìm chất liệu sáng tác. Họ gặp người chép tranh để biết về câu chuyện thật sự của Mười, từ đó chứng kiến những điều kỳ bí.

    Phim đạt doanh thu gần gần 30 tỷ đồng (1,3 triệu USD) khi chiếu trong nước, trở thành hiện tượng phòng vé. Dù vậy, phim gây tranh cãi vì nhiều tình tiết khó hiểu, kết thúc không có hậu (khác môtíp “cái thiện luôn chiến thắng cái ác” của đa số phim Việt bấy giờ), dàn diễn viên trong nước ít “đất” diễn… Tác phẩm đoạt giải Quay phim xuất sắc Âm thanh xuất sắc tại lễ trao giải Cánh Diều Vàng 2008.

    Mai Nhật

  • Hyun Bin trở lại với vai đặc vụ Triều Tiên

    Trailer 'Confidential Assignment 2'

     
     

    Trailer phim “Confidential Assignment 2”. Video: YouTube CJ ENM Movie

    Ngày 1/8, nhà sản xuất tung trailer phim đánh dấu sự trở lại màn ảnh rộng của Hyun Bin sau bốn năm kể từ Đàm phán sinh tử (2018). Tài tử có cảnh đấu súng, chạy trên nóc nhà, nhảy khỏi một vụ nổ… Dưới phần bình luận video trên Youtube, đa số khán giả cho rằng tạo hình lần này của anh nam tính, bụi bặm hơn trước.

    Nối tiếp nội dung phần một, anh vào vai đặc vụ Triều Tiên Rim Chul Ryung, quay trở lại Hàn Quốc để truy đuổi một tổ chức tội phạm tàn bạo và bí mật. Chul Ryung hợp tác Kang Jin Tae, người tình nguyện làm việc cho Triều Tiên để trở lại đội điều tra sau khi bị chuyển công tác xuống bộ phận tội phạm mạng. Trailer hé lộ cuộc đối đầu giữa Chul Ryung, Kang Jin Tae và tổ chức tội phạm. Nhân vật Min Young (Yoona) xuất hiện trong phân cảnh đang theo dõi tiến độ tác chiến.

    Tạo hình của Hyun Bin trong phim mới. Ảnh: CJ

    Tạo hình của Hyun Bin trong phim mới. Ảnh: CJ

    Ở phần một, để hoàn thành vai diễn hành động đầu tiên trong sự nghiệp, Hyun Bin từng nói anh phải thực hiện nhiều động tác khó và tập phát âm sao cho giống người Triều Tiên.

    Hyun Bin từng để lại ấn tượng với người xem qua các bộ phim tình cảm lãng mạn, như vai chàng giám đốc giàu có trong My lovely Sam Soon, đạo diễn trong The world that they live in, hay gần đây nhất là đại úy Bắc Hàn Ri Jung Hyuk trong Crash landing on you (2019) đóng cùng Son Ye Jin.

    Hyun Bin và Son Ye Jin trong Crash landing on you (Hạ cánh nơi anh) - phim thu hút 1,75 tỷ lượt xem online. Ảnh: Netflix

    Hyun Bin và Son Ye Jin trong “Crash landing on you” (Hạ cánh nơi anh) – phim thu hút 1,75 tỷ lượt xem online. Ảnh: Netflix

    Tài tử sinh năm 1982, được mệnh danh “Hoàng tử xứ Hàn” nhờ khả năng diễn xuất và tạo hình đa dạng. Bắt đầu sự nghiệp từ năm 2003, đến nay, nam diễn viên vẫn là cái tên được nhắc đến nhiều trong làng giải trí. Anh kết hôn với Son Ye Jin hồi tháng 3, đang chờ đón con đầu lòng.

    Bên cạnh sự trở lại của Hyun Bin, phần hai Confidential Assignment 2 – do Lee Seok Hoon chỉ đạo – có sự tham gia của hai gương mặt mới là Daniel Henney và Jin Sun Kyu. Daniel trong vai thanh tra thuộc FBI đang lần theo dấu vết của tổ chức tội phạm Bắc Hàn. Jin Sun Kyu vào vai thủ lĩnh của tổ chức này. Nhân vật Park Min Young do Yoona đảm nhiệm được khai thác nhiều hơn. Phần một do Kim Sung Hoon đạo diễn là phim điện ảnh Hàn Quốc được xem nhiều nhất nửa đầu năm 2017 với 7,8 triệu lượt khán giả nội địa.

    Hà Giang

  • Phim của Park Min Young hút khán giả

    Phát sóng từ ngày 12/2 trên JTBC, Forecasting Love and Weather (Dự báo tình yêu và thời tiết) có tỷ lệ người xem tăng theo từng tập. Theo Nielsen Korea, tập bốn của phim chiếu hôm 20/2 đạt 7,9% rating toàn quốc, là mức cao nhất kể từ khi ra mắt. Forecasting Love and Weather cũng vào top 10 Netflix nhiều quốc gia như Indonesia, Hongkong, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia… Từ ngày 20 đến 23/2, phim vọt lên xếp thứ nhất tại Netflix Philippines, Việt Nam và Thái Lan.

    Tác phẩm do Cha Young Hoon đạo diễn và Kang Eun Kyung viết kịch bản. Phim quy tụ dàn diễn viên Park Min Young, Song Kang, Yoon Park, Yura… Nội dung kể về cuộc sống và tình yêu của những người làm việc tại Cục Khí tượng Hàn Quốc.

    Park Min Young và bạn diễn kém tám tuổi Song Kang hợp tác trong phim mới. Ảnh: JTBC

    Park Min Young và bạn diễn kém tám tuổi Song Kang trong phim mới. Ảnh: JTBC

    Jin Ha Kyung (Park Min Young đóng) là hình mẫu phụ nữ hiện đại, có trách nhiệm với công việc, óc tổ chức cao. Cô từng trải qua chuyện yêu đương công sở thất bại, bị đàm tiếu sau lưng. Ha Kyung xa cách đồng nghiệp, quyết tâm tách biệt giữa đời tư và chốn công sở. Một ngày nọ, cô tình cờ gặp Lee Shi Woo (Song Kang đóng) – chàng trai sở hữu IQ 150 nhưng mối bận tâm duy nhất lại là thời tiết. Cả hai rơi vào lưới tình và lén lút hẹn hò nơi làm việc. Shi Woo tưởng “trai ngoan” nhưng lại là “cáo già”. Ha Kyung tưởng hiền lành khô khan nhưng thực chất là “thợ săn” táo bạo. Chuyện tình chốn văn phòng vừa ngọt ngào vừa hài hước mang đến cho người xem những tình huống dở khóc dở cười.

    Trailer "Forecasting Love and Weather"

     
     

    Trailer “Forecasting Love and Weather”. Video: The Swoon

    Sedaily cho rằng Forecasting Love and Weather hút khán giả nhờ đề tài mới mẻ về cuộc sống của nhân viên Cục Khí tượng Hàn Quốc. Khi xem phim, khán giả hiểu rõ hơn nhịp làm việc của phóng viên, nhân viên đài khí tượng, cách thức sản xuất bản tin dự báo thời tiết. Đoàn phim cũng ghi hình tại trung tâm bão quốc gia ở Seogwipo để phản ánh chi tiết về một cơn bão. Các mô hình dự đoán thời tiết bằng số, máy tính, vệ tinh thời tiết và các radar làm tăng thêm chính chân thực cho tác phẩm.

    Phim tiếp cận chuyện tình công sở một cách khéo léo, thông qua những chi tiết ẩn dụ về trạng thái thời tiết khác nhau. Tác phẩm đưa ra thông điệp: thời tiết thay đổi cũng giống chuyện tình cảm con người. Những thuật ngữ khô khan của ngành khí tượng được chuyển tải tự nhiên vào mối quan hệ các nhân vật. Cuộc tình của Ha Kyung và Shin Woo có thể nóng hơn mùa hè nhiệt đới, khó đoán hơn những trận mưa rào trút nước.

    Trong tập một, phim nhắc đến tầm quan trọng của quan sát và nhận biết các tín hiệu thời tiết. Xác suất mưa đá khá mơ hồ nhưng những tín hiệu nhỏ cũng có thể giúp nhân viên Cục Khí tượng đưa ra dự báo chính xác. Điều này được liên hệ mối tình thất bại của Jin Ha Kyung. Cô vốn lờ mờ nhận ra những thay đổi của người chồng sắp cưới nhưng lại cố tình bỏ qua để rồi cuối cùng bị anh ta cắm sừng. Ở tập ba, phim đề cập thời tiết giao mùa “nắng mưa thất thường”, từ đó miêu tả cảm xúc thay đổi của Ha Kyung và Shin Woo. Tập bốn, bộ đôi tiến tới hẹn hò, vừa giả vờ xa cách, vừa kín đáo quan tâm. Miêu tả về tình trạng này, phim dùng phép ẩn dụ về những ngày sương mù bao phủ tầm nhìn.

    Trên Naver, khán giả Hàn nhận xét phim không có nhiều twist (tình tiết bất ngờ), nhưng vẫn lôi cuốn nhờ kịch bản chắc tay, mạch phim nhanh. Tình huống trong phim diễn ra nhẹ nhàng, nhân vật hành xử thực tế. Ngoại hình sáng của dàn diễn viên trai xinh gái đẹp cũng là điểm cộng. Đạo diễn Cha Young Hoon một lần nữa chứng minh cái duyên với những bộ phim theo mô típ “không drama”. Trước đó, đạo diễn từng gây tiếng vang bằng tác phẩm When the Camellia Blooms (Khi hoa trà nở) hồi 2019.

    Park Min Young ghi điểm bởi ngoại hình sáng, diễn xuất ngọt đúng sở trường nhưng bị chê một màu. Ảnh: JTBC

    Park Min Young ghi điểm bởi ngoại hình sáng, diễn xuất ngọt đúng sở trường nhưng bị chê một màu. Ảnh: JTBC

    Tuy vậy, một số khán giả nói phim hấp dẫn chủ yếu nhờ kịch bản, còn tương tác giữa Park Min Young và Song Kang không thực sự bùng nổ. Chênh lệch tuổi tác ngoài đời khiến “phản ứng hóa học” giữa họ kém thu hút. Mạch phim trôi qua khá nhanh, người xem khó cảm nhận được trọn vẹn hành trình yêu đương của nhân vật Ha Kyung – Shi Woo. Một số khán giả khen diễn xuất chắc tay của “nữ hoàng romcom” Park Min Young, số khác chê cô đóng khung hình tượng. Từ Thư ký Kim sao thế? đến Bí mật fangirl và tác phẩm mới nhất của JTBC, Park Min Young đều gắn với hình ảnh nhân viên công sở.

    Hà Mi

  • 10 phim kinh dị nổi bật năm 2022

    Scream (tháng 1)

    Scream (2022) trailer

     
     

    Trailer “Scream”. Video: CGV

    Phim là bản remake của thương hiệu kinh dị cùng tên, ra mắt lần đầu năm 1996. Trong quá khứ, hãng từng cho ra mắt bốn phần phim và đạt doanh thu hơn 617 triệu USD tại phòng vé. Bản năm 1996 từng giữ kỷ lục của thể loại phim slasher (chặt chém) trước khi bị Halloween vượt qua năm 2018.

    Tác phẩm thứ năm của thương hiệu Scream đón sự trở lại của nhiều ngôi sao từng góp mặt trong các phần cũ như Neve Campbell, David Arquette, Courteney Cox… Kịch bản tiếp tục xoay quanh tên sát nhân Ghostface mặc áo choàng đen với chiếc mặt nạ màu trắng. Sau nhiều năm vắng bóng, hắn tái xuất tại thị trấn Woodsboro và tấn công một nhóm thanh thiếu niên.

    Fresh (tháng 3)

    Sebastian Stan (trái) và Daisy Edgar-Jones trong Fresh. Ảnh: Legendary Pictures

    Sebastian Stan (trái) và Daisy Edgar-Jones trong “Fresh”. Ảnh: Legendary Pictures

    Dự án ra mắt tại LHP Sundance cuối tháng 1, phát hành công khai vào tháng 3, là phim dài đầu tay của nữ đạo diễn người Mỹ Mimi Cave. Tác phẩm quy tụ hai diễn viên Daisy Edgar-Jones và Sebastian Stan, vào vai một cặp tình nhân quen qua mạng. Theo Variety, giới phê bình dành nhiều lời khen cho Fresh, đạt điểm tươi 80% trên Rotten Tomatoes. Êkíp từng cho biết nhân vật nam chính “có sở thích khác người trong việc ăn uống”.

    Orphan: First Kill (tháng 1)

    Isabelle Fuhrman trong Orphan (2009). Ảnh: Warner Bros

    Isabelle Fuhrman trong “Orphan” (2009). Ảnh: Warner Bros

    Dự án là ngoại truyện của phim kinh dị ăn khách Orphan (2009), từng thu 78,8 triệu USD tại phòng vé. Diễn viên Isabelle Fuhrman tiếp tục giữ vai Esther – một bệnh nhân tâm thần 33 tuổi trong hình dạng trẻ con. Kịch bản xoay quanh quá khứ của nữ chính, khi cô trốn khỏi bệnh viện ở Estonia và giả làm con gái một gia đình giàu có. Tác phẩm quy tụ dàn sao Julia Stiles, Rossif Sutherland và Hiro Kanagawa. William Brent Bell giữ ghế đạo diễn, David Coggeshall viết kịch bản.

    Texas Chainsaw Massacre (tháng 2)

    TEXAS CHAINSAW MASSACRE 2022 trailer

     
     

    Trailer “Texas Chainsaw Massacre”. Video: Netflix

    Phim là dự án đầu tiên của hãng Legendary sau khi mua được bản quyền thương hiệu kinh dị nổi tiếng cùng tên. Kịch bản nối tiếp câu chuyện của The Texas Chain Saw Massacre (1974), tác phẩm từng bị cấm tại nhiều quốc gia vì cảnh bạo lực. Melody (Sarah Yarkin đóng) cùng em gái Lila (Elise Fisher) và vài người bạn ở lại thị trấn Harlow, Texas lập nghiệp. Tuy nhiên, họ trở thành mục tiêu truy đuổi của tên giết người hàng loạt bí ẩn Leatherface.

    Morbius (tháng 4)

    Trailer Morbius

     
     

    Trailer “Morbius”. Video: Sony

    Bom tấn siêu anh hùng pha trộn kinh dị dựa trên nhân vật truyện tranh cùng tên của Marvel. Tài tử từng đoạt giải Oscar – Jared Leto – nhận vai nhà khoa học Michael Morbius. Anh nghiên cứu phương pháp chữa một bệnh hiếm gặp về máu cho bản thân. Tuy nhiên, thí nghiệm thất bại và biến Morbius thành ma cà rồng. Bộ phim thuộc vũ trụ điện ảnh về nhân vật Venom của Tom Hardy, do Sony sản xuất.

    The Black Phone (tháng 6)

    Trailer The Black Phone

     
     

    Trailer “The Black Phone”. Video: Universal

    Tác phẩm là dự án kinh dị mới nhất của tài tử Ethan Hawke. Kịch bản dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Joe Hill, xoay quanh một tên giết người, bắt cóc hàng loạt thường nhắm tới nạn nhân trẻ em ở ngoại ô Colorado (Mỹ). Scott Derrickson, nổi tiếng với phim Sinister, giữ ghế đạo diễn. Cây viết Jason Blum (Insidious, The Purge) là biên kịch.

    Nope (tháng 7)

    Hình ảnh trong Nope. Ảnh: Universal

    Hình ảnh trong “Nope”. Ảnh: Universal

    Phim là dự án kinh dị mới nhất của đạo diễn từng đoạt giải Oscar – Jordan Peele. Tài tử Daniel Kaluuya, từng hợp tác Peele trong Get Out, đóng chính. Tác phẩm quy tụ dàn diễn viên thực lực như Keke Palmer, Steven Yue, Barbara Ferrera, Brandon Perea. Theo Variety, cộng đồng hâm mộ thể loại kinh dị quốc tế dành nhiều sự quan tâm tới dự án dù êkíp chưa tiết lộ thông tin kịch bản.

    Salem’s Lot (tháng 9)

    Tạo hình ma cà rồng trong series Salems Lot (1979). Ảnh: CBS

    Tạo hình ma cà rồng trong series “Salem’s Lot” (1979). Ảnh: CBS

    Phim là tác phẩm điện ảnh mới nhất dựa trên tiểu thuyết của “ông hoàng kinh dị” Stephen King. Tác phẩm từng được chuyển thể thành series truyền hình năm 1979 và được đông đảo khán giả yêu thích. Gary Dauberman ngồi ghế đạo diễn cùng sự hỗ trợ của nhà sản xuất James Wan. Kịch bản theo chân Ben Mears (Lewis Pullman đóng), một nhà văn trở về quê sinh sống sau nhiều năm. Anh dần phát hiện mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình nay đã trở thành hang ổ của nhóm ma cà rồng.

    Halloween Ends (tháng 10)

    Trailer "Halloween Kills"

     
     

    Trailer “Halloween Kills” (2021). Video: Blumhouse

    Tác phẩm là phần cuối cùng trong chuỗi ba phim của đạo diễn David Gordon Green thuộc thương hiệu kinh dị Halloween. Kịch bản lấy bối cảnh bốn năm sau phần trước – Halloween Kills (2021). Laurie Storde (Jamie Lee Curtis đóng) lần theo dấu vết tên sát nhân hàng loạt Michael Myers để trả thù cho con gái Karen. Hai phần phim trước đều đạt doanh thu tốt và nhận nhiều lời khen từ khán giả, giới phê bình.

    Jeepers Creepers: Reborn

    Hình ảnh trong phim. Ảnh: Screen Media Films

    Hình ảnh trong phim. Ảnh: Screen Media Films

    Tác phẩm của đạo diễn Timo Vuorensola dự kiến ra mắt vào mùa thu, chưa chốt lịch phát hành cụ thể. Phim là phần mới nhất của thương hiệu kinh dị cùng tên với ba phần trước do Victor Salva thực hiện. Kịch bản xoay quanh Chase (Imran Adams đóng) khi anh cùng bạn gái Laine (Sydney Craven) dự lễ hội Horror Hound. Sau một hiện tượng siêu nhiên, họ bị đưa trở về quá khứ, nơi có tên quỷ săn thịt người The Creeper hoành hành.

    Đạt Phan

  • Phim nước ngoài quay ở Việt Nam phải cung cấp kịch bản

    Chiều 15/6, với 90% đại biểu tán thành, Quốc hội thông qua Luật Điện ảnh (sửa đổi). Luật quy định, tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam phải sử dụng dịch vụ do cơ sở điện ảnh trong nước cung cấp. Bối cảnh phim phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép.

    Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm kịch bản tóm tắt và kịch bản chi tiết nội dung quay phim, bằng tiếng Việt. Hồ sơ được nộp qua Cổng dịch vụ công quốc gia, đường bưu điện, hoặc nộp trực tiếp. Nếu không cấp phép, Bộ phải nêu rõ lý do.

    Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua dự luật Điện ảnh (sửa đổi), chiều 15/6. Ảnh: Hoàng Phong

    Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua dự luật Điện ảnh (sửa đổi), chiều 15/6. Ảnh: Hoàng Phong

    Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, khi thảo luận, có hai luồng ý kiến về vấn đề này. Thứ nhất, đồng ý phương án nhà làm phim nước ngoài phải cung cấp kịch bản tóm tắt và kịch bản chi tiết nội dung quay sử dụng bối cảnh tại Việt Nam. Điều này giúp cơ quan quản lý nhà nước bám sát được các yếu tố nhạy cảm, đồng thời tạo thuận lợi cho nhà làm phim quốc tế.

    Trailer 'Kong: SKull Island'

     
     

    Trailer “Kong: Skull Island” (2017) – phim Hollywood kinh phí 190 triệu USD có bối cảnh non nước Hạ Long, Ninh Bình và Quảng Bình. Video: Warner Bros. Pictures

    Ý kiến thứ hai đề nghị nhà làm phim nước ngoài cung cấp kịch bản phim đầy đủ bằng tiếng Việt vì tóm tắt chưa thể hiện toàn bộ nội dung phim. Kịch bản đầy đủ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý đánh giá tổng thể, thẩm định, quản lý, đảm bảo yêu cầu về chính trị, quốc phòng, an ninh. Chính phủ lựa chọn phương án này.

    Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy cả hai phương án đều có thể xảy ra rủi ro vì kịch bản phim sau khi được thẩm định, cấp phép vẫn có thể bị thay đổi. Vì vậy, Luật quy định dù thực hiện theo phương án nào, nhà làm phim nước ngoài đều phải cam kết không vi phạm các hành vi bị cấm, như vi phạm Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; xâm phạm chủ quyền quốc gia; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, giá trị văn hóa Việt Nam. Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu về hai phương án, đa số lựa chọn phương án thứ nhất.

    Một điểm mới của Luật Điện ảnh (sửa đổi) so với luật năm 2006 là: Cấm phim kích động bạo lực, hành vi tội ác, bằng việc mô tả chi tiết, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo.

    Ngoài ra, luật quy định các đơn vị phát hành, phổ biến phim trong rạp, trên truyền hình và địa điểm công cộng phải có giấy phép phân loại phim của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định phát sóng của cơ quan báo chí.

    Về phổ biến phim trên Internet, luật quy định trước khi phổ biến phim trên mạng, đơn vị sản xuất phải phân loại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung, kết quả phân loại; thông báo danh sách phim sẽ chiếu trên mạng đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

    Luật Điện ảnh sửa đổi có tám chương, 48 điều, hiệu lực từ ngày 1/1/2023.

    Hoàng Thùy – Viết Tuân